Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi

Theo dõi VGT trên

Ngày 2-8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước về Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) với Nga sau khi t.ố c.áo Moscow vi phạm Hiệp ước, điều mà Nga đã nhiều lần phủ nhận.

Ngay sau khi Hiệp ước chính thức bị hủy, cả Washington và Moscow đều tuyên bố được tự do phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung đến nơi mà họ muốn.

INF chính thức bị phá vỡ

Sau quyết định rút khỏi INF của Mỹ, Moscow đã đề xuất thảo luận về một số khu vực mà Mỹ – Nga đồng thuận không triển khai tên lửa tầm trung. “Chúng tôi đã đề xuất với Hoa Kỳ và các nước NATO khác rằng họ cân nhắc khả năng tuyên bố một lệnh cấm tạm thời tương tự để áp dụng đối với việc triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung như của chúng tôi, giống như tuyên bố của ông Vladimir Putin”, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov phát biểu. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 2-8 đã bác bỏ đề nghị của Nga về lệnh cấm tạm thời này.

Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga không muốn có một cuộc chạy đua vũ trang và ông đã hứa rằng ông sẽ không triển khai tên lửa của Nga trừ khi Hoa Kỳ làm như vậy trước. Ngày 5-8, ông Putin họp với Hội đồng An ninh Nga, sau cuộc họp, ông ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Tình báo đối ngoại SVR giám sát chặt chẽ xem bất kỳ bước đi nào của Mỹ nhằm phát triển, sản xuất hoặc triển khai những tên lửa thuộc diện bị cấm theo hiệp ước đã bị hủy bỏ.

Ngày 6-8, Fu Cong, Giám đốc Cục Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ có tác động tiêu cực trực tiếp đến sự ổn định chiến lược toàn cầu, cũng như an ninh ở châu Âu và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông Fu nói Trung Quốc đặc biệt quan ngại về các kế hoạch đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thông báo để phát triển và thử nghiệm tên lửa tầm trung trên đất liền ở châu Á – Thái Bình Dương.

Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi - Hình 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2-8 nói rằng nếu có thương thảo về một thỏa ước mới, ông muốn có sự tham dự của Trung Quốc lẫn Nga. Mỹ hiện đang đối đầu với mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc. Cho đến nay, do không bị ràng buộc bởi các thỏa thuận quốc tế, Bắc Kinh đã phát triển được một hệ thống tên lửa tầm trung hùng hậu tại Hoa lục, phần lớn gồm những loại bị cấm theo thỏa ước INF trước đây, được đ.ánh giá là tân tiến nhất thế giới, trái ngược hoàn toàn với tình trạng yếu kém của binh chủng tên lửa Trung Quốc vào thời điểm Mỹ – Liên Xô ký thỏa thuận INF năm 1987.

Hàng trăm tên lửa Trung Quốc được bố trí tại miền đông nam nước này, có thể dễ dàng tấn công Đài Loan, hòn đảo được Hoa Kỳ hậu thuẫn, cũng như đặt Nhật Bản và Ấn Độ trong tầm ngắm. Tên lửa Trung Quốc cũng có thể tấn công các đảo của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Theo chuyên gia Thomas Mahnken, Trung tâm nghiên cứu chiến lược đại học Johns Hopkins, đây là thời điểm cho phép đảo ngược lại cán cân lực lượng. Trước Thượng viện Mỹ, tướng Mark Milley, Tổng tham mưu trưởng tương lai của quân đội Mỹ, cũng ủng hộ quan điểm cần triển khai tên lửa tầm trung tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Theo nhật báo Mỹ New York Times, ngay trong những tháng tới, Hoa Kỳ sẽ trắc nghiệm phiên bản tên lửa tầm trung Tomahawk trên bộ, loạt tên lửa hành trình trên bộ đầu tiên sẽ được triển khai trong vòng 18 tháng tới. Hiện tại, Washington đang tìm kiếm địa điểm đặt tên lửa tầm trung mới. Hàn Quốc được nhắc đến như là một địa điểm hàng đầu có thể tiếp nhận tên lửa Mỹ.

Theo New York Times, quyết định rút khỏi INF sẽ cho phép Mỹ đối phó với việc Trung Quốc trang bị vũ khí tại Thái Bình Dương. Đặc biệt là tại vùng biển Đông đang có tranh chấp, Trung Quốc đã cho cải tạo, bồi đắp nhiều bãi đá ngầm thành những đảo t.iền tiêu quân sự.

Video đang HOT

Liu Weidong, chuyên nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng quyết định này của ông Trump sẽ giúp cho quân đội Mỹ tự do phát triển cũng như là triển khai các loại vũ khí thông thường và hạt nhân trong khu vực. Chỉ có điều, như lưu ý của chuyên gia Collin Koh, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, khi việc Mỹ rút ra khỏi hiệp ước INF, Nga và Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này như là một chất xúc tác để đẩy nhanh hơn nữa các chương trình phát triển vũ khí của mình.

Và như vậy, “lần đầu tiên kể từ năm 1972, nhân loại có nguy cơ rơi vào một thế giới ở đó sẽ không tồn tại một giới hạn nào đối với các nước trong việc phát triển vũ khí hạt nhân”, Malcolm Chalmers, Giám đốc Học viện Royal United Services Institute, chuyên nghiên cứu về quốc phòng, cảnh báo.

Với sự chấm dứt của Hiệp ước INF, giờ chỉ còn lại một thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân song phương duy nhất giữa Mỹ và Nga. Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược START, ký kết năm 1991, sẽ hết hạn năm 2021. Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Interfax, ông Mikhail Gorbatchev, người ký hai thỏa thuận tên lửa này với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, tỏ ra bi quan. Theo ông, sự chấm dứt Hiệp ước INF là một đe dọa đối với an ninh không chỉ của châu Âu, mà cả với phần còn lại của thế giới”.

Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi - Hình 2

Tên lửa b.ắn từ tàu chiến của Mỹ.

Trước nguy cơ thế giới bước vào một cuộc chạy đua hạt nhân mới, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhắc nhở Mỹ và Nga đừng quên các bài học của quá khứ. Ông nhấn mạnh: “INF là một thỏa thuận căn bản giúp cho châu Âu được ổn định, chấm dứt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, thế giới mất đi một công cụ quý báu để chống lại chiến tranh hạt nhân. Hai bên cần tránh leo thang và đi đến một thỏa thuận mới về kiểm soát vũ khí”.

Triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á – Washington muốn gì?

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton hôm 6-8 vừa qua đã khẳng định với truyền thông Mỹ rằng việc giới chức Washington gần đây tuyên bố sẵn sàng triển khai các tên lửa tầm trung tại châu Á có liên quan tới việc bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên giới quan sát đ.ánh giá, mục đích sâu xa hơn của Washington là tăng cường sức ép với Bắc Kinh trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này đang ngày càng trở nên gay gắt, với các biểu hiện ngày càng vượt xa chính sách gây sức ép kinh tế, thương mại đơn thuần.

Trong phiên trả lời chất vấn của các thành viên Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ hôm 11-7, Tướng Mark Milley, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, cũng tuyên bố Mỹ có thể triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á.

Trả lời phỏng vấn với kênh Fox News, Cố vấn John Bolton nêu rõ nguyên nhân Mỹ thực hiện kế hoạch trên là do Trung Quốc vừa mới đưa vào triển khai hàng nghìn tên lửa kiểu này nhưng lại không tham gia vào Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Đây cũng là một phần lý do khiến Tổng thống Donald Trump rút khỏi hiệp ước trên. Ông Bolton khẳng định bất kỳ hành động triển khai tên lửa nào của Mỹ cũng đều mang “tính chất phòng vệ”.

Bắc Kinh ngay lập tức phản ứng tuyên bố để ngỏ đáp trả kế hoạch của Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á. Phát biểu với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh. Ngày 6-8, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát vũ khí Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Phó Thông (Fu Cong) tuyên bố nước này sẽ có các biện pháp đáp trả nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tại châu Á.

Vụ trưởng Phó Thông nêu rõ: “Nếu Mỹ triển khai các tên lửa tại phần này của thế giới (châu Á), tại cửa ngõ của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ buộc phải có các biện pháp đáp trả.” Ông cũng hối thúc các nước trong khu vực thận trọng và đề cập cụ thể đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi - Hình 3

Tên lửa hành trình SSC-8/9M729 của Nga mà phương Tây nói là vi phạm INF.

Quan chức Bắc Kinh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc không có ý định tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán ba bên nào với Mỹ và Nga để đưa ra những điều khoản mới về các loại vũ khí kiểu này. Ông này cũng lập luận rằng phần lớn tên lửa của Trung Quốc đều không có tầm b.ắn tới lãnh thổ Mỹ.

Hiện đang có thông tin đồn đoán rằng Hàn Quốc sẽ là khu vực triển vọng để Mỹ triển khai các tên lửa tầm ngắn. Các đồn đoán đó dường như cũng có cơ sở. Hôm 2-8, quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu công việc xây dựng cải tạo một cơ sở cư trú cho binh sỹ hai nước bên trong căn cứ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang cách thủ đô Seoul khoảng 300km về phía Đông Nam.

Hệ thống này được lắp đặt từ năm ngoái mà Mỹ và Hàn Quốc đều tuyên bố như một phần trong nỗ lực chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Công việc xây dựng mới dự kiến sẽ kéo dài khoảng 4-5 tháng. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, các máy bay trực thăng sẽ vận chuyển vật liệu xây dựng, trang thiết bị và các container đến căn cứ Seongju nhằm tránh đối đầu với người dân và các nhà hoạt động phản đối việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc.

Công việc xây dựng cải tạo tại căn cứ Seongju gây chú ý đặc biệt sau một loạt vụ b.ắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên trong tuần qua. Giới quan sát nhận định các vụ thử tên lửa của Triều Tiên chỉ là một cái cớ khá hợp lý cho việc triển khai tên lửa của Mỹ sát nách Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 5-8 cho biết chưa có cuộc thảo luận chính thức nào với Mỹ, cũng như chưa tiến hành việc xem xét nội bộ hay lên kế hoạch về vấn đề này.

Cũng có khả năng Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tầm trung tại Darwin, phía bắc Australia. Tại Sydney, phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị tham vấn Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng thường niên Mỹ – Australia được tổ chức vào ngày 4-8, các bộ trưởng của Mỹ và Australia cho biết không loại trừ khả năng trên.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói rằng hiện Mỹ có thể tự do triển khai các tên lửa có tầm b.ắn từ 500km đến 5.500km tại các căn cứ mặt đất. Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tại châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương hoặc tại những khu vực khác nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn xung đột sau khi tham vấn ý kiến của các đồng minh và đối tác.

Theo ông Esper, việc bố trí tên lửa tầm trung này chỉ là các biện pháp nhằm chủ động lập lại thế cân bằng bởi đây là các vũ khí quy ước và hệ thống tên lửa của Trung Quốc hiện nay bao gồm đến 80% tên lửa tầm trung. Vì vậy, “việc Mỹ muốn có một lực lượng tương tự (tại khu vực này) sẽ không thể khiến cho phía Trung Quốc ngạc nhiên”. Mặt khác, Mỹ cũng có thể bố trí tên lửa quy ước tầm trung tại căn cứ Guam, Tây Thái Bình Dương, trong khi chờ đợi quyết định của các đồng minh và đối tác châu Á.

Từ nhiều năm qua, các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng Mỹ đang gặp bất lợi khi Trung Quốc phát triển lực lượng tên lửa đất đối không ngày càng tinh vi mà Lầu Năm Góc không thể sánh được do ràng buộc của INF. Cho đến nay, Mỹ vẫn dựa vào các năng lực khác như một đối trọng với Trung Quốc, ví dụ như tên lửa b.ắn từ tàu hoặc máy bay của Mỹ.

Trong khi đó, hàng nghìn tên lửa Trung Quốc được bố trí tại miền Đông Nam nước này, có thể dễ dàng tấn công Đài Loan, hòn đảo được Mỹ hậu thuẫn, cũng như đặt Nhật Bản và Ấn Độ trong tầm ngắm. Tên lửa Trung Quốc cũng có thể tấn công các đảo của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Theo các nhà quan sát, bản thân chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump rất muốn xóa bỏ INF để có thể rộng đường đối phó với đối thủ chủ chốt hiện nay là Trung Quốc, vốn được cho là đang giữ ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực tên lửa tầm trung tại châu Á vì không bị bất cứ thỏa thuận nào ràng buộc.

Có thể nói việc Mỹ muốn triển khai tên lửa tầm trung đặt trên mặt đất tại châu Á là một bước đi trong chiến lược kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc như một thế lực thách thức vai trò chi phối trật tự quốc tế mà Mỹ và phương Tây muốn xây dựng.

Mộc Thạch – Nam Sơn (tổng hợp)

Theo cand.com.vn

Vũ khí nào khiến Hiệp ước INF đổ vỡ?

Mỹ đã đe dọa rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung năm 1987 (INF), cáo buộc rằng tên lửa mới của Nga, Novator 9M729 (được NATO gọi là SSC-8), vi phạm hiệp ước này, vốn cấm hai nước điều động tên lửa tầm trung đặt trên bộ ở châu Âu.

Nga và Mỹ từ lâu đã đổ lỗi cho nhau vi phạm INF. Lần này, Washington chỉ đích danh tên lửa mới của Nga, Novator 9M729. Nhưng khi Nga nói rằng họ hoàn toàn tuân thủ INF thì Mỹ đòi kiểm tra loại tên lửa này.

Nhưng ngày 19/12, Nga nói sẽ không để Mỹ làm điều đó. Moskva nói rằng phạm vi của tên lửa đặt nó hoàn toàn ngoài hiệp ước và không dài như Washington cáo buộc, nghĩa là Nga hoàn toàn tuân thủ INF. Nga đã cáo buộc Mỹ ngụy tạo cái cớ sai lạc để rút khỏi một hiệp ước mà họ vốn dĩ muốn rời bỏ để phát triển tên lửa mới.

Vũ khí nào khiến Hiệp ước INF đổ vỡ? - Hình 1

Tên lửa mới của Nga, Novator 9M729 (được NATO gọi là SSC-8)

Nga cho biết tên lửa SSC-8 chưa được thử nghiệm ở tầm xa hơn mà Washington cáo buộc. "Chúng tôi không cảm thấy một bước đi như như vậy sẽ là chính đáng từ quan điểm chính trị hay kĩ thuật", Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Kommersant ngày 19/12.

Ông Ryabkov cáo buộc Washington về những nỗ lực "cực kì soi mói" để phơi bày hoạt động sản xuất tên lửa của Nga và nói rằng trước đây Washington đã từ chối các yêu cầu của Nga xem bên trong các tàu ngầm của Mỹ theo một hiệp ước kiểm soát vũ khí khác. Bất cứ một cuộc thanh sát nào như vậy - nếu diễn ra - không nên đơn phương mà nên diễn ra ở cả hai nước, ông Ryabkov nói thêm.

Sự cương quyết trong quan điểm của hai phía phần nào cho thấy việc Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF chỉ còn là ngày một ngày hai. Có một chi tiết ít được báo giới chú ý trong bài phát biểu của Tổng thống Putin tại cuộc họp mở rộng của Hội đồng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga ngày 18/12, nhưng lại liên quan tới tương lai của INF.

Tổng thống Nga cho biết sẵn sàng đàm phán lại Hiệp ước INF, để mở rộng cho một số quốc gia khác tham gia. Dù không chỉ đích danh, Trung Quốc là nước mà Moskva nhắm đến. Trên thực tế, Mỹ muốn thông qua Nga để gây áp lực thúc Trung Quốc tham gia một hiệp ước INF mới. Theo một số nguồn tin quân sự, nếu Bắc Kinh tham gia INF, thì 95 % số tên lửa của Trung Quốc vi phạm hiệp định. Các tên lửa tầm trung trên bộ của Trung Quốc, có tầm b.ắn từ 500 đến 5.500 km, đang đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ, cũng như nhiều quốc gia đồng minh ở châu Á.

Chuyên gia quân sự Nga, ông Alexandre Golts, không tin là Bắc Kinh sẽ tham gia INF, vì điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải hủy bỏ hơn 90% số vũ khí hạt nhân hiện nay. Nói như vậy cũng có nghĩa là Mỹ sẽ đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF khi thời hạn tối hậu thư cho Nga, 60 ngày (kể từ đầu 12/2018) kết thúc.

Th.Long

Theo petrotimes AFP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Bầu cử Mỹ: Bà Harris chưa đẩy lùi được lợi thế về điều hành kinh tế của ông Trump
08:01:37 18/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Trở thành nữ sát thủ vì theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến
06:11:34 18/09/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên bị ĐH Ngoại Thương 'bóc trần' học vấn, dự thi quốc tế bất lợi?
17:00:45 19/09/2024
Bạn trai Jisoo lộ tin nhắn nhạy cảm với nữ streamer, ồn ào "săn gái" bị đào lại
17:14:54 19/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Phản ứng của phía Kỳ Duyên về thông tin chưa tốt nghiệp đại học
16:59:00 19/09/2024

Tin mới nhất

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Người Việt chung tay cứu trợ lũ lụt tại CH Séc

19:54:22 19/09/2024
Đoàn công tác đã đến 3 vùng bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua của CH Séc gồm Opava, Krnov và Jesenik, đều là những địa phương có người Việt sinh sống.

Myanmar: 268 người t.hiệt m.ạng do lũ lụt

19:47:48 19/09/2024
Trước tình hình khẩn cấp này, chính quyền Myanmar đã kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngày 18/9, một tàu hải quân Ấn Độ đã cập cảng Yangon để cung cấp viện trợ bao gồm thực phẩm, thuốc men và vật dụng thiết yếu.

Các nền kinh tế châu Á trước thách thức tái thiết khi bão chồng bão

19:45:39 19/09/2024
Khi những tàn dư của bão Yagi còn chưa được khắc phục hoàn toàn châu Á lại phải hứng chịu thêm một cơn bão khác. Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải (Trung Quốc) với cường độ bão cấp 1.

Sri Lanka đóng cửa trường học để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống

19:42:44 19/09/2024
Ông Wickremesinghe khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng nếu đắc cử và cảnh báo rằng mọi chính sách chệch hướng so với yêu cầu của IMF sẽ dẫn đến nhiều rắc rối hơn.

Mỹ điều thêm quân tới đảo Alaska cách Nga chưa đầy 500 km

19:40:52 19/09/2024
Tuy nhiên, theo NORAD, số lượng các chuyến bay từ Nga vào vùng Alaska dao động hàng năm. Trung bình là 6-7 lần/năm. Năm ngoái, 26 máy bay Nga đã bay trong khu vực Alaska và tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã có 25 chiếc.

Đức tạm dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel do các thách thức pháp lý

19:38:02 19/09/2024
Bộ Kinh tế Đức hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết hiện không có bất cứ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nào của Đức đối với Israel.

Trí tuệ nhân tạo: Meta và Spotify đề nghị EU nhất quán quy định về AI

19:32:17 19/09/2024
Ngoài soạn thảo các quy tắc về bảo vệ dữ liệu, EU đã trở thành liên minh khu vực đầu tiên soạn thảo luật định quan trọng nhằm ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ, đó là Đạo luật AI có hiệu lực vào đầu năm nay.

Động lực khiến ngày càng nhiều quốc gia triển khai ETA

19:28:43 19/09/2024
Ông Aaron Wong, nhà sáng lập trang web du lịch The MileLion, cho biết ETA là một dạng sàng lọc trước với các du khách miễn thị thực. Theo ông Wong, ETA khác với visa bởi dành cho những trường hợp lưu trú ngắn hạn.

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.