Travel blogger nổi tiếng tiết lộ 12 ứng dụng chỉnh ảnh & video ai cũng cần có khi đi du lịch: Kiểu này chắc càng siêng “sống ảo” hơn quá!
Nắm trong tay 12 “bảo bối thần kỳ” này thì từ nay khỏi lo thiếu hình hay clip sống ảo “xịn sò” khi đi du lịch nữa rồi!
Bên cạnh áo quần, phụ kiện và các vật dụng cá nhân cần thiết. Còn một thứ mà các tín đồ du lịch không thể quên mang theo, đó chính là một chiếc điện thoại được trang bị đầy đủ các ứng dụng chỉnh sửa ảnh & clip sống ảo. Thử tưởng tượng mà xem, đi chơi xa vô tình chụp lại được một khoảnh khắc đẹp thì ai chẳng muốn đăng lên khoe liền với bạn bè, người thân trên MXH?
Là một travel blogger nổi tiếng, Lý Thành Cơ thường xuyên có những bài đăng chia sẻ kinh nghiệm, thông tin du lịch cực hữu ích trên Facebook của mình. Mới đây, anh lại tiếp tục mang đến cho tín đồ cuồng xê dịch một loạt app chỉnh sửa ảnh & video cực hay ho mà bản thân thường “đặt niềm tin” tuyệt đối khi đi du lịch.
Là một travel blogger có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng, thế nên những bức ảnh du lịch của Lý Thành Cơ luôn khiến người khác phải trầm trồ vì nước màu đẹp và góc chụp “xịn sò”.
Cùng khám phá thử xem đó là những cái tên nào nhé!
1. SNAPSEED
Có vẻ như không cần nói quá nhiều về Snapseed nữa rồi. App này có quá nhiều chức năng “xịn sò” như mở rộng ảnh, tăng HDR, chỉnh hiệu ứng vintage, xoá mụn,… Nhưng điểm tốt nhất của app mà Cơ thấy chính là tính năng chân dung (portrait) giúp bạn chọn được vùng mặt mình muốn làm sáng hơn.
2. VSCO
Với rất nhiều màu cực đẹp và được cập nhật thường xuyên, VSCO chắc hẳn đã là cái tên quá quen thuộc đối với các tín đồ du lịch. Tuy nhiên theo Cơ, một điểm yếu của app chính là vì nhiều người dùng quá nên đôi lúc màu ảnh bị giống với người khác, nên giờ mình cũng ít sử dụng ứng dụng này hơn trước.
3. PHOTOSHOP FIX
Theo mình đây là ứng dụng tốt nhất để chỉnh da dẻ, xoá khuyết điểm, làm mịn da trông tự nhiên nhất mà không bị dính filter quá nhiều.
4. SPARK POST
Ứng dụng này cho phép bạn tự làm layout, ghép chữ, ghép hình rất đa dạng, sẽ bạn những bức ảnh bìa photo album lung linh với các font có sẵn. Nếu chịu khó mua gói pro của ứng dụng này thì còn có thể cài cả font của mình vào nữa.
5. LIGHTROOM
Đây là app mà mình thích dùng để chỉnh màu nhất. Lightroom cho bạn quyền tải preset (công thức màu) của mình vào, chỉ cần áp dụng vào bức hình mình muốn là được. Các chức năng chỉnh màu của Lightroom cũng đầy đủ và chi tiết hơn những app khác rất nhiều.
6. UNFOLD
Đây là ứng dụng tuyệt vời để làm layout stories cực đẹp để đăng trên Facebook hay Instagram. Cơ dùng cái này rất thường xuyên cho các stories của mình. Bạn có thể ghép nhiều ảnh với nhau hoặc vừa ảnh vừa video rất tiện. App cũng thường xuyên update nhiều layout mới cực “xịn” nếu bạn chịu khó đăng ký mua theo gói tháng hoặc năm.
@lehatruc
7. PHOTOGRID
Nghe tên là biết ứng dụng này chuyên dùng để ghép nhiều ảnh lại với nhau. Các app ở trên cũng có tính năng tương tự nhưng Cơ thấy Photogrid có nhiều layout ghép ảnh đẹp lại còn dễ tuỳ chỉnh nhất.
8. ANALOG PORTLAND
Nếu là người thích tone màu nâu trầm và cafe, đây là app cực thích hợp dành cho bạn. Điểm yếu duy nhất là app là chỉ có tầm 10 màu và khi lưu file thì chất lượng ảnh sẽ không cao.
Video đang HOT
9. ANALOG PARIS
Đối với hội con gái thích tone màu hồng, rực rỡ cho ảnh của mình thì app này sinh ra đích thị là dành cho bạn. Ứng dụng này gồm tổng cộng 12 màu cực kỳ bắt mắt, thích hợp để chỉnh những bức ảnh phong cảnh theo phong cách “kẹo ngọt” đáng yêu.
10. RNI FILMS
Nếu là một tín đồ nghiện màu film thì bạn không thể nào quên tải app này vào điện thoại của mình. Màu sắc của RNI Films hầu như đều khá cổ điển, tuy nhiên muốn sở hữu hết màu “xịn” thì phải chịu khó bỏ tiền ra mua thêm. Đặc biệt, hiệu ứng bụi (dust) của app này từ lâu cũng được các tín đồ mê chỉnh sửa ảnh tin tưởng lựa chọn.
11. VUE
Qua chuyên mục chỉnh video thì VUE là ứng dụng Cơ hay dùng để chỉnh vlog của mình nhiều nhất. App vừa có tính năng cắt cúp, ghép nhạc, thu âm tiếng, vừa có thể chèn text có sẵn vào rất tiện lợi.
12. QUIK
Quik là một app làm video chuyên dành cho những người lười biếng. Bạn chỉ cần chọn tất cả source video vừa quay, xong chọn 1 bài nhạc, app sẽ tự động phân tích và ghép cho bạn 1 video hoàn chỉnh và đúng nhịp nhạc. Quá nhanh – gọn – lẹ luôn!
Hành trình 10 ngày khám phá Ấn Độ tự túc của travel blogger Lý Thành Cơ, đất nước này có "đáng sợ" như mọi người vẫn nghĩ?
Để kết lại năm 2019 và mở đầu năm mới 2020, travel blogger Lý Thành Cơ vừa có chuyến khám phá đất nước Ấn Độ và chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm "xịn sò" cho các tín đồ du lịch.
Là một travel blogger nổi tiếng, Lý Thành Cơ rất thường xuyên đi du lịch và cho ra đời những bài review chất lượng đến cộng đồng mạng. Mới đây nhất, để kết lại năm 2019 và "mở hàng" năm mới 2020, anh chàng đã đặt chân đến Ấn Độ và ghi lại hành trình 10 ngày vô cùng chi tiết tại quốc gia châu Á này.
"Ấn Độ là một đất nước mà Cơ luôn hằng mong đặt chân đến một lần trong đời. Nhưng hết năm này đến năm khác, mình lại cứ delay chuyến đi này. Cuối cùng, mình cũng thực hiện chuyến đi vào cuối 2019 đầu 2020 để kết thúc năm cũ và bắt đầu năm mới rực rỡ. Và Ấn Độ cho mình muôn vàn trải nghiệm có tốt, có chưa tốt, nếm trải những hương vị mới và đặc biệt chính là nền văn hoá muôn màu" - Lý Thành Cơ chia sẻ.
XIN E-VISA ẤN ĐỘ
1. Một số lưu ý về E-visa Ấn Độ
- Thời gian tối thiểu bạn cần xin e-visa là trước 5 ngày đi Ấn: Vì Lãnh Sự Quán (LSQ) cần tối thiểu 3 ngày để xét duyệt hồ sơ. Tốt nhất, bạn nên xin từ 7 - 10 ngày trước chuyến đi.
- Link của LSQ Ấn Độ chính xác là https://indianvisaonline.gov.in/evisa/tvoa.html: Lúc Cơ search Google thì thấy rất nhiều link lừa dùng dịch vụ tệ và giá làm e-visa mắc hơn gấp 3 lần phí tự làm, nên nhớ vào đúng link này.
- E-visa có nhiều thời hạn khác nhau: Thông thường nếu chỉ đi du lịch thì bạn chọn đi 30 ngày, nhưng e-visa của Ấn dạo này đã cho nhiều lựa chọn hơn lên đến 1 năm, 5 năm luôn, rất tiện cho các bạn trót yêu đất nước này.
2. Chuẩn bị gì trước khi xin e-visa Ấn Độ?
Trước khi xin e-visa, bạn cần chuẩn bị vài thứ sau là những yêu cầu tối thiểu của LSQ:
- Bản scan trang đầu tiên của passport (dung lượng dưới 300KB) và còn hạn tối thiểu 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh.
- Ảnh 2 inch x 2 inch: File JPEG có dung lượng dưới 1MB.
- Thẻ thanh toán quốc tế VISA/MASTERCARD/Paypal/JCB/American Express: Để đóng phí LSQ, nhớ là trong thẻ phải có đủ tiền. Phí visa 30 ngày double entry là 25 USD (tầm 600k).
BAY ĐẾN ẤN ĐỘ
Hiện tại, từ Việt Nam bạn có thể bay thẳng Sài Gòn - New Delhi thông qua hãng Vietjet Air. Thời gian bay tầm 5 tiếng, bay thẳng không quá cảnh. Giá vé lúc mình mua trước 3 tháng là 4,2 triệu/khứ hồi, thêm hành lý các thứ tầm 4,8 triệu. Vì có đường bay thẳng nên mình mới quyết định đi Ấn luôn, chứ hồi xưa cứ phải bay quá cảnh tốn rất nhiều thời gian.
TIỀN TỆ
Ấn Độ sử dụng đồng rupees (INR), 100 INR = 32.000 VNĐ. Với 100 USD bạn sẽ đổi được 7.000 - 7.100 INR. Thông thường, Cơ hay đổi tiền khi ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ Việt Nam đổi VNĐ ra INR khá mất giá. Cơ khuyên bạn nên đổi USD ở Việt Nam rồi qua Ấn Độ đổi ra rupees để sử dụng. Theo Cơ đi 10 ngày cứ xài hết rồi đổi 100 USD chứ không muốn đổi 1 cục luôn. Kinh nghiệm là tỷ giá New Delhi 100 USD đổi được 7.000 - 7.050 INR. Qua bên Jaipur đổi bị lỗ nhất chỉ được 6.700 INR, lúc đó xót lắm luôn. Qua Jodhpur lại được giá tốt 100 USD = 7.100 INR.
DI CHUYỂN GIỮA CÁC THÀNH PHỐ
Có 3 phương tiện chính mà bạn có thể di chuyển giữa các thành phố:
- Xe lửa: Phương tiện này phải nói ngoài yếu tố di chuyển, bạn còn được ngắm nhìn văn hoá độc đáo của Ấn Độ suốt chặng đi với những tầng lớp người khác nhau. Ngắm những người bán trà trên toa tàu và ngắm cảnh dọc đường. Ngoài ra, chi phí của xe lửa rất rẻ.
- Xe đò: Mình đề cao phương tiện này về độ thoải mái và tiện nghi, khi qua đó bạn nên chọn xe Jain Travels là tốt nhất. Giá vé của các hãng bus, xe đò thì đắt hơn xe lửa, nhưng bù lại có sự tiện nghi cao hơn.
- Taxi: Ngày di chuyển New Delhi - Agra vì không mua được vé tàu, mình buộc dùng taxi, chi phí này đi từ Delhi đến Agra là 5,500 rupees cho xe 4 chỗ. Nếu chia ra cho 4 người thì đắt hơn xe đò tới 30%. Đây là phương tiện mình thấy trong trường hợp bất khả kháng thì mới dùng, chứ bình thường hãy chọn xe lửa hoặc xe đò cho tiết kiệm. Khi đi taxi, hãy nhớ trả giá với tài xế.
DI CHUYỂN TRONG THÀNH PHỐ
Trong thành phố có 4 phương tiện di chuyển chính bạn có thể trải nghiệm, sau đây là những kinh nghiệm của mình với từng phương tiện:
- Tuk tuk: Rất phổ biến và cứ giơ tay là có xe chạy lại. Thông thường nếu đi tầm 1km thì bạn nhớ trả giá 50 - 70 rupee thôi. Họ sẽ hét giá gấp đôi nên nhớ trả giá. Đây là lựa chọn mình dùng nhiều nhất vì tiện.
- Uber/Ola Cabs: Khi đến Ấn Độ, nếu ghét trả giá, bạn hãy dùng ứng dụng. Tại Ấn có Uber và Ola Cabs, tuy nhiên, để dùng chúng bạn phải có số điện thoại ở Ấn, điều này có thể giải quyết bằng cách mua sim ngay tại sân bay. Nếu bạn không có sim ở Ấn thì có thể nhờ nhân viên khách sạn book giùm. Bọn mình luôn nhờ nhân viên đi bằng Ola Cabs (vì giá rẻ hơn Uber), sau đó lúc về lại thì quắt tuk tuk mà đi do cả 4 đứa đều quên mua sim.
- Taxi: Phương tiện này hơi ít, thường di chuyển từ sân bay mới thấy nhiều, cũng không khuyến khích bạn dùng vì họ chém ghê lắm, tốt nhất nên tránh xa.
- Đi bộ: Đối với New Delhi, đi bộ hơi đừ chân vì các điểm tham quan cách xa nhau, nhưng với Jaipur, Jodhpur thì bạn cứ tự tin đi bộ thoải mái vì các điểm khá gần nhau.
TIPS BẢO VỆ AN TOÀN KHI ĐI ẤN
Ấn Độ bị khá nhiều tai tiếng trên truyền thông, mình không cần nhắc thì bạn cũng biết rồi. Tuy vậy, có đi thực tế mới thấy Ấn Độ cũng thoải mái và an toàn lắm. Duy chỉ có tình trạng "làm tiền" khách du lịch xảy ra như cơm bữa mà chúng ta nên đề phòng. Sau đây mình có vài tips để tránh scam (lừa đảo) và bảo vệ an toàn cho bản thân khi đi Ấn Độ:
- Không nghe lời người địa phương dẫn ra Tourist Information Center, vì những nơi đó họ tự dựng ra rồi lấy danh nghĩa là của chính quyền và cố gắng bán tour cho bạn với giá đắt đỏ.
- Tại các ga tàu, bạn sẽ bị chèo kéo mua vé tàu tại các trung tâm bán vé mạo danh, hãy cẩn thận nhé.
- Lúc đi taxi, tuk tuk, khi bạn đưa địa chỉ ga tàu, họ sẽ bảo hôm nay tàu không mở cửa đâu. Rồi sẽ báo bạn dùng taxi mà đi. Đừng tin họ, hãy tới tận ga tàu để hỏi nhân viên bán vé.
- Cũng đi taxi, tuk tuk, có một chiêu nữa là họ bảo mình khách sạn chỗ mình đặt rất ghê, đừng đi mà hãy để tài xế dẫn bạn đến khách sạn tốt hơn. Hãy thẳng thắn từ chối.
- Khi bị chèo kéo, hãy cứ phớt lờ và lắc đầu, họ sẽ tự bỏ đi.
- Khi đi tuk tuk, luôn đi cùng nhau nhé, và nhớ mở Google Maps để xem họ có chở đúng đường không nếu như họ nói mình bật meter.
- Buổi tối theo cá nhân Cơ thấy đi chơi an toàn, không bị gì cả, thấy chỗ vắng quá cứ né ra thôi, không việc gì phải sợ, miễn đi chung 1 nhóm là ổn.
THỜI GIAN NÊN ĐẾN ẤN ĐỘ
Về khung thời gian nên đi Ấn mình nghĩ đẹp nhất là mùa xuân (tháng 3 - 5) và mùa thu (10 - 11) không phải vì có hoa lá gì đâu, nhưng chủ yếu là trời mát mẻ hơn. Mình đi vào mùa đông tháng 12 và tháng 1 thì thấy khá ổn vì sẽ bớt được muỗi, bớt được mùi cơ thể và đi xe lửa không cần ngồi khoang có máy lạnh. Ngoài ra, các mùa khác nhau tại Ấn Độ luôn có những điều thú vị riêng, một số lễ hội lớn mà bạn nên chú ý:
- Holi Festival (9 - 10/3): Chỉ diễn ra vào đúng 2 ngày tại nhiều thành phố New Delhi, Barsana, Jaipur. Đây là lễ hội thảy màu độc đáo để xua đuổi ma quỷ.
- Diwali - The Grand Festival Of Lights (14/11): Lễ hội ánh sáng tuyệt đẹp này sẽ thắp sáng ở khắp nơi trên Ấn Độ, sẽ có rước đèn, diễu hành và trình diễn ánh sáng trên các toà nhà.
- Dussehra (25/10): Được tổ chức theo các hình thức khác nhau tại Ấn. Đỉnh điểm là khi hoàng tử Ravan Dahan đốt cháy những hình nộm khổng lồ của Ravana, Meghnath và Kumbhkaran, một cảnh tượng thực sự đáng xem.
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT 10 NGÀY
Ngày 1: Sài Gòn - New Delhi
Ngày hôm nay mình bay chuyến 19:00 đáp New Delhi là 23:50 giờ địa phương, các bạn lưu ý Ấn Độ đi trước Việt Nam 1 giờ 30 phút nhé. Lấy hành lý và làm thủ tục xong, mình lên đường về khách sạn để nghỉ ngơi. Các bạn lưu ý cách di chuyển từ sân bay về hãy dùng app như Uber hay Ola Cabs để không phải trả giá mất công nhé. Khách sạn mình ở là Tashgent Palace (mình đáng giá ở mức trung bình, bọn mình chọn ở vì rẻ, ở lại chỉ vài tiếng rồi đi Agra).
Ngày 2: New Delhi - Agra
Ngày hôm nay là ngày đầy những "cú twist" vì tụi mình không tìm được vé xe lửa đi New Delhi - Agra nên đành trả giá với taxi rất phiền phức. Cuối ngày tụi mình cũng đến được Agra sau vài tiếng đợi taxi lớn chứa được hành lý của cả nhóm. Khách sạn mình book là The Alpine (lựa chọn này do khách sạn gần đó của bọn mình huỷ booking, nhưng The Alpine có nhân viên tốt, nhiệt tình booking tuk tuk và deal được giá tốt).
Ngày 3: Agra (Taj Mahal - Agra Fort) - Jaipur
Sáng hôm sau, bọn mình dậy sớm đi thăm Taj Mahal. Giá vé 1.050 rupees, nếu bạn trả thẻ sẽ được giảm 50 rupees. Nhớ giữ lại vé vì khi qua Agra Fort bạn sẽ được giảm 50 rupees khi mua vé ở đó. Mình dành 2 tiếng để khám phá Taj Mahal và viếng mộ, vé 1.050 rupees đã bao gồm phí 200 rupees vào viếng mộ.
Sau đó, mình đến Agra Fort bằng tuk tuk và thăm Agra Fort. Tại đây có rất nhiều ngóc ngách thú vị, bạn có thể dành 2 đến 3 tiếng ở đây chụp ảnh và xem các thông tin về pháo đài.
Cuối cùng cả nhóm về khách sạn, lên xe đến ga tàu Agra Fort di chuyển về Jaipur. Tầm 7h30 tối tụi mình đến Jaipur dễ thương, gặp được anh chạy tuk tuk Raja và mua tour tuk tuk với giá 2.000 INR cho 4 người với 2 xe trọn 1 ngày hôm sau. Khách sạn tụi mình ở cho tất cả các ngày ở Jaipur là The Hosteller (sạch sẽ, nhân viên thân thiện, không gian hiện đại, mình khá hài lòng với chỗ này, highly recommend nha).
Ngày 4: Jaipur (Gaitor - Amber Fort - Wind Palace)
Ngày hôm nay đi tuk tuk tour, bọn mình đến 3 điểm tham quan chính gồm:
- Gaitor: Khu lăng mộ của vua và hoàng tử Jaipur, nơi đây mình cực kỳ thích và khuyên bạn nên đi, vì vắng vẻ và khác hẳn toàn bộ phần còn lại của Jaipur.
- Amber Fort: Mình thấy Amber Fort đẹp hơn Agra Fort và hoành tráng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, Amber Fort cũng rất đông, bạn cần mua vé 500 rupees để vào sâu bên trong. Nhưng mình thấy không cần vào cũng được, đứng bên ngoài cũng đã rất đẹp rồi. Gần Amber Fort có Cung Điện Nước, bạn nhớ nói tuk tuk ghé ngang qua chụp ảnh.
- Wind Palace: kiến trúc tuyệt đẹp này là biểu tượng của Jaipur, nằm ở trung tâm Pink City. Bạn nên ghé vào 2 quán cafe đối diện và leo lên chụp hình.
- Các anh lái tuk tuk cũng muốn chèo kéo cả nhóm đi mua vải vóc, nữ trang, bọn mình vẫn để các anh đó chở đi và không mua gì cả, vì giá đắt lắm nhé.
Ngày 5: Jaipur
Ngày trọn vẹn cuối cùng ở Jaipur mình dành thời gian đi dạo trong Pink City vì có nhiều thứ khám phá hơn Wind Palace của ngày hôm qua. Mình đi thêm City Palace với phí vào cửa 500 INR, bên trong rất đẹp và có 4 chiếc cổng 4 mùa. Trong thành phố hồng, mình dành thời gian đi thăm các ngôi đền ngẫu nhiên trên phố, nhìn nhịp sống của Jaipur trong các con phố bán nữ trang, bán phụ tùng, mỗi con phố chỉ chuyên một hàng giống như Hà Nội 36 phố phường ngày xưa.
Ngày 6: Jaipur - Jodhpur
Ngày hôm nay chủ yếu dành cho việc di chuyển từ Jaipur đến Jodhpur và tìm khách sạn để nghỉ ngơi. Tụi mình đặt Casa de Jodhpur (chỗ này cực kỳ đẹp, chủ ở chung trong nhà luôn, anh chủ cực kỳ nhiệt tình và phòng dễ thương, giống như ngủ trong 1 khách sạn trong hang ở Thổ Nhĩ Kỳ vậy).
Ngày 7: Jodhpur
Jodhpur khá nhỏ nhắn, Cơ dành thời gian đi bộ thay vì đi tuk tuk để khám phá thành phố chậm rãi hơn. Những địa điểm Cơ ghé thăm trong ngày hôm nay gồm: Pháo đài Mehrangarh, Giếng Toorji Ka Jhalra, Tháp Đồng Hồ Ghanta Ghar. Chỉ đi 3 điểm này là bạn sẽ hết cả 1 ngày. Bọn mình dành thời gian nhiều ở Giếng Toorji Ka Jhalra (hay còn gọi là Stepwells) vì xung quanh có nhiều cửa hàng bán đồ thủ công rất phù hợp để shopping và nhiều quán cafe rooftop xinh đẹp. Cơ chọn Stepwells Cafe vì có view nhìn xuống Stepwells bên dưới rất đẹp.
Ngày 8: Jodhpur - New Delhi
Ngày hôm nay, bọn mình book vé xe giường nằm lúc 20:00 tối nên có cả ngày ở Jodhpur. Hôm nay Cơ dành thời gian đi ăn uống ở Omlettes Shop (bán toast cùng trứng chiên cực ngon) và quán bán lassi ở gần tháp đồng hồ nổi tiếng. Sau khi ăn uống xong, bọn mình di chuyển lên Jaswant Tada - một công trình hoàng gia cùng vườn thượng uyển xinh đẹp. Từ đây, bạn có thể ngắm ra toàn cảnh thành phố.
Ngày 9: New Delhi
Về lại New Delhi vào sáng sớm. Bọn mình về khách sạn The Ritz để gửi đồ và đi khám phá thành phố. Bọn mình ghé qua Gate of India để xem biểu tượng thành phố, là cổng chiến thắng to nhất Ấn Độ. Cả nhóm tính ra Red Fort nữa nhưng do hơi ngán các pháo đài rồi nên chuyển địa điểm qua đi The Connaught - khu này cực kỳ vui với nhiều quán cafe, nhà hàng Ấn có, Âu có, Mỹ có, Hoa có, Nhật có, và nếu bạn thích shopping thì đây chính là nơi tuyệt vời dành cho bạn.
Ngày 10: New Delhi - Sài Gòn
Ngày cuối cùng ở Ấn Độ, bọn mình cũng chỉ lảo rảo đi cafe vì cũng khá mệt sau chuyến hành trình dài, chỉ đợi đến tối bay về lại Sài Gòn.
Đó là lịch trình 10 ngày của mình, hy vọng bài review chi tiết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi đi du lịch Ấn Độ. Chúc bạn có chuyến đi vui!
Theo Helino
10 tài khoản Instagram của các travel blogger cực hot bạn nên follow ngay trong năm mới Là tín đồ du lịch, bạn chắc hẳn sẽ chẳng thể bỏ qua những tài khoản Instagram cực hot này. Bạn thích đu đưa, đam mê du lịch và muốn hiểu biết thêm về vùng đất mới cũng như biết các kinh nghiệm, trải nghiệm trên đường đi du lịch? Hãy follow ngay những tài khoản Instagram cực hot, cực kỳ truyền cảm...