Trao quyền chủ rừng cho nông dân
“Chính quyền và lực lượng chức năng phải hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng; không can thiệp quá sâu vào việc trồng và tiêu thụ lâm sản trên diện tích rừng kinh tế” – ông Vũ Đức Thuận- Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Sơn La, bảo vậy.
Tự nguyện trồng rừng
Rừng thông bản Áng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu được khoanh nuôi, bảo vệ tốt nên đã thành điểm tham quan du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: K.T
Đến với những cánh rừng mới trồng trong 3 năm trở lại đây thuộc 2 huyện Vân Hồ và Mộc Châu của tỉnh Sơn La, thấy cây rừng phát triển tốt, tỷ lệ sống rất cao và đặc biệt là người dân không còn xâm hại diện tích rừng nữa. Nói về hiệu quả này, ông Đào Mạnh Phong-Hạt trưởng Kiểm lâm Mộc Châu, cho biết: Chúng tôi đã tuyên truyền để nông dân nhận thức được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của nông dân khi tham gia bảo vệ và phát triển vốn rừng. Khi người dân ý thức được vấn đề thì họ chuyển từ hành động ép buộc sang tự giác nên hiệu quả cao và có tính bền vững.
Video đang HOT
Cách để Mộc Châu huy động sức dân trồng và bảo vệ rừng chính là trao quyền chủ động cho người dân trong việc trồng và sử dụng sản phẩm. Ông Lò Văn Quán, dân bản Ta Niết, bảo rằng: Khi hạt kiểm lâm huyện vận động chúng tôi giao lại đất lâm nghiệp mà chúng tôi đã chiếm dụng để làm nương thì họ không phạt mà chỉ hướng dẫn chúng tôi thực hiện trồng rừng và hỗ trợ chúng tôi cây giống.
“Cán bộ bảo ai trồng cây gì thì sau này hưởng lợi từ cây ấy, không ép chúng tôi về chủng loại cây giống, mật độ cây trồng và cách thức tiêu thụ sản phẩm. Nhà tôi cũng có hơn 3.000m2 đất nương nằm trong diện tích đất lâm nghiệp và tôi đã trồng hơn 200 cây xoan và hoa ban. Hoa ban tôi trồng ở gần nhà để làm đẹp, còn xoan thì chỉ sau 3 năm nữa là tôi được bán gỗ. Bán gỗ xong lại trồng tiếp. Vừa giữ được rừng, vừa có nguồn thu”.
Chính quyền là người định hướng, hỗ trợ
Nói về cách huy động sức dân trồng và bảo vệ rừng của Mộc Châu, ông Vũ Đức Thuận, cho biết: Đó là cách làm đúng đắn và sáng tạo. Thực tế qua kiểm kê rừng vừa qua, toàn tỉnh Sơn La có tới 318.000ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Kiểm lâm đang tham mưu cho tỉnh chuyển diện tích đất này sang làm rừng sản xuất, giao cho nông dân trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác sản phẩm.
“Có một thực tế là trong thời gian vừa qua, chính quyền can thiệp quá sâu vào quá trình trồng cũng như khai thác, sử dụng sản phẩm lâm nghiệp nên chưa thật sự khích lệ được người trồng rừng. Bây giờ sẽ phải thay đổi, chính quyền chỉ là người định hướng, hỗ trợ người dân trồng rừng và đưa ra những cảnh báo khi cần thiết. Còn nông dân chính là chủ rừng, họ có quyền quyết định trồng loại cây gì, mật độ ra sao, khai thác khi nào… Như vậy, họ mới thực sự là chủ rừng và quyền đó giúp họ yêu quý rừng hơn”.
Để nâng cao năng lực hỗ trợ, định hướng người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng, ông Thuận cũng cho biết: Chúng tôi đã xây dựng danh mục với 56 loại cây trồng có lợi ích kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thực tế lâm nghiệp của Sơn La để người dân lựa chọn. Đồng thời chi cục cũng đã kiến nghị với tỉnh, với trung ương về việc tăng cường phụ cấp cho cán bộ lâm nghiệp cấp xã để nâng cao khả năng bám sát địa bàn và hiệu quả hoạt động của cán bộ lâm nghiệp ở cơ sở.
The Danviet
Mãn hạn tù về quê, vươn lên thành nhà nông giỏi
Mãn hạn tù trở về quê hương, anh Lê Song Toàn, thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã vượt qua mặc cảm, vươn lên trở thành nông dân giỏi của địa phương.
Anh Lê Song Toàn giới thiệu bàu nuôi cá của gia đình. Ảnh: Đ.M.T
Tốt nghiệp trung cấp thú y, năm 2000, Lê Song Toàn khởi nghiệp với nghề làm dịch vụ thú y ở địa phương. Làm ăn được vài năm, tích lũy vốn kha khá, thì sự việc đáng tiếc xảy ra. Ngày ấy, do thiếu hiểu biết, có 1 lần anh kéo điện để canh giữ đàn bò của gia đình khi vắng nhà. Một con bò đã vướng dây và bị điện giật. Thấy vậy, ông chú ruột của anh tới giải cứu. Khi ông chạm vào con bò thì cũng bị điện giật tử vong. Phạm tội gây chết người, năm 2005, Toàn bị kết án tù.
Do cải tạo tốt, năm 2007, Toàn được mãn hạn tù trở về địa phương. Gia cảnh lúc này trắng tay, cuộc sống rất khó khăn, nhưng Toàn không nản chí, anh bắt tay gầy dựng lại cơ nghiệp. "Ban đầu tôi đi làm bốc vác bắp hột, tiền công không được bao nhiêu nhưng cũng giúp tôi xoay xở. Rồi tôi làm cho anh ruột với công việc dịch vụ thú y, chăn nuôi gia súc và xay xát thóc, gạo. Có chút vốn, tôi tách ra làm riêng. Có được sự ổn định là nhờ được bà con, anh em, chính quyền động viên, giúp đỡ"- anh Toàn nhớ lại.
Đến nay, sau gần 10 năm chí thú làm ăn, gia đình anh Toàn đã có cơ ngơi kha khá với 4ha rừng trồng cây nguyên liệu giấy; chuồng nuôi 6 heo nái ngoại, chủ yếu bán con giống; 2 heo nọc phối giống; 5ha mặt nước bàu (đầm) đấu thầu nuôi cá nước ngọt, nuôi vịt; cùng với cơ sở dịch vụ thú y. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình anh Toàn còn để dư ra 50 triệu đồng.
Ông Phan Văn Định- Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Hòa Hiệp chia sẻ: "Nhằm chia sẻ, động viên anh Toàn từ những ngày đầu trở về làm kinh tế, câu lạc bộ nuôi cá nước ngọt của thôn đã cho Toàn vay 10 triệu đồng để góp thêm vốn đầu tư nuôi gà, cá... Chi hội cũng thường xuyên động viên, thăm hỏi để anh phấn khởi có thêm động lực vươn lên...".
Còn ông Dương Ngọc Hùng-Trưởng thôn Hòa Hiệp khẳng định: "Anh Toàn luôn có ý chí làm giàu và tham gia tích cực các hoạt động vì lợi ích cộng đồng ở địa phương, trong đó nhiều lần tham gia hiến máu nhân đạo...".
Theo Danviet
"Bỏ túi" 400 triệu đồng/năm từ mô hình VACR Anh Phạm Anh Thạch, thôn Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát (Bình Định) là điển hình của địa phương trong việc phát triển kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Phạm Anh Thạch đang chăm sóc rừng keo lai của gia đình. Ảnh: N.T Anh Thạch kể, diện tích đất rừng và trang trại nhà...