Trao trả 15 xe máy cho người dân
Chiều ngày 15-7, CATP Quảng Ngãi tổ chức trao trả 15 xe máy cho nhân dân. Đây là số tang vật mà CATP Quảng Ngãi thu giữ sau khi triệt xóa băng trộm xe máy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.
Sau khi hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can trong băng trộm xe máy, chiều ngày 15-7, CATP Quảng Ngãi tổ chức trao trả 15 xe gắn máy cho nhân dân. Đa phần những xe máy do các đối tượng trộm là những xe có giá trị từ 35 đến 50 triệu đồng. Tổng số xe trao trả lần này có giá trị trên 300 triệu đồng
Trong số những người may mắn nhận được xe, anh Ngô Trường Sa – ở xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa vẫn không tin nổi mình có được giây phút nhận lại xe này. Vì gia đình khó khăn, mới xin được việc làm, anh Sa vây tiền ngân hàng để mua chiếc xe máy làm phương tiện đi lại, tuy nhiên chỉ mới sử dụng được vài tháng, thì bị kẻ gian trộm đi. Ước mơ có được chiếc xe máy là chuyện bình thường, nhưng đối với anh nó là cả tài sản lớn. Anh Sa vui mừng: Mong các anh công an phát huy tinh thần tấn công tội phạm như thế để đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân.
CATP Quảng Ngãi trả lại xe cho người dân
Video đang HOT
Cuối tháng 6-2012, CATP Quảng Ngãi cùng CAH Bình Sơn đã triệt xóa băng trộm trên 20 chiếc xe gắn máy. Các đối tượng bị bắt gồm Trịnh Quốc Bảo (SN 1987) ngụ tại xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn và Huỳnh Tấn Đức (SN 1984) ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Huỳnh Anh Văn Sinh (SN 1993), Nguyễn Hoàng Viên (SN 1991) và Phạm Ngọc Điệp (SN 1991) đều ngụ ở xã Bình Minh, huyện Bình Sơn về hành vi trộm cắp tài sản. Với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ phương tiện và trà trộn ở những nơi đông người, các đối tượng đã bẻ khóa trộm xe máy, sau đó đánh tráo biển số mang đi tiêu thụ…
Đa phần các đối tượng đều sống lang thang, không nghề nghiệp, hay tụ tập ăn nhậu các quán sá, khi hết tiền chúng câu kết lại với nhau đi trộm xe máy. Trung úy Trần Thanh Tùng – Đội CSĐT tội phạm về TTXH CATP Quảng Ngãi cho biết: “Đây là băng trộm rất chuyên nghiệp, chỉ cần chủ phương tiện sơ hở trong vài giây là mất xe. Sau khi trộm chúng đánh tráo biển số xe hoặc tẩy xóa số khung, số máy gây khó khăn cho công tác điều tra. Chúng hoạt động trên địa bàn rất rộng như: Tư Nghĩa, Bình Sơn, Sơn Hà và TP Quảng Ngãi..”
Để trả lại tài sản cho nhân dân, các cán bộ chiến sĩ CATP Quảng Ngãi đã không quản ngại ngày đêm điều tra, xác minh truy lùng đối tượng. Đây là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, được nhân dân tin yêu mến phục. Niềm vui của nhân dân cũng chính là động lực giúp các cán bộ chiến sĩ Đội CSĐT tội phạm về TTXH CATP Quảng Ngãi vượt qua mọi thử thách, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.
Theo ANTD
Những ấn tượng buồn
Sau khi Báo ANTĐ đăng bài viết: "Sang đường ở Hà Nội: Chiến thắng nỗi sợ hãi", kể lại trải nghiệm khó quên của những vị khách nước ngoài đến Hà Nội choáng ngợp trước thói quen giao thông của người dân địa phương, tôi đã có dịp trò chuyện với những khách nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Những hình ảnh giao thông như thế này theo nhiều người nước ngoài chỉ có ở Việt Nam
Còi xe: Âm thanh tạp nham
"Tôi là Tiamo Maldini đến từ Tây Ban Nha. Tôi đã nhiều lần đến Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Cảm nhận về Hà Nội ư? Thật tuyệt vời và thanh bình. Người dân thân thiện, cởi mở, các món ăn truyền thống cũng rất ngon. Song bạn biết không ấn tượng đầu tiên của tôi về Hà Nội lại là tình hình giao thông ở đây. Tôi biết bạn sẽ buồn khi tôi nói điều này nhưng giao thông ở Việt Nam lộn xộn tới mức khó tin. Không ở đâu trên thế giới, người dân lại lái xe "siêu" như ở Việt Nam. Tôi đã chụp rất nhiều bức ảnh về những kiểu lái xe có một không hai ở Hà Nội rồi gửi cho bạn bè. Họ đã vô cùng kinh ngạc và không thể giải thích được tại sao người ta có thể sống sót giữa sự hỗn tạp khi tham gia giao thông như thế.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi đến Hà Nội là năm 2002, khi đó quy định đội mũ bảo hiểm vẫn chưa được áp dụng, tình trạng đi xe máy chở 3 diễn ra rất phổ biến, thậm chí đã có lần tôi nhìn thấy cả gia đình trên một chiếc xe máy. Thú thật, ngồi trên xe taxi từ sân bay Nội Bài vào trung tâm thành phố, tôi nhiều lần tưởng như cầm chắc cái chết khi những chiếc xe máy cứ uốn lượn như con rắn trên đầu ô tô hoặc vượt phải một cách vô tư mà không cần nhìn trước, ngó sau. Vậy mà chẳng hiểu sao người lái xe taxi vẫn coi như không có chuyện gì xảy ra, ông ấy chỉ nói vài câu bực mình trước hành động điên rồ của một số người điều khiển xe máy. Tôi cảm thấy đó là người lái xe giỏi nhất tôi từng gặp và hẳn ông ấy phải có thần kinh thép mới có thể lái xe trong tình trạng giao thông hỗn độn như thế. Sau khoảng 45 phút, tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy mình bình an vô sự đến khách sạn. Tôi hết lời cảm ơn người lái xe và tặng ông ấy 20 USD vì đã giúp tôi trải qua một cuộc thử thách đầy gay cấn".
Anh Frank Marthin, một du khách người Hà Lan cho biết: "Bất kì người khách nước ngoài nào đến Hà Nội cũng đều ngạc nhiên tới mức khó hiểu bởi giữa những dòng phương tiện nối đuôi nhau di chuyển tấp nập trên đường phố là những tiếng còi không ngớt. Ở nước tôi, hầu như chỉ có cảnh sát mới dùng đến còi. Vậy mà, tôi không hiểu tại sao ở Hà Nội, bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào, người lái xe đều bấm còi inh ỏi, trong khi các phương tiện giao thông phía trước còn cách xa họ hàng cây số. Thậm chí, ngay cả khi họ biết chắc rằng phương tiện phía trước không thể nhích thêm giữa một biển người, thì người lái xe vẫn bấm còi mà không vì lý do nào cả.
Luật riêng lấn án luật chung
Theo khá nhiều vị khách nước ngoài thì khủng khiếp nhất có lẽ là tại các ngã ba, ngã tư trong khu phố cổ, những nơi không có đèn giao thông. Ở những nơi này, các phương tiện đi lại ngược xuôi, rẽ trái, rẽ phải không tuân theo một quy luật nào. Dường như, mỗi người đều tự tạo luật lệ của riêng mình. Còn với những "ông Tây" sống ở Việt Nam thì sao? Sau 5 năm sống và làm việc tại Hà Nội, anh Dennis, người Mỹ đã thành thật chia sẻ: "Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ hầu như bị cả người đi bộ lẫn các phương tiện giao thông khác phớt lờ. Có lẽ đó chính là lý do giải thích cho việc tại sao người đi bộ thường sang đường rất "ngẫu hứng", bất cứ nơi nào họ thích. Thời gian gần đây tình trạng giao thông ở Hà Nội có cải thiện hơn trước, nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của người dân vẫn chưa được nâng cao. Nhiều người vẫn vượt đèn đỏ, đi vào đường một chiều hoặc đi trái đường để khỏi đi đường vòng. Nguy hiểm hơn, trên các đoạn đường cao tốc, những dải phân cách bằng sắt thường bị tháo trộm, thậm chí những hàng cây trồng giữa hai làn đường cũng bị người dân phá đi để tiện cho việc sang đường".
Làm "rể" Việt Nam đã hơn chục năm nhưng anh James Madison, quốc tịch Mỹ cho rằng đến bây giờ vẫn không thể quen với kiểu tham gia giao thông "hồn nhiên" của người dân Hà Nội. "Những người bán hàng rong với xe thồ hàng cồng kềnh đứng ngay cạnh rìa đường để chào mời người mua. So với thời điểm 5 năm trước thì ô tô, xe máy đã tăng lên đáng kể, trong khi đường phố lại rất nhỏ hẹp khiến tôi cảm thấy như bị ngộp thở vào mỗi buổi chiều từ văn phòng về nhà. Với tôi, đây là khoảng thời gian đáng sợ nhất".
Nếu bạn đang ở Mỹ...
Ông Brian Chappell - một du khách người Mỹ khi trao đổi với PV Báo ANTĐ đã khẳng định: "Ở nước tôi phí nộp phạt khi vi phạm luật lệ giao thông rất cao. Ví dụ nếu bạn vượt đèn đỏ, tùy vào tình huống, bạn sẽ phải nộp phạt từ 80 đến 300 USD, đồng thời bị trừ từ 3 đến 4 điểm trong bằng lái xe (nếu bằng lái bị trừ 12 điểm, bạn sẽ bị cấm lái xe trong 6 tháng), hoặc bị tịch thu bằng lái trong vòng 1 tháng. Theo tôi để hệ thống giao thông Việt Nam được nâng cao và phát triển thì ngoài những thay đổi tích cực từ phía chính phủ, người tham gia điều khiển phương tiện giao thông cần phải có ý thức tự giác và có trách nhiệm hơn. Bên cạnh đó, giáo dục về luật lệ và an toàn giao thông nên được đưa vào chương trình học tại các trường học ngay từ bậc tiểu học".
Theo ANTD
Lật xe chở thép, một người bị thương nặng Khoảng 16h30 ngày 26-6, trên đoạn Quốc lộ 1A, thuộc tổ dân phố 2, thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) xảy ra vụ xe ô tô chở thép lật làm một người đi đường bị thương nặng. Hiện trường ô tô chở thép bị lật Xe ô tô tải biển số 76K-9844 chở hàng trăm ống thép dài trên 6m...