Trâu bò kiệt sức vì giá rét
Theo dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán, nền nhiệt độ luôn ở mức thấp. Tại các tỉnh miền núi, trâu bò đã bắt đầu chết vì kiệt sức, nhiều nơi phải di chuyển đàn gia súc xuống vùng thấp để tránh băng giá.
Người dân vùng cao đưa trâu bò đi tránh rét
Nếu không cẩn thận, coi như mất trắng
Kể từ đầu đợt rét tới nay, cả nước đã có gần 1.200 con trâu, bò bị chết rét. Trong đó, tỉnh Cao Bằng là một trong những địa phương có số gia súc chết do đói, rét nhiều nhất. Giám đốc Sở NN&PTNT Cao Bằng ông Hoàng Thái cho biết, đợt rét đậm, rét hại đang diễn ra đã làm chết 85 con trâu, chủ yếu là nghé con có sức đề kháng thấp. Dù tỉnh đã cử các đoàn công tác bám sát các địa phương chỉ đạo chống rét cho đàn gia súc, đồng thời hỗ trợ thức ăn, thuốc phòng ngừa từ trước đó. Tuy nhiên, do hơn 10 ngày qua, nhiệt độ tại một số huyện vùng cao luôn ở mức dưới 10 độ C, nên nghé không còn sức để chịu rét. Ông Thái nhận định, với tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến xấu và rét đậm, rét hại kéo dài thêm nhiều ngày nữa thì nguy cơ sẽ có thêm nhiều gia súc chết. Tỉnh Yên Bái cũng có trên 50 con trâu, bò chết do thời tiết giá rét.
Theo ông Mã Bế Dương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc tại các xã. Bên cạnh đó, yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, hộ chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh, che chắn chuồng đảm bảo đủ ấm, dự trữ thức ăn khô cho đàn gia súc. Đặc biệt, không sử dụng trâu bò cày kéo trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Chị Hoàng Thị Tình, xóm Cô Bây, xã Phong Châu (Trùng Khánh) chia sẻ: Mỗi con trâu, bò trị giá hơn 10 triệu đồng, nếu không chăm sóc cẩn thận thì coi như mất trắng. Gia đình tôi luôn đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn trâu bằng cỏ khô, rơm rạ, cho trâu ăn thêm thức ăn tinh bột để tăng sức đề kháng.
Hạ bạt, trú rét
Còn tại tỉnh Lào Cai, ngay từ khi bắt đầu đợt rét đậm, rét hại, UBND tỉnh đã có công điện chỉ đạo các huyện, TP trên địa bàn, yêu cầu chống rét cho gia súc. Đặc biệt, tỉnh này thông báo, địa phương nào để gia súc chết rét nhiều vì nguyên nhân chủ quan, người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch tỉnh. Hơn nữa, tỉnh cũng khẳng định, sẽ không hỗ trợ cho trâu bò bị chết rét như những năm trước. Có lẽ vì thông báo khá “rắn” này, mà ngay từ đầu mùa rét, một số huyện vùng cao người dân đã phải đưa trâu bò đi tránh rét. Những ngày này, người dân ở khắp các bản, xã của Sa Pa đang khẩn trương lùa đàn gia súc xuống vùng thấp tránh rét để nỗ lực giữ lấy “cơ nghiệp”.
Đối với người dân vùng cao Sa Pa, máy cày vẫn chưa thể thay thế con trâu bởi đặc thù sản xuất trên những tràn ruộng bậc thang, nương đồi. Con trâu vẫn luôn là “đầu cơ nghiệp”, là tài sản lớn nhất trong gia đình. Giá lạnh từng gây tổn thất hàng nghìn con trâu trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây. Không có trâu cày sẽ ảnh hưởng tới sinh nhai của mỗi gia đình, nghèo và đói trở lại đeo bám. Vì vậy, để bảo vệ tài sản, việc cho trâu, bò đi tránh rét đã trở thành một thói quen trong cộng đồng người dân vùng cao Sa Pa. Có những đợt rét kéo dài qua cả dịp Tết Nguyên đán, người dân vùng cao Sa Pa phải ăn Tết tại nơi tránh trú.
Video đang HOT
Chọn những bãi đất bằng phẳng, dưới những tán cây chắn gió, gần nơi có khe nước, người dân dựng lán trại và lấy tre, vầu, quây khu nuôi nhốt trâu, bò. Nơi ở của người chăn trâu thật đơn sơ, chỉ là lều bạt căng tạm, dưới đất lót áo mưa và tấm chăn cũ kĩ. Ban đêm họ căng bạt lên ngủ, ban ngày hạ bạt xuống che chăn, gối khỏi sương, mưa. Ông Châu A Dũng (xã Trung Chải, Sa Pa) cho biết: Có những đêm mưa to, nước xối xả làm ướt hết chăn, họ lại thức trắng đêm, co ro vì lạnh. Còn anh Cho A Chu (xã Trung Chải) kể trong nỗi buồn: Năm 2011, anh lùa trâu từ Cốc San (Bát Xát) về nhà ăn Tết, được vài hôm thì rét đậm, anh Chu đi vắng, đám trẻ đưa trâu lên đồi nhà, rét, chết mất cả 4 con trâu. Năm ấy mất mùa nên dân bản khổ sở, giờ 2 con trâu này là tài sản quý nhất của gia đình anh Chu. Năm nay nếu Tết còn lạnh, anh Chu sẽ ở lại cùng với mọi người đón Tết tại Cốc San mà không về nhà nữa.
Miền Bắc tiếp tục rét hại, rét đậm trên diện rộng, nhiều khả năng trong các ngày từ 10 đến 12-1 tại các vùng núi cao sẽ có băng tuyết. Dự báo, khoảng ngày 17-1, các tỉnh miền Bắc sẽ hứng chịu thêm một đợt không khí lạnh tăng cường nên trời tiếp tục rét buốt. Đợt rét này sẽ kéo dài đến đầu tháng 2, giáp Tết Nguyên đán, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân khắp các tỉnh miền Bắc.
Theo ANTD
Xuân về sớm trên bản Khâu Vai
Những đứa trẻ run rẩy trong giá rét, vui mừng đón nhận những món quà tình nghĩa, rồi nhanh lẹ đi ngay vào đôi chân trần nhem nhuốc.
Sáng 31-12, sau một hành trình vật lộn với cung đường hiểm trở từ Hà Giang đến với xã đặc biệt khó khăn Khâu Vai, Mèo Vạc đoàn công tác xã hội tình nghĩa từ Thủ đô Hà Nội đã có mặt tại sân trường xã Khâu Vai trong niềm phấn khởi của cô, trò và dân bản. Từ những hình ảnh người dân lam lũ bên đường từ huyện lỵ Mèo Vạc vào Khâu Vai mà chúng tôi nhìn thấy, cho đến những em nhỏ có mặt tại sân trường như một chiếc kim châm nhói lòng những người miền xuôi. Trong giá rét, các em nhỏ mong manh chiếc áo cũ kỹ sờn rách đứt khuy, những đôi chân trần non nớt lấm lem đất cát, tôi chưa bao giờ nghĩ đó là những thứ bọn trẻ dùng để đối chọi lại với mùa đông buốt giá của cái rét 5 độ C miền núi đá này.
Tất cả những món quà từ miền xuôi đến với vùng núi đều là vốn quý. Trong cái rét của mùa đông này, những tấm lòng hảo tâm từ muôn nơi, đặc biệt là những người ở Thủ đô Hà Nội muốn chia sẻ với đồng bào biên viễn, muốn các em nhỏ ấm hơn trong giá lạnh, vậy là họ đã chay đôn, chạy đáo để tìm kiếm mỗi nơi từng đồng lẻ mua đồ mang đến vùng cao. Đã có nhiều đoàn đến với Hà Giang, đến với những huyện xã, thôn, bản nghèo của nơi này. Còn đối với chúng tôi, những người chiến sỹ Công an Thủ đô làm báo đã coi vùng khó là điểm đến sẻ chia trong suốt hành trình gần 40 năm hoạt động nghề nghiệp.
Ấm áp những món quà từ miền xuôi đến với vùng sâu, miền núi
Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng cuộc đồng hành nghĩa tình này còn có các phòng nghiệp vụ CATP Hà Nội như PA71, PB11 đã đi đến những nơi tận cùng của những bản nghèo để có hành động thiết thực, giúp đỡ, tặng quà. Không nằm ngoài mong muốn sẻ chia nơi gian khó, UBND Phường Bạch Mai cũng luôn tham gia tặng quà vùng cao với vai trò tích cực, hay cơ sở Thẩm Mỹ viện Hải Duyên, số 2 Lê Trực đã coi hoạt động hỗ trỡ người nghèo như trách nhiệm lớn. Thực hiện theo điều Phật pháp răn dạy, nhiều năm qua Ban đại diện Phật giáo gồm: Ni sư Thích Đàm Nhung - Chùa Vân Hồ; Ni trưởng Thích Đàm Đạt- Chùa Sở Thượng; Ni sư Thích Đàm Đức- Chùa Quan Hoa; Ni sư Thích Đàm Thu- Chùa Trung Kính Hạ; Ni sư Thích Đàm Minh- Chùa Bộc đã phát nguyện từ trao quà ở nhiều nơi. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 9 đến tháng 12-2012 đã có 2 chuyến trao quà và xây nhà bán trú cho trường học ở huyện Mèo Vạc.
Những món quà gửi tới các em nhỏ, trường học, đồng bào nghèo như lời tri ân của người miền xuôi đối với đồng bào vùng biên cương của Tổ quốc. Mỗi chuyến đi là một hành động thiết thực của những người chiến sỹ Công an Thủ đô, của nhà chùa và lãnh đạo phường cơ sở nơi Thủ đô- trái tim của cả nước.
Và trong những ngày cuối năm trên nẻo đường huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Hà Giang đã tràn ngập vào niềm vui của một mùa xuân đến sớm.
Đây là lần thứ 3 Ni sư Thích Đàm- Chùa Vân Hồ Nhung đến với vùng cao nghèo khó huyện Mèo Vạc, Hà Giang để hỗ trợ "Chăn ấm mùa đông"
Những đôi chân trần trong giá rét 5 độ C
Trong giá lạnh cậu bé này đến trường mà không có đủ một bộ quần áo ấm
Nữ chiến sỹ trẻ phòng PA 71- CATP Hà Nội rất năng nổ trong công tác hoạt động xã hội,
mỗi khi đơn vị tổ chức đi vùng cao Hà Giang
Chủ tịch UBND phường Bạch Mai (người đeo kính) và nữ sỹ quan phòng PB11-CATP Hà Nội
trao quà bà con nghèo xã Khâu Vai, Mèo Vạc.
Quà của Báo An ninh Thủ đô đến với vùng nghèo khó Khâu Vai, Mèo Vạc
Bà Hải Duyên- Giám đốc cơ sở Thẩm mỹ viện Hải Duyên (người ngoài cùng bên trái) chuẩn bị trao quà cho hộ nghèo tại xã Cán Tỷ, Quản Bạ. Bà Duyên đã nhiều năm đồng hành cùng báo ANTĐ đến các vùng miền nghèo khó
Mùa đông giá huyện vùng cao Hà Giang như cắt da, thịt.Vẫn còn nhiều em nhỏ,
và hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ.
Vùng cao đang vẫn rất cần sự quan tâm của miền xuôi
Nữ chiến sỹ phòng PA71-CATP Hà Nội trao tặng quà cho cô giáo trường Khâu Vai
Bà con dân bản xã Khâu Vai hôm nay được nhận quà như đón nhận một mùa xuân về bản sớm
Những trẻ em đi học sẽ ấm áp hơn với bộ quần áo, đôi tất vào ngày đông giá
Người mẹ với những đứa con vui hơn trên con đường về bản Khâu Vai
sau khi được tặng chăn ấm, mì và gạo
Theo ANTD
Lặng lẽ mưu sinh trong đêm giá rét Giữa cái rét như cắt da cắt thịt, trên khắp các con phố của thủ đô Hà Nội, nhiều lao động nghèo trong đó có nhiều người già, phụ nữ vẫn phải lặng lẽ mưu sinh. Rét cộng thêm những cơn mưa nặng hạt những ngày qua khiến đường phố Hà Nội về đêm vắng vẻ hẳn. Mới hơn 22h, tại các tuyến...