Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Lãnh sự và Giám đốc Trung tâm Thông tin
Chiều 14/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ đi công tác nhiệm kỳ tại nước ngoài và Giám đốc Trung tâm Thông tin của Bộ Ngoại giao.
Tham dự buổi lễ trao quyết định còn có Trợ lý Bộ trưởng khiêm Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á Phạm Sao Mai và thủ trưởng các đơn vị có liên quan.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã quyết định: Bổ nhiệm ông Nguyễn Trác Toàn, Vụ trưởng, Bộ Ngoại giao, nguyên Công sứ – Người thứ Hai, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, giữ chức Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Hoa Kỳ, thay ông Hồ Xuân Sơn, Tổng Lãnh sự, hết nhiệm kỳ.
Bổ nhiệm ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao, giữ chức Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh, Trung Quốc, thay ông Tô Quốc Tuấn, Tổng Lãnh sự, hết nhiệm kỳ.
Bổ nhiệm ông Đoàn Thanh Song, Quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin, giữ chức Giám đốc Trung tâm Thông tin, Bộ Ngoại giao.
Phát biểu tại Lễ trao quyết định bổ nhiệm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chúc mừng các cán bộ vừa được bổ nhiệm làm Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Giám đốc Trung tâm Thông tin. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh đây là sự tin tưởng vào năng lực và kinh nghiệm của Lãnh đạo Bộ đối với các cán bộ được bổ nhiệm.
Căn dặn và trao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh tin tưởng, với kinh nghiệm của mình, các vị tân Tổng Lãnh sự sẽ phát huy được năng lực và sở trưởng của mình, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiếp tục xây dựng địa bàn mình phụ trách ngày càng phát triển đóng góp vào thành công chung của đối ngoại đất nước.
Video đang HOT
Đối với ông Đoàn Thanh Song, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh tin tưởng vị tân Giám đốc Trung tâm Thông tin sẽ lãnh đạo đơn vị cùng với các đơn vị có liên quan của Bộ, đẩy mạnh ứng dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Ngoại giao để tăng cường hiệu quả công việc, hiện đại hóa, bảo đảm bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong điều kiện mới.
Thay mặt cho các cán bộ được bổ nhiệm, ông Nguyễn Trác Toàn cảm ơn sự tin tưởng của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và tập thể Lãnh đạo Bộ giao đối với các cán bộ được giao nhiệm vụ mới.
Cảm ơn lời dặn dò của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đối với các cán bộ vừa được bổ nhiệm, ông Nguyễn Trác Toàn khẳng định sẽ luôn nỗ lực hết sức mình, phát huy năng lực, không ngừng học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành công chung của công tác đối ngoại đất nước.
Theo TG&VN
Việt Nam ưu tiên tăng cường vai trò của chủ nghĩa đa phương
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an Lên Hợp Quốc (LHQ) nhiệm kỷ 2020-2021.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, ưu tiên của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an là tăng cường hơn nữa vai trò của chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Xin Phó Thủ tướng cho biết ý nghĩa kết quả của cuộc bầu cử?
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Tối hôm qua (theo giờ Việt Nam), tại New York, Đại hội đồng LHQ đã bầu Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.
Việc trúng cử với số phiếu rất cao là tin mừng đối với chúng ta, thể hiện các nước hết sức coi trọng vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam và đặc biệt là khả năng đóng góp vào công việc chung của thế giới khi Việt Nam tham gia vào Hội đồng Bảo an.
Như chúng ta đã biết, tại LHQ, Hội đồng Bảo an là cơ quan có vai trò hàng đầu trong việc đóng góp vào hòa bình, an ninh của thế giới. Với việc tham gia vào Hội đồng Bảo an, Việt Nam sẽ tham gia vào một tổ chức toàn cầu trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, hòa bình và giải quyết những vấn đề xung đột trên thế giới.
Xin Phó Thủ tướng cho biết những ưu tiên của Việt Nam trong việc đóng góp vào nghị trình của Hội đồng Bảo an sau khi trúng cử?
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hội đồng Bảo an LHQ có vai trò hết sức quan trọng trong những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là vấn đề hòa bình, an ninh. Do đó, những đóng góp của Việt Nam sẽ dựa trên cơ sở những chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an.
Ưu tiên của Việt Nam là tăng cường hơn nữa vai trò của chủ nghĩa đa phương, mong muốn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết những vấn đề toàn cầu, vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh. Đó là mục đích cao nhất mà Việt Nam mong muốn đóng góp vào Hội đồng Bảo an LHQ.
Đương nhiên, Hội đồng Bảo an sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề. Với vai trò, kinh nghiệm của mình, Việt Nam mong muốn đóng góp vào những vấn đề như giải quyết sau xung đột; vấn đề phụ nữ, trẻ em trong xung đột; xử lý bom mìn sau xung đột. Qua quá trình tham gia, Việt Nam nhận thấy đây là những vấn đề quan trọng và là những ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Bảo an.
Việc Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an còn nhằm mục đích xây dựng môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới, qua đó bảo đảm một môi trường hòa bình để phát triển hơn nữa.
Thưa Phó Thủ tướng, sau khi trúng cử, đâu sẽ là những lợi ích thiết thực cho Việt Nam và đâu sẽ là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi đảm nhiệm vị trí này?
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hội đồng Bảo an LHQ có 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực và 10 thành viên không thường trực. Điều quan trọng nhất tại đây là sự phối hợp, hợp tác của các nước thành viên không thường trực và thường trực để giải quyết những vấn đề, đảm bảo các vấn đề đưa ra giải quyết đạt được đồng thuận tốt nhất.
Trong thời gian vừa qua, một kinh nghiệm trong Hội đồng Bảo an là trên 90% các vấn đề được giải quyết, thông qua bằng đồng thuận, điều đó đảm bảo cho việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an có hiệu quả cao hơn.
Khi những nghị quyết của Hội đồng Bảo an không đạt được thống nhất hoặc có sự phủ quyết của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có nghĩa rằng trong Hội đồng Bảo an tồn tại sự khác biệt, thậm chí là chia rẽ. Đây là điều Việt Nam cần tránh.
Đặc biệt, Việt Nam phải có sự phối hợp tốt với các nước thành viên thường trực cũng như thành viên không thường trực khác để tạo được sự đồng thuận tốt nhất ở các vấn đề.
Bất cứ một nước thành viên nào của Hội đồng Bảo an đều phải thể hiện quan điểm trên tất cả các vấn đề được đưa ra, do vậy, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như ra quyết định chính xác.
Xin Phó Thủ tướng cho biết ý nghĩa của việc Việt Nam tham gia ứng cử vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an?
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việc Việt Nam quyết định tham gia ứng cử làm thành viên Hội đồng Bảo an LHQ cũng là thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Đó là chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XII, theo đó Việt Nam tích cực, chủ động tham gia hội nhập quốc tế.
Việc tham gia Hội đồng Bảo an cũng là thể hiện tinh thần của Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Việt Nam tham gia vào những vấn đề có thể giải quyết cũng như sẵn sàng dẫn dắt, làm trung gian hòa giải những vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng.
Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về những nỗ lực để đạt được kết quả đáng mừng này?
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Quyết định tham gia Hội đồng Bảo an là quyết định quan trọng, thể hiện vai trò, vị thế của Việt Nam nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của Việt Nam là thành viên trong LHQ, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chúng ta tham gia vào Hội đồng Bảo an để có những đóng góp vào vấn đề quan trọng nhất hiện nay của thế giới là duy trì được hòa bình, an ninh và ổn định.
Đây cũng là lần thứ 2 Việt Nam tham gia vào Hội đồng Bảo an. Sự tham gia, đóng góp của Việt Nam trong nhiệm kỳ đầu tiên, năm 2008-2009, đã được các thành viên LHQ công nhận. Do vậy, lần này khi Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an LHQ cũng đã có được sự tín nhiệm của các nước thành viên LHQ.
Nhưng điều đó không có nghĩa Việt Nam trúng cử một cách nghiễm nhiên, đây là một quá trình trong vòng 10 năm qua chúng ta đã hết sức quyết liệt vận động để trúng cử với số phiếu cao nhất, với tư cách là một ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương tham gia vào Hội đồng Bảo an.
Hội đồng Bảo an là tổ chức có vai trò hết sức quan trọng, các thành viên LHQ đều mong muốn có thể ứng cử để trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an nhưng không phải nước nào cũng có thể ứng cử và trúng cử và sự cạnh tranh hết sức quyết liệt giữa các nước trong cùng một nhóm.
Trong lịch sử đã có những cuộc bầu cử với hơn 140 vòng mà không bầu được thành viên của nhóm nước đó để trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an. Cũng có những đại diện của nhóm nước ra tranh cử nhưng qua rất nhiều vòng không đạt được 2/3 số phiếu cần thiết. Vì thế, thành quả Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương và được bầu với số phiếu cao vào Hội đồng Bảo an là nỗ lực, quyết tâm rất lớn của chúng ta.
Trong 10 năm qua, nhiều nước trong khu vực muốn ra tranh cử nhưng bằng nhiều hình thức, cách tiếp cận để vận động, cuối cùng chúng ta được chọn là ứng viên duy nhất. Điều đó cho thấy uy tín, vị trí, vai trò của Việt Nam và khả năng đóng góp của Việt Nam cho Hội đồng Bảo an đã tạo ra được sự thống nhất trong nhóm Châu Á - Thái Bình Dương đề cử Việt Nam.
Năm 2020, Việt Nam cũng sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, chúng ta sẽ tận dụng cơ hội khi đảm nhận vai trò kép như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Năm 2020, theo cơ chế luân phiên, Việt Nam sẽ là Chủ tịch ASEAN, đồng thời cũng bắt đầu một nhiệm kỳ của Hội đồng Bảo an. Điều thuận lợi là Việt Nam có thể đóng góp vào kết nối quan hệ giữa tổ chức LHQ hay Hội đồng Bảo an với các tổ chức khu vực. Đây cũng là một quan tâm trong LHQ để tăng cường sự phối hợp giữa LHQ với các tổ chức khu vực. Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam có vị trí để đề xuất, thúc đẩy vấn đề này.
Đương nhiên, 2020 sẽ là năm hết sức bận rộn, khó khăn và nhiều công việc phải làm khi chúng ta cùng lúc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và nếu như theo luân phiên, tháng 1/2020 Việt Nam sẽ làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an. Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ phải làm gấp đôi khối lượng công việc.
Xin cám ơn Phó Thủ tướng!
Theo Danviet
Cử tri đề nghị "tư lệnh" ngành quyết liệt hơn nữa để tạo chuyển biến tích cực Qua 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, cử tri cả nước đánh giá cao những chuyển biến tích cực trong các phiên chất vấn, song cử tri cũng mong rằng sau chất vấn, các vấn đề nổi cộm sẽ có những chuyển biến tích cực bằng sự vào cuộc thực sự, quyết liệt của các Bộ trưởng. Cử tri Đỗ...