Trật tự an toàn giao thông chuyển biến tích cực
Sau 1 năm kể từ khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) có nhiều chuyển biến tích cực. Tai nạn giao thông (TNGT) được kéo giảm trên cả 3 tiêu chí.
Lực lượng CSGT, Công an TP.Vũng Tàu kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện trên đường 30/4.
Theo Cục CSGT (Bộ Công an), năm 2020 cả nước xảy ra 14.510 vụ TNGT, trong đó có 8.344 vụ TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên và 6.166 vụ va chạm giao thông. Hậu quả làm 6.700 người chết, 4.384 người bị thương và 6.420 người bị thương nhẹ. So với năm 2019, số vụ TNGT giảm 17,7%, số người chết giảm 12,1%; số người bị thương giảm 20,7% và số người bị thương nhẹ giảm 24,7%. Ủy ban ATGT Quốc gia khẳng định, TNGT giảm cả 3 tiêu chí phần lớn đến từ hiệu quả của Nghị định số 100/2019/ NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ.
Video đang HOT
Tại tỉnh BR-VT, các tiêu chí về TNGT trong năm 2020 cũng được kéo giảm, đặc biệt là số vụ TNGT liên quan đến vi phạm về nồng độ cồn được kéo giảm rõ rệt. Đồng thời, ý thức tham gia giao thông của người dân trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tốt hơn, góp phần chung vào việc kéo giảm TNGT trên địa bàn.
Theo thống kê của Phòng CSGT-Công an tỉnh, năm 2020 toàn tỉnh xảy ra 606 vụ tai nạn và va chạm giao thông, hậu quả làm 219 người chết và 536 người bị thương. So với năm 2019, số vụ tai nạn và va chạm giao thông giảm 39 vụ (606/645 vụ, tỷ lệ giảm 6%); số người chết giảm 25 người (219/244 người, tỷ lệ giảm 10%).
Bên cạnh đó, lực lượng CSGT tỉnh và các địa phương đã thực hiện 13.731 ca tuần tra kiểm soát, lập biên bản vi phạm 49 ngàn trường hợp (trong đó 14.494 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 6.117 trường hợp vi phạm tốc độ, 982 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và 28 trường hợp có sử dụng ma túy). So với năm 2019, số biên bản đã lập giảm 3.941 trường hợp, số quyết định xử phạt vi phạm hành chính giảm 440 trường hợp.
Đại tá Nguyễn Văn Ninh, Trưởng Phòng CSGT-Công an tỉnh cho biết, xác định công tác bảo đảm TTATGT là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong việc kéo giảm TNGT trên địa bàn, ngay từ đầu năm Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương, lực lượng CSGT tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Nội dung tuyên truyền bám sát vào chủ đề năm An toàn giao thông 2020 là “Đã uống rượu, bia không lái xe” và bám sát tình hình thực tế tại địa phương, hướng đến các đối tượng là chủ xe, lái xe kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện, đoàn viên, HS, SV… là những người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp và xe đạp điện.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Nghị định số 100/2019/N-CP của Chính phủ và Luật Phòng, chống tác hại rượu bia với các mức phạt tăng nặng gấp nhiều lần so với trước đây đã tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và ý thức tham gia giao thông của đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh. ây là tín hiệu tích cực, góp phần kéo giảm số vụ tai nạn, va chạm giao thông và những hệ lụy do rượu, bia gây ra.
Đặc biệt trước sự kiên quyết từ lực lượng chuyên ngành cùng với mức xử phạt nghiêm khắc trong việc xử lý vi phạm nồng độ cồn, nhiều người đã từ bỏ thói quen điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia. “Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị định 100, lực lượng CSGT sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Lực lượng CSGT cũng phối hợp với công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, hành vi điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn, nhất là dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu”, Đại tá Nguyễn Văn Ninh nói.
Bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư
Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm tăng thêm khoảng 100 nghìn người.
Quang cảnh hội thảo.
Đây là thông tin từ hội thảo "Bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư" do Văn phòng Nhân quyền tổ chức diễn ra ngày 15-1 tại Hải Phòng.
Các đại biểu dự hội thảo đã giới thiệu, chia sẻ những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta xoay quanh mục tiêu nỗ lực bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư. Đặc biệt là quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài - vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhà nước ta đã thể chế hoá thành quy định pháp luật, hợp tác với các nước và khu vực trên thế giới thông qua các điều ước, thoả thuận quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện trách nhiệm của nhà nước với công dân, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Điều đó đã thể hiện sự ưu việt của chính sách, quyết tâm trong hành động bảo hộ công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của nhà nước ta đối với thế giới, cũng như trong tâm trí của người Việt Nam ở nước ngoài. Đây cũng là động lực khuyến khích sự đóng góp ngày càng nhiều của đồng bào ta ở nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội thảo cũng chia sẻ và trao đổi về những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống buôn bán người thông qua lao động di cư; các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; vai trò của các cơ quan báo chí trong tuyên truyền chính sách của nhà nước, góp phần bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư; phản bác lại những quan điểm sai trái của các thế lực thù định về lĩnh vực này...
Các mức phạt cho lỗi chạy quá tốc độ của ô tô và xe máy năm 2021 Trong tất cả những lỗi vi phạm giao thông thì chạy quá tốc độ là lỗi thường gặp nhất. Chạy quá tốc độ cũng làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông. Lái xe cần chú ý các biển báo hạn chế tốc độ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về...