Trao tặng 12 bộ áo dài ngũ thân cho 7 bảo tàng nhân ngày Di sản Việt Nam
Chiều 19/11 tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ trao tặng áo dài ngũ thân truyền thống của các nghệ nhân cho một số bảo tàng.
Theo đó, 12 bộ áo dài (áo ngũ thân tay chén) của các nghệ nhân Đỗ Minh Tám, Phạm Văn Tuyền, Nguyễn Minh Đời, Lê Đăng Toản, Phan Thị Thuận, Phạm Văn Thực và Kiến trúc sư Ngô Trần Thiện Toàn (Việt kiều hiện định cư tại Australia hiến tặng) cho 7 bảo tàng, gồm: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Bảo tàng Hà Nội; Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.
Những bộ áo dài ngũ thân truyền thống được tặng cho các bảo tảng là sản phẩm đặc sắc của các nghệ nhân. Ảnh: ĐLV.
Đây là sự kiện doTrung tâm Hỗ trợ phát triển Áo dài ngũ thân truyền thống – CLB Đình làng Việt tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và chào mừng Hội Nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. BTC mong muốn, những tấm áo này phần nào sẽ hỗ trợ các bảo tàng trong việc trưng bày, quảng bá phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam hiệu quả nhất.
12 bộ áo dài truyền thống được trao tặng là những bộ thường phục áo ngũ thân tay chẽn kết cấu, tạo hình theo phong cách trang phục áo thời Nguyễn. Mỗi bộ trang phục đều được làm bằng phương thức thủ công, có chất liệu và kỹ thuật dệt, may riêng, mang dấu ấn của từng người thợ.
Nỗ lực quảng bá và lan tỏa vẻ đẹp của áo dài ngũ thân truyền thống
Trong thời gian qua, vấn đề về áo dài luôn nóng trên truyền thông, nổi bật nhất là vấn đề áo dài của Việt Nam bị nước ngoài mạo danh, đánh tráo để trở thành thương hiệu của họ.
Video đang HOT
Hình ảnh trang phục áo dài truyền thống đang mất dần, thay thế bằng các loại trang phục cách tân, may, mặc xa rời bản sắc văn hóa Việt Nam, từ đó trang phục áo dài – biểu tượng văn hóa của Việt Nam bị có nguy cơ bị xóa nhòa.
Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cùng các nghệ nhân trao tặng áo dài cho các bảo tàng. Ảnh: ĐLV.
Trước vấn đề này, nhiều tổ chức, cá nhân đã lên tiếng và có những hành động cụ thể nhằm bảo vệ áo dài, như Bộ VHTTDL, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… đã tổ chức nhiều hoạt động hội thảo, triển lãm nhằm quảng bá và bảo tồn áo dài. Đặc biệt Sở VHTT Thừa Thiên Huế hơn một năm qua đã xây dựng và thực hiện đề án Huế – Kinh Đô áo dài Việt Nam nhằm vinh danh áo dài là Di sản văn hóa quốc gia và trong tương lại sẽ Di sản văn hóa Thế giới.
Hiện nay, đông đảo người Việt trong và ngoài nước mong mỏi áo dài sớm được tôn vinh đúng giá trị của nó, Nhà nước sớm công nhận trang phục này là Quốc phục – biểu tượng văn hóa quốc gia.
Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, CLB Đình làng Việt trong 6 năm qua đã nỗ lực quảng bá ao dài. Năm 2020, CLB Đình làng Việt đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ và phát triển Áo dài truyền thống, tập hợp những người yêu di sản áo dài, có niềm đam mê may mặc, bảo tồn giá trị thẩm mỹ và văn hóa của trang phục áo dài ngũ thân truyền thống.
Các thành viên của CLB Đình Làng Việt đã và đang nỗ lực lấy lại vị thế của áo dài truyền thống. ĐLV.
Trong thời gian vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Áo dài ngũ thân truyền thống đã tổ chức nhiều hoạt động, tập hợp được nhiều tổ chức, cá nhân may, mặc áo dài theo tinh thần thẩm mỹ dân tộc, thực hiện các hoạt động văn hóa cộng đồng để tôn vinh áo dài, giúp áo dài truyền thống trở lại đời sống thường nhật, đặc biệt là đến gần hơn với giới trẻ.
Nhằm hỗ trợ các bảo tàng trong việc giới thiệu, quảng bá áo dài Việt Nam, Trung tâm đã tổ chức vận động các nghệ nhân hiến vải, dành công may áo dài để trao tặng các bảo tàng.
Đỗ Trịnh Hoài Nam mang áo dài nửa tỷ đồng tới Mỹ
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam sẽ xuất xưởng hàng trăm bộ áo dài ngay trên đất Mỹ để quảng bá hình ảnh áo dài truyền thống của Việt Nam.
Từ việc tham gia 2 tuần lễ thời trang New York Couture Fashion Week 2017 và 2019, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã có quyến định "Mỹ tiến" để quảng bá tà áo dài của Việt Nam.
Nam NTK cho biết, trong suốt thời gian dịch bệnh xuất hiện, anh bỏ lỡ nhiều Tuần lễ thời trang quốc tế nhưng anh lại dành thời gian nhiều hơn cho việc thiết kế các bộ sưu tập áo dài mới. Việc ứng dụng những công nghệ từ các làng nghề thủ công xưa với các công nghệ tiên tiến cũng được anh nghiên cứu rất nhiều.
Lần đưa áo dài tới Mỹ này, anh quyết tâm đặt cả văn phòng đại diện của mình ở đây. Mục tiêu quang trọng nhằm quảng bá áo dài Việt đến gần hơn với bạn bè thế giới, đặc biệt tại Mỹ nơi có rất nhiều cộng đồng người Việt tại đó.
Anh cho biết, ở thị trường đặc biệt khắt khe này, anh sẽ giới thiệu những chiếc áo dài tỉ mỉ, kỳ công được thực hiện bởi bởi hàng trăm nghệ nhân đến từ các làng nghề, nhà thiết kế làm việc liên tục trong 6-8 tháng. Bởi vậy, giá mỗi chiếc áo sẽ lên tới 575 triệu.
Bên cạnh đó, anh sẽ cho ra mắt dòng áo dài phổ thông giá mềm hơn.
"Một hộp vải 12 quả có giá tới 400.000 đồng tại Nhật từng khiến nhiều người Việt choáng váng hay câu chuyện xoài xuất ngoại giá 1,5 triệu/thùng/12 quả, thì áo dài nửa tỷ đồng trên đất Mỹ chắc cũng không lạ", NTK chia sẻ.
Mục tiêu của NTK là mỗi tháng khoảng 100 bộ áo dài được xuất xưởng tại Mỹ.
Câu chuyện áo dài Trang phục là một trong những yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa tộc người. Áo dài - trang phục truyền thống Việt Nam, không chỉ là một trong những biểu tượng xác nhận bản sắc văn hóa nước ta, mà còn thể hiện tâm hồn người Việt Nam khi mà loại trang phục này phù hợp với mọi tầng lớp trong...