“Trâu chậm uống nước trong”, Văn Thanh sẽ là lời giải cho trăn trở bao năm của bầu Đức?
Văn Thanh liệu có cơ hội thể hiện khi tới Hàn Quốc? Hãy thử nhìn vào trường hợp của một hậu vệ phải người Indonesia ở K League 2 mùa vừa rồi, câu trả lời có thể đã rõ đến 6-7 phần.
TẤM GƯƠNG TỪ HẬU VỆ INDONESIA
Đầu mùa giải 2021, CLB Ansan Greeners bất ngờ chiêu mộ cầu thủ 22 tuổi người Indonesia, Asnawi Mangkualam.
Báo chí xứ Vạn đảo sau đó tiết lộ ban đầu đội bóng Hàn Quốc chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của cầu thủ sinh năm 1999 này và có phần do dự. Tuy nhiên sau khi trực tiếp xin ý kiến từ ông Shin Tae-yong (HLV trưởng ĐTQG Indonesia), lãnh đạo CLB Ansan Greeners đã nhanh chóng đi đến quyết định ký hợp đồng 3 năm với Asnawi Mangkualam.
Ngay ở mùa giải đầu tiên, hậu vệ phải người Indonesia đã có 14 lần ra sân, trong đó có 12 trận được đá chính (K Leauge 2 có 36 vòng). Trải qua quãng thời gian đầu phải ngồi dự bị, Asnawi Mangkualam đã dần chiếm được niềm tin nơi HLV trưởng. Chỉ sở hữu chiều cao 1m70 nhưng với nền tàng thể lực dồi dào, cầu thủ người Indonesia cho thấy khả năng thích nghi tốt với môi trường bóng đá Hàn Quốc.
Asnawi Mangkualam tiến bộ rất nhanh và trở thành đội phó của Indonesia ở AFF Cup 2020.
CƠ HỘI TỐT ĐANG CHỜ VĂN THANH?
Xét về đẳng cấp, Daejeon Hana Citizen (CLB đang để ý tới Văn Thanh) được đánh giá cao hơn Ansan Greeners của Asnawi Mangkualam.
Ở mùa giải 2021, trong khi Ansan Greeners chỉ xếp thứ 7 chung cuộc thì Daejeon Hana Citizen suýt giành quyền lên hạng. Đội bóng này kết thúc mùa giải với vị trí thứ 3, rồi sau đó lọt vào trận chung kết giành vé thăng hạng lên K League nhưng đã để thua Gangwon FC với tổng tỉ số 2-4 sau 2 lượt trận.
Bởi thế, mức độ cạnh tranh mà Văn Thanh phải đương đầu có lẽ sẽ cao hơn Asnawi Mangkualam. Tuy nhiên với kinh nghiệm thi đấu dày dặn hơn, đặc biệt đã được chinh chiến ở nhiều giải đấu lớn tại cấp độ U23 và ĐTQG (Văn Thanh hơn Asnawi 3 tuổi), cơ hội dành cho hậu vệ phải người Việt Nam cũng tương đối khả quan.
Văn Thanh cao 1m72, có thể hình khá tương đồng với Asnawi Mangkualam.
Daejeon Hana Citizen là đội bóng có tuổi đời trung bình khá trẻ (24,9 tuổi). Cả hai ngoại binh của đội đều đang thi đấu ở vị trí tiền đạo, đó là Masatoshi Ishida (Nhật Bản) và Bruno Baio (Brazil). Trong khi đó ở vị trí hậu vệ phải, HLV trưởng Lee Min-sung đang có trong tay 2 lựa chọn, gồm Lee Jong-hyun (1997) và Kim Ji-hun (2000).
“Đối thủ” lớn nhất mà Văn Thanh sẽ phải cạnh tranh là Lee Jong-hyun. Cầu thủ người Hàn Quốc cao 1m76 và đã ra sân 28 lần ở mùa giải trước, trong đó có 27 lần đá chính. Ngoài ra, hậu vệ phải này cũng có được cho mình 2 pha lập công. Trong khi đó, Kim Ji-hun chưa được trao nhiều cơ hội và chỉ có 1 lần được ra sân.
Video đang HOT
Với Văn Thanh, anh còn có thể đảm nhận vị trí hậu vệ trái. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở vị trí này cũng không dễ dàng, với sự góp mặt của 3 cầu thủ người Hàn Quốc, gồm: Seo Young-jae (1995), Kim In-gyum (1998) và Min Jun-yeong (1996). Trong số này, Seo Young-jae là nhân sự chủ chốt ở mùa trước với 35 trận được ra sân thi đấu.
Văn Thanh hiện là trụ cột của HAGL. Bởi thế HLV Kiatisuk sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định có để cầu thủ này ra nước ngoài hay không.
Nhìn chung, sẽ không dễ để Văn Thanh có thể giành được vị trí chính thức. Tuy nhiên từ tấm gương của Asnawi Mangkualam, rõ ràng cơ hội với các cầu thủ Đông Nam Á tại K League 2 không phải không có.
Về phía Daejeon Hana Citizen, đội bóng này thời gian qua tỏ ra khá quyết tâm trong việc chiêu mộ cầu thủ đến từ Đông Nam Á. Cách đây ít lâu, Daejeon Hana Citizen từng nhắm tới Hoàng Đức nhưng thất bại. Và trong trường hợp không có được Văn Thanh, CLB Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ chuyển hướng sang hậu vệ trái Pratama Arhan của Indonesia.
K League 2 có quy định cho phép đăng ký một ngoại binh Đông Nam Á. Giải đấu hiện chỉ có duy nhất là Asnawi Mangkualam đến từ Đông Nam Á, nhưng rất có thể sẽ có thêm những nhân tố mới trong tương lai.
Văn Thanh thường được nhắc đến với vòng đùi ấn tượng.
HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ CÒN DANG DỞ CỦA BẦU ĐỨC
Chia sẻ về việc nhiều cầu thủ Việt Nam được các CLB nước ngoài quan tâm, chuyên gia Đoàn Minh Xương bày tỏ sự ủng hộ. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh mong muốn những lời đề nghị này đều xuất phát từ lý do chuyên môn.
“Tôi ủng hộ việc cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài chơi bóng. Điều đó chứng minh sự tiến bộ về chuyên môn. Cầu thủ có chuyên môn tốt thì CLB nước ngoài mới mời về thi đấu
Tôi cũng hi vọng rằng những chuyến đi này hoàn toàn nằm ở vấn đề chuyên môn, chứ không phải yếu tố thương mại hay làm hình ảnh gì cả. Tiếp nữa, bản thân CLB và cầu thủ cũng nên tìm hiểu để lựa chọn điểm đến phù hợp, có khả năng mình thích nghi được
Nói gì thì nói, cầu thủ Việt Nam có khả năng hòa nhập còn hạn chế, từ chuyện ăn uống, đi lại rồi ngôn ngữ. Vì thế chúng ta phải chọn lọc cẩn thận. Đi được là tốt, nhưng đi liệu có được đá hay không? Đó lại một chuyện khác. Còn quan điểm chung, có cầu thủ Việt Nam nào ra được nước ngoài thì chúng ta ủng hộ thôi, không có vấn đề gì hết. Càng nhiều cầu thủ xuất ngoại càng tốt”, cựu HLV U20 Việt Nam chia sẻ.
Năm 2019, Công Phượng không thể cạnh tranh ở Incheon United và rời đi chỉ sau 6 tháng. (Ảnh: Incheon United)
Trong khi đó, HLV kỳ cựu Nguyễn Thành Vinh đặt niềm tin lớn vào Văn Thanh: “Nếu Văn Thanh sang Hàn Quốc thi đấu mà được đá ở đúng vị trí cũng như thể hiện được như khi cậu ấy đã từng chơi tại HAGL thì Văn Thanh sẽ thành công.”
“Văn Thanh có lợi thế hơn khi cậu ta đã đủ kinh nghiệm khi bắt đầu ra nước ngoài thi đấu, khác với một số cái tên đã đi từ khi còn quá trẻ”, ông Vinh “Nghệ” đánh giá.
Xuân Trường từng sang Hàn Quốc từ 6 năm trước, còn ngày Công Phượng tới K League cũng đã được 3 năm. Cả hai cầu thủ này đều không thành công như kỳ vọng. Còn với Văn Thanh, xuất ngoại ở tuổi 26 rất có thể lại là một lựa chọn phù hợp hơn. Vị trí hậu vệ phải của anh và Asnawi Mangkualam có lẽ có nhiều cơ hội để cạnh tranh hơn so với những vị trí ở tuyến trên.
Bầu Đức từng nhiều lần nói về việc đưa cầu thủ HAGL ra nước ngoài thi đấu với những hoài bão lớn lao. Nhưng rồi sau bao năm, đây vẫn mãi là điều trăn trở bởi những chuyến đi chưa trọn vẹn, từ Công Phượng, Xuân Trường rồi đến Tuấn Anh.
Mong là lần này, Văn Thanh sẽ mang tới một lời giải xứng đáng!
Mong là lần này, “trâu chậm” nhưng lại được uống nước… trong!
Sửa chữa sai lầm năm xưa, bầu Đức thêm một lần là "người tiên phong" cho bóng đá Việt Nam?
Điểm chung trong những chuyến "xuất ngoại" của các cầu thủ HAGL giai đoạn 2016-2019 có thế gói gọn bằng vài chữ ngắn ngủi: Không thành công.
Thương vụ khác biệt của bầu Đức
Không hề ngại ngần, HLV Guillaume Graechen - người gắn bó nhiều năm với lò đào tạo HAGL và trực tiếp đào tạo lứa Công Phượng - từng thừa nhận rằng phần lớn những chuyến "xuất ngoại" trước đây của các học trò không hoàn toàn mang tính chuyên môn. Hai yếu tố quan trọng khác là bến đỗ cũng như thời điểm ra nước ngoài thi đấu cũng không được tính toán chính xác. Để rồi, những chuyến đi đều kết thúc với sự thất vọng.
Công Phượng "mất tích" tại Mito Hollyhock, Sint Truidense và chỉ để lại một chút dấu ấn mờ nhạt cùng Incheon United. Xuân Trường không thể cạnh tranh nổi ở Incheon, Gangwon rồi Buriram. Tuấn Anh rời Yokohama FC sau 1 mùa giải mà chẳng có nổi 1 lần được tận hưởng hương vị J-League 2.
Lấy ví dụ trường hợp Công Phượng sang Incheon United năm 2019. Ở đội bóng chuộng lối chơi phòng ngự phản công và ưa thích những pha xuống biên tạt vào cho tiền đạo cắm Mugosa, Phượng gặp nhiều khó khăn.
Các đối thủ cạnh tranh vị trí vừa nhiều, lại vừa nắm trong tay hàng loạt lợi thế rõ rệt. Những tín hiệu tích cực vừa mới manh nha thì tiền đạo xứ Nghệ lại chia tay Incheon chỉ sau nửa mùa giải. Sự vội vàng đã khiến mọi nỗ lực đổ sông đổ biển.
Công Phượng rời Incheon United chỉ sau nửa mùa giải
2 năm sau khi Công Phượng trở về Việt Nam, HAGL mới mở lại con đường "xuất khẩu" cầu thủ. Các nguồn tin cho biết, hậu vệ Vũ Văn Thanh đang tiến rất gần đến bản hợp đồng với Daejeon Hana Citizen - CLB đang chơi tại K-League 2. Lần này, mọi thứ có vẻ đang được tính toán cẩn thận hơn rất nhiều.
Văn Thanh hiện nằm trong số những tuyển thủ Việt Nam dày dặn kinh nghiệm thi đấu quốc tế nhất. Tại V.League, hậu vệ người Hải Dương cũng được đánh giá cao về tốc độ, sự bền bỉ - 2 điều rất cần thiết để trụ được tại Hàn Quốc.
K-League 2 là giải đấu ít áp lực hơn những gì mà Công Phượng hay Xuân Trường từng phải trải qua. Giải đấu này cũng đã chứng kiến một cầu thủ Đông Nam Á khác thi đấu tương đối thành công trong mùa giải 2021 là Asnawi Mangkualam.
Văn Thanh được chuẩn bị tốt hơn so với 3 người đồng đội trước khi "xuất ngoại".
Sơ đồ chiến thuật được ông Lee Min-sung - HLV của Daejeon Hana Citizen - sử dụng nhiều là 3-4-3. Đây là sơ đồ mà Văn Thanh đã quá quen thuộc trong màu áo đội tuyển Việt Nam lẫn HAGL. Không chỉ chơi được cả 2 vị trí chạy cánh trái và cánh phải, Văn Thanh cũng từng thử sức ở hàng tiền đạo.
Chiếm ngay một suất đá chính tại Hàn Quốc là điều không thực tế, song với những thuận lợi kể trên, Văn Thanh có thể bắt đầu bằng việc vào sân từ băng ghế dự bị, sau đó hướng tới các trận đấu cúp và cuối cùng là đội hình xuất phát.
Một lần nữa trở thành "người tiên phong"?
Nổ "bom tấn" mang tên Kiatisuk, kết hợp với JMG và Arsenal để mở lò đào tạo, đưa hàng loạt ngôi sao trẻ lên thi đấu tại V.League, "xuất khẩu" cầu thủ ra nước ngoài, bầu Đức đã nhiều lần trở thành người tiên phong của bóng đá Việt Nam.
Tất nhiên, không phải lúc nào những nỗ lực từ ông chủ CLB HAGL cũng đem tới kết quả như mong đợi. Song những bước đột phá ấy đã mở ra nhiều con đường mới cho bóng đá Việt Nam.
Như HLV Graechen từng chia sẻ, trường hợp không thành công của Công Phượng, Xuân Trường và Tuấn Anh tạo ra vết gợn nhất định trong mắt các CLB nước ngoài. Họ sẽ thận trọng hơn khi tiếp cận cầu thủ Việt Nam.
Những câu hỏi như "Liệu anh ta có đáp ứng được chuyên môn?", "Liệu anh ta có hòa nhập được trong môi trường mới", "Liệu hợp đồng sẽ được thực hiện trọn vẹn hay bị cắt ngang giữa chừng?" được đặt ra một cách khắt khe hơn.
Nếu HAGL và Daejeon Hana Citizen và đàm phán thành công, Văn Thanh sẽ mang trong mình một nhiệm vụ đặc biệt: Chứng minh khả năng thích nghi của cầu thủ Việt Nam tại môi trường bóng đá hàng đầu châu lục.
Sự nghiệp của hậu vệ người Hải Dương là những bước nhảy vọt nhờ cố gắng không ngừng nghỉ. Từ một nhân vật có phần kém tiếng tăm trong lứa U19, Văn Thanh vươn lên thành trụ cột HAGL và lên tuyển khi mới 20 tuổi.
Chấn thương tai hại vào tháng 9/2018 cướp đi của anh cơ hội dự AFF Cup 2018, Asian Cup 2019. Trở lại sân cỏ sau nửa năm dưỡng thương, Văn Thanh nhanh chóng ghi dấu ấn tại HAGL và được HLV Park Hang-seo tin tưởng đặt niềm tin suốt hành trình vòng loại thứ ba World Cup và AFF Cup 2020.
Khi sự nghiệp đang phần nào đó chững lại, Daejeon Hana Citizen có thể là một thời cơ lớn để Văn Thanh có thêm bước tiến mới. Nhìn những gì Theerathon Bunmathan và Asnawi Mangkualam đạt được nhờ kinh nghiệm thi đấu tại Nhật Bản-Hàn Quốc, người hâm mộ có thể đặt niềm tin vào Văn Thanh.
Asnawi Mangkualam chơi tốt tại K-League 2 và được trao băng đội trưởng Indonesia khi mới 22 tuổi.
2 năm kể từ khi giấc mơ "xuất khẩu" cầu thủ bị đình trệ, bầu Đức sẽ lại đóng vai trò người tiên phong nếu như Văn Thành thành công. Khi ấy, cánh cửa ra nước ngoài thi đấu của các ngôi sao HAGL nói riêng và cầu thủ Việt Nam chắc chắn sẽ rộng mở hơn nhiều.
Vũ Văn Thanh có thể đến CLB Daejon Hana Citizen HAGL và đội bóng ở giải K League 2 đang thương thảo hợp đồng để tiền vệ Vũ Văn Thanh sớm khoác áo Daejeon Hana Citizen trong mùa giải 2022. Theo tìm hiểu của Z ing, Văn Thanh có thể chuyển đến Hàn Quốc để thi đấu ở giải K League 2. Daejeon Hana Citizen cố gắng hoàn tất vụ chuyển nhượng này...