Trao tặng phim tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chiều 22/2 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao tặng 5 phim tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Có mặt tại sự kiện, ngoài Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son còn có Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế – Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên và lãnh đạo một số đơn vị.
Các tác phẩm được trao tặng đợt này là những bộ phim do Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế – Bộ Thông tin và Truyền thông sản xuất. Phim sẽ được sử dụng để tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hệ thống trưng bày, trình chiếu phim tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
5 bộ phim sẽ khắc họa những chủ đề khác nhau trong sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong đó, Dấu chân Bác trên con đường cách mạng của Đảng gồm 2 tập với tổng thời lượng 60 phút, lý giải rõ ràng và sinh động con đường giác ngộ lý tưởng cách mạng của Người, quá trình Người tiếp cận và tìm ra con đường giải phóng dân tộc, cũng như con đường trở thành người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, những dấu ấn của chủ tịch Hồ Chí Minh trên con đường cách mạng của Đảng.
Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại Hà Nội, năm 1955. Ảnh: Time
Video đang HOT
Bộ phim Những sự tương đồng được sản xuất với sự hợp tác của hãng phim Latino thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, nói về sự tương đồng của hai nhà lãnh tụ kiệt xuất: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cuba Fidel Castro.
Dài 30 phút, Bác Hồ với đồng bào Tây Nguyên khắc họa tình cảm của Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và tình cảm của đồng bào đối với Bác trong giai đoạn kháng chiến cũng như trong thời kỳ phát triển, hội nhập ngày nay.
Bộ phim Bác Hồ – Nơi người đọc Tuyên ngôn độc lập cho người xem hiểu hơn về sự kiện lịch sử Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam.
Bộ phim cuối cùng trong danh sách là Bác Hồ trong trái tim những người lính. Với thời lượng 28 phút, phim giới thiệu về sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội nhân dân Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam, những ký ức đẹp đẽ của người lính về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Zing
"Nhiệm kỳ này, nước mắt của Tổng Bí thư rơi vào lịch sử"
"Nhiệm kỳ này chúng ta đã chứng kiến nước mắt của đồng chí Tổng bí thư rơi vào lịch sử" - đại biểu Quốc hội Lê Nam nói về trách nhiệm điều hành đất nước của các Bộ trưởng, người đứng đầu các địa phương, thậm chí trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, Nhà nước.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa).
Thảo luận ở hội trường Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đã có bài phát biểu ngắn gọn nhưng thẳng thắn, chỉ rõ những vấn đề bức xúc hiện nay.
"Cán bộ là cái gốc, ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Quốc hội đã kỳ vọng vào thế hệ bộ trưởng mới. Thực tế có nhiều lĩnh vực đã tạo dấu ấn. Đó là chỉ đạo phá các vụ án đặc biệt nghiêm trọng của Bộ Công an; tạo ra động lực phát triển nhà ở xã hội, khôi phục thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng. Có nhiều lĩnh vực tạo dấu ấn mạnh, được đông đảo cử tri quan tâm, khen ngợi như ngoại giao Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; ngành ngân hàng trong đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu ngân hàng thương mại; ngành giao thông vượt qua trở lực để có bước phát triển ngoạn mục về hạ tầng giao thông.... Đó là những kết quả thuyết phục"- ông Nam nói.
Tuy nhiên đại biểu Lê Nam khẳng định: "Bên cạnh đó xã hội quá nhiều bức xúc, quá nhiều yếu kém, có nhận xét không thiện chí rằng Việt Nam là nước không chịu phát triển. Nếu dám nhận chỉ trích thì chúng ta thấy rằng ý kiến đó cũng có lý. Nền kinh tế có cái gốc là sản xuất không ngừng tụt hậu, đời sống nông dân vẫn còn nhiều khốn khó, ngư dân muốn có tàu ra biển khơi đánh cá nhưng một năm rưỡi rồi cũng chưa xong tàu mẫu; môi trường sống ngày càng tồi tệ, chống tham nhũng cả chục năm rồi vẫn chưa vượt qua thời kỳ cầm cự".
Theo ông Nam, những vấn đề trên có những nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nguyên nhân rất lớn thuộc về trách nhiệm của các Bộ trưởng, của những người đứng đầu các ngành, địa phương, thậm chí trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, Nhà nước.
"Nhiệm kỳ này chúng ta đã chứng kiến nước mắt của đồng chí Tổng bí thư rơi vào lịch sử" - đại biểu Lê Nam phát biểu.
"Báo cáo của Chính phủ chưa làm rõ những vấn đề trên, chưa làm rõ ngành, địa phương làm tốt và chỉ thật rõ những ngành, lĩnh vực yếu kém gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Chính phủ tổng kết 5 bài học kinh nghiệm nhưng tôi đề nghị bổ sung thêm bài học thứ 6, đó là bài học về bản lĩnh, trách nhiệm của các đồng chí bộ trưởng, các thành viên Chính phủ và người đứng đầu ở các địa phương"- ông Lê Nam thẳng thắn.
Ông cho rằng bộ máy hệ thống chính trị, hệ thống người ăn lương nhà nước quá lớn, vượt khả năng chịu đựng của ngân sách nhà nước.
Đại biểu Lê Nam nhận định, Trung ương và Chính phủ đang chỉ đạo tinh giảm biên chế đảm bảo đời sống người lao động nhưng với chủ trương, giải pháp đang làm sẽ không thể giảm được vì không biết giảm ai. Theo ông Nam cần sớm nghiên cứu tiếp cận những sáng tạo, trăn trở của các địa phương, các ngành, ví dụ như đề nghị sáp nhập các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Quảng Ninh; cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông vận tải ở Bộ Giao thông vận tải, bệnh viện công tư ở Đồng Nai.
Nhà nước nên chuyển phần lớn bệnh viện cho các doanh nghiệp quản lý; ngành giáo dục cũng nên như vậy. Nhà nước không nên tiếp tục tổ chức làm giáo dục, y tế như thời bao cấp.
"Quan tâm tới giáo dục, y tế bằng chính sách bảo hiểm y tế, bằng chế độ học phí, làm theo hướng đó mới phát triển được, giảm được bộ máy và giảm được chi tiêu thường xuyên và tiền lương được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội"- ông Nam nêu quan điểm.
Dẫn ra chuyện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước khi Người qua đời thì hỏa táng, không được tổ chức phúng viếng linh đình, làm tốn kém tiền bạc thời gian của nhân dân, ông Lê Nam liên hệ tới việc nhiều địa phương làm tượng đài, quảng trường hoành tráng, lãng phí trong khi còn nhiều người thất học, người nghèo, thiếu tiền làm nhà cho các gia đình chính sách... Ông Nam yêu cầu Chính phủ báo cáo vấn đề này với Quốc hội.
Thế Kha
Theo Dantri
Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Bác Hồ Tới dự buổi Lễ có toàn thể cán bộ nhân viên Đại sứ quán, sinh viên, đại diện Hội người Việt Nam tại Mông Cổ... Ngày 19/5/2015, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã phối hợp với Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam và Trường số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ...