Trao thân rồi tôi cũng chưa biết gì về anh
Tôi muốn xem giấy khai sinh anh không cho, còn chứng minh thư anh bảo cũng làm mất rồi, nhà anh tôi cũng không được biết.
ảnh minh họa
Chúng tôi quen nhau bảy tháng, muốn tiến tới cuộc sống gia đình và sinh con đẻ cái. Tôi là sinh viên năm cuối, anh là kỹ sư xây dựng, tôi nhận lời yêu anh kể từ sau lần thứ tư chúng tôi vào nhà nghỉ (không đi quá giới hạn), cũng là ngày thứ 10 chúng tôi biết nhau qua mạng, nhắn tin và gặp gỡ. Anh xấu trai, tôi đồng ý yêu vì anh hiền lành, muốn lắng nghe tôi nói, đôi khi vui tính. Anh nói chuyện đáo để, hiểu biết và rất có hiếu với mẹ, sống tự lập, có bản lĩnh, tình cảm, coi trọng gia đình, đặc biệt anh thích khen ngợi người khác.
Anh khen tôi xinh, ngoan, nói rằng khó có thể tìm được người như tôi. Tôi không tự tin lắm, mặt có nhiều mụn, nói nhiều khi nhát gừng và rất ngây thơ, ít cười, hay buồn, cũng không cao ráo, điệu đà. Tôi ăn nói nhiều khi ích kỷ, không nghĩ đến anh, vậy mà anh chấp nhận tất cả, thông cảm cho tôi. Anh không biết tán gái, tôi không quan trọng điều đó, chúng tôi đến với nhau vì sự chân thật, vì tâm hồn của hai đứa chứ không phải hình thức, tiền bạc.
Mấy lần gặp đầu tiên, anh đã đưa tôi vào nhà nghỉ và đòi hỏi, có lẽ vì chúng tôi đã nói những quan điểm về tình dục rất sớm khi mới quen nhau và nhu cầu sinh lý của cả hai đều mạnh (điều đó không có nghĩa gặp nhau là để quan hệ). Tôi không đồng ý, anh đành chịu, đi bộ về nhà (do anh mới mất xe nên mỗi lần đi chơi toàn đi chung xe với tôi).
Anh từng quỳ xuống nâng nước mía cho tôi uống, van xin tôi hãy đón nhận anh. Anh kể có một cô nhà giàu đến tìm hiểu một năm rồi, chủ động khỏa thân, vồ vập anh nhưng anh gạt đi. Vì không có tình cảm nên anh mặc cho cô ta nói sẽ dùng tiền và tình để đưa anh vào tròng, còn muốn có thai với anh.
Video đang HOT
Anh hiền quá, không làm gì được khi ngày nào cô ta cũng đến tán chuyện với mẹ anh và còn mua đồ ăn đến, hai gia đình đều thích họ đến với nhau, mình anh không thích và đã vượt qua được cám dỗ, tôi khâm phục anh.
Rồi công ty anh cần người đi công tác trong Nam, ai đi sẽ được cấp nhà và xe, rồi được đề bạt làm phó phòng. Anh chưa đòi hỏi được tôi trao thân nhưng vẫn hỏi ý kiến. Nếu tôi muốn anh sẽ ở lại với tôi. Tôi quá mệt mỏi trước đòi hỏi tình dục của anh nên bảo anh đi, anh lại đi bộ đường xa về nhà. Không đòi hỏi được, anh định đi công tác và nói sẽ mang theo hình bóng tôi suốt đời.
Sau nhiều lần anh đòi hỏi và bày tỏ tình cảm, tôi cảm động và đã trao cho anh đời con gái. Khi đã nhận lời yêu anh, công việc của anh bận, ít nhắn tin cho tôi, tầm vài ngày mới nhắn. Tôi nhắn lại nhiều khi anh không trả lời vì bận đi làm thêm ba nơi khác, thi thoảng phải đi công tác vài ngày. Tôi vì thế mà giận dỗi, khóc lóc.
Chúng tôi gặp nhau cũng ít, một tháng gặp một hai lần, lần nào cũng quan hệ và cả hai đều thích như thế. Anh muốn tôi phục vụ tình dục và nhiều lần làm tôi đau rồi lại phớt lờ những đòi hỏi thân thể của tôi. Tôi nghĩ là anh mệt, công việc bận rộn nên chưa được chu đáo khi hai người quan hệ nhưng vẫn cảm nhận được những cử chỉ âu yếm, vuốt ve và ôm ấp đầy yêu thương của anh.
Anh hay ôm tôi vào lòng và hỏi về cuộc sống của tôi. Tôi hỏi về cuộc sống của anh thì anh bảo không có gì để nói. Tôi hỏi nhiều quá về anh cũng thấy rất mệt, sao anh không thể chủ động chia sẻ? Liệu như thế có thể tiến tới hôn nhân được không khi sự chia sẻ chỉ là một chiều và chúng tôi ít được nói chuyện với nhau.
Tôi muốn xem giấy khai sinh anh không cho, còn chứng minh thư anh bảo cũng làm mất rồi, nhà anh tôi cũng không được biết. Nếu muốn biết, tôi phải dẫn anh về gặp bố mẹ tôi nói chuyện đàng hoàng trước, anh rất muốn đến nhà tôi. Thấy anh đi một chiếc xe ga khác đến tự xưng là của mình tôi mới biết anh nói dối việc không có xe. Anh kể ở nhà còn một xe Dream nữa, nhưng sao anh không đi?
Anh nói dối tôi quá nhiều. Vì không gặp được anh thường xuyên nên tôi hay trách móc, anh đều bỏ qua. Tôi cảm thấy nghi ngờ nhiều lắm, không biết chút gì về thông tin cá nhân của anh. Mong các bạn cho tôi lời khuyên.
Theo VNE
Bộ trưởng Lao động thừa nhận việc tăng lương vẫn nặng tính hình thức
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận tiền lương so với yêu cầu mức tối thiểu mới đạt trên 60%. Nâng lương lần này chưa phải đã thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương.
Là người cuối cùng trong 4 vị tư lệnh ngành trả lời chất vấn trước Quốc hội kỳ này, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nhận được 20 phiếu chất vấn của đại biểu.
Sau 2 lần trì hoãn, vừa rồi quyết định tăng lương đã được thông qua, tuy nhiên đại biểu Phạm Tất Thắng cho rằng quyết định này vẫn cho thấy không giải quyết được vấn đề cơ bản là đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động. Dù ngân sách Nhà nước đã dành 11 tỷ đồng nhưng "chưa làm mát hơn cuộc sống của người thu nhập thấp".
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền tại phiên chất vấn sáng nay. Ảnh chụp qua màn hình.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cần đưa giải pháp để tăng lương có tác động tích cực đến người lao động, để không nặng tính hình thức như hiện nay.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Chuyền thừa nhận tiền lương so với yêu cầu mức tối thiểu mới đạt trên 60%. Nâng lương lần này chưa phải đã thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương.
Lý do vì theo lộ trình lẽ ra giai đoạn 2015-1016 tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu, nhưng do ngân sách khó khăn nên phải đi từng bước, phải giãn lộ trình. Năm nay do khả năng ngân sách, Hội đồng tiền lương đã nêu nếu tăng lương thì không có nguồn. Nhưng do yêu cầu, bất cập trong lương thực tế giữa cán bộ viên chức nhà nước và lương tối thiểu vùng phân theo khu vực doanh nghiệp nên dù khó khăn vẫn quyết định tăng lương.
Về phát triển nguồn nhân lực, đại biểu Nguyễn Đức Hiền bày tỏ lo lắng về nguồn nhân lực ngư nghiệp còn nhiều bất cập, đào tạo nghề còn khó khăn. Vì thế, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Lao động đánh giá về thực trạng ngư dân nói chung, có giải pháp đột phá gì để khắc phục ngư dân vươn ra biển lớn.
Bộ trưởng Chuyền cho biết, hiện lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm đến 47% tổng số lao động của cả nước. Từ năm 2009, Chính phủ đã có nghị quyết hỗ trợ người lao động nông thôn có điều kiện để lao động tốt hơn, trong đó có thủy sản, đặc biệt đạo tào nâng cao khả năng nghề. Từ khi Việt Nam chuyển từ đóng tàu vỏ gỗ sang vỏ sắt thì cần đào tạo bổ sung. Tổng cục Dạy nghề đã làm việc với tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi bàn biện pháp hỗ trợ.
Cũng liên quan đến vấn đề dạy nghề, giải quyết việc làm, đại biểu Ngô Văn Minh nêu thực tế nhiều trường nghề tuyển sinh nhưng không có người học, học ra không đáp ứng yêu cầu việc cần học, lãng phí đào tạo, ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp cụ thể sắp tới, không nhắc lại câu thường nói quen thuộc là "khẩn trương, tiếp tục đẩy mạnh".
Đại biểu Trương Minh Hoàng hỏi ý kiến của Bộ trưởng về việc phân biệt trong tuyển dụng lao động tại một số địa phương ở Đông Nam Bộ gây bất bình gần đây, có giải pháp gì để tạo bình đẳng trong việc tuyển dụng.
Về vấn đề thất nghiệp, đại biểu nêu thực tế khi có hàng vạn lao động qua đào tạo, nhất là sinh viên không có việc làm. Hiện có 174.000 cử nhân chưa có việc. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục trong việc dự báo cung cầu, định hướng chất lượng đào tạo.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Vụ lộ đề thi tuyển công chức: Hủy kết quả thi, kỷ luật hàng loạt cán bộ Bộ Công thương vừa kết luận về sai phạm trong việc để lộ đề thi tuyển công chức năm 2013 tại Cục Quản lý thị trường. Theo đó, Bộ Công thương công bố hủy bỏ kết quả cuộc thi, đồng thời tiến hành kỉ luật hàng loạt cán bộ có liên quan. Việc thi tuyển công chức thường bị dính nhiều nghi vấn...