Trào lưu xé sách giải tỏa áp lực sau kỳ thi
Hàng năm, cứ sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp hay thi đại học, các sân trường lại ngập tràn, tung bay, trắng xóa những trang sách bị xé vụn.
Đối với những học sinh vừa trải qua kỳ thi đại học căng thẳng thì có rất nhiều cách để họ thể hiện sự giải tỏa tâm lý cũng như thời khắc từ biệt cuộc đời học sinh của mình. Nhưng trào lưu xé sách tồn tại đã nhiều năm trong giới học sinh, sinh viên lại khơi gợi lên những cảm nhận khác.
Hình ảnh xé sách tràn ngập trên mạng
Sau khi một vài tấm ảnh xé sách tại trường thi được post lên một diễn đàn Trung Quốc thì chỉ sau đó không lâu hàng loạt các tấm ảnh khác cũng được tải lên. Ngay tại Việt Nam thì trào lưu “xé sách tạm biệt những kỳ thi” cũng đang trở nên phổ biến. Trong những bức ảnh lưu giữ kỉ niệm đó là hàng trăm học sinh đứng tại lan can, sân trường và trong lớp học xé sách vở tung lên trắng xóa cả khuôn hình. Bên cạnh là những gương mặt vui tươi hớn hở, cười sảng khoái của những bạn học sinh, sinh viên.
“Ngộ nhỡ thi trượt thì sao?”
Đó là thắc mắc của không ít người trước những hình ảnh xé sách trên. Thực tế thì với tỷ lệ “chọi đại học” cao như hiện nay thì cảnh cửa đại học chính quy mở ra đối với các thí sinh không phải là quá dễ dàng. Nên việc các học sinh xé sách khi vừa bước ra khỏi phòng thi theo nhiều người thì đây không hẳn là “hành động sáng suốt”. Đem câu hỏi này đi phỏng vấn các bạn học sinh, sinh viên, nhiều người cũng tỏ ra bối rối trả lời “Ừ nhỉ? Em cũng không nghĩ đến trường hợp đó, chỉ biết lúc đó vui sướng quá nên bắt chước các bạn”, hay “Em thì cho rằng đó là một trong những phương pháp lấy hên, ngăn chặn vận đen khi mà đỗ đại học rồi sẽ không cần phải sờ tới những kiến thức cấp 3 nữa”…
Video đang HOT
Một trào lưu không nên phổ biến rộng rãi
Tâm lý giải tỏa sau kỳ thi đại học căng thẳng thì ai cũng thấu hiểu, nhưng có lẽ giới trẻ nên chọn những phương pháp giải tỏa tâm lý ý nghĩa hơn.
Hành động xé sách xem ra có vẻ nhỏ vì đây là tài sản cá nhân nhưng trên thực tế hành động này lại khiến nhiều người phản cảm và lên án. “Hiện nay còn rất nhiều học sinh tại những vùng thôn quê không có điều kiện mua sách vở để học, trong khi đó chúng ta lại tàn phá tri thức như vậy. Tôi kịch liệt phản đối hành động xé sách”, Trung (ĐH Bách Khoa) phản đối.
“Không biết xé sách giúp các bạn giải tỏa bao nhiêu phần tâm lý nhưng vô tình các bạn lại khiến người khác ức chế tâm lý vì thấy cảnh tượng trên. Điển hình là các bác lao công là một ví dụ, người ta phải gò lưng ra quét dọn vụn sách như vậy cả ngày trời”…My (Cao đẳng Truyền hình) cũng tỏ ra bất bình.
Các chuyên gia ngành giáo dục thì cho rằng: mười mấy năm đèn sách chắc chắn nhiều học sinh không tránh hỏi hiện tượng “chán sách vở”, cuộc sống đơn điệu. Hành động xé sách vở sau kỳ thi của các em có thể lý giải nhưng không thể tán đồng. Bất luận thế nào chúng ta cũng nên quí trọng tri thức và chọn cho mình những cách giải tỏa ý nghĩa hơn.
Dưới đây là những hình ảnh xé sách đang ngập tràn trên các trang mạng:
TIGÔN
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Khủng hoảng stress' ở học sinh tiểu học
Một phần ba học sinh tiểu học Trung Quốc đang bị căng thẳng tâm lý, hệ quả của hệ thống giáo dục quá nhiều áp lực và sự kỳ vọng quá mức vào con cái của các bậc phụ huynh, theo kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây ở Anh.
Học sinh tiểu học Trung Quốc chịu nhiều stress ở trường học. (Ảnh: China Daily)
Giáo sư Therese Hesketh tại Trường University College London (Anh) đã tiến hành cuộc khảo sát khoa học với hơn 2.000 học sinh trong độ tuổi từ 9 đến 12 ở miền đông Trung Quốc.
Theo khảo sát này, trẻ em Trung Quốc từ 6 tuổi trở lên đang bị stress nghiêm trọng ở trường học.
Hơn 80% trẻ em được hỏi lo lắng quá mức về các kỳ thi, 2/3 trẻ em sợ bị thầy cô phạt và gần sợ bị bố mẹ đánh đòn.
Kết quả còn cho thấy có 3 em được hỏi thì 1 em có các dấu hiệu về thể chất thể hiện tình trạng stress như đau đầu và đau dạ dày.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Telegraph, GS. Hesketh cho biết: "Sự căng thẳng ở thanh niên Trung Quốc đã được ghi nhận sau khi xảy ra một số vụ tự tử gây chú ý của học sinh lứa tuổi trung học, nhưng có rất ít các cuộc nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện ở các em học sinh tiểu học.
Vấn nạn stress bắt đầu xảy ra khi các em lên 6 tuổi và đi học. Các em cảm thấy bị ám ảnh vì phải chạy đua thứ hạng với các bạn học trong những kỳ thi hàng tuần. Các em cảm thấy căng thẳng cùng cực".
Theo Telegraph, chính sách con một của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nhiều đứa trẻ lớn lên cùng với bố mẹ và ông bà hai bên nội ngoại. Tất cả đều dồn tất cả sự quan tâm đặc biệt cho các em, kỳ vọng và thúc giục các em phải thành công. Ở một quốc gia có số dân lên tới 1,3 tỷ người như Trung Quốc, việc giành được một "chiếc vé" vào trường đại học, kiếm được một công việc trong lĩnh vực công và học lên cao là một quá trình cạnh tranh khốc liệt.
Tầng lớp trung lưu mới của Trung Quốc luôn nỗ lực và làm mọi cách để đứa con duy nhất của họ vượt lên trên những đứa trẻ khác. Nghiên cứu cho biết nhiều bậc phụ huynh, trước đây không có cơ hội học hành đến nơi đến chốn giờ đang dồn vào đầu tư cho đứa con duy nhất của họ. Bởi vậy, với trẻ em Trung Quốc, hàng núi bài tập về nhà và hàng giờ các hoạt động ngoại khóa không còn là chuyện gì quá xa lạ. Môi trường giáo dục khắc nghiệt và đầy tính cạnh tranh đang dẫn đến mức độ căng thẳng cao và các triệu chứng tâm thần ở học sinh Trung Quốc.
Theo Dân Trí
Học sinh Trung Quốc: Mất chơi vì học Sáu giờ sáng một ngày thứ Bảy lạnh lẽo, Lưu Trí Phàn miễn cưỡng ra khỏi chiếc chăn ấm, bạn ấy có ba lớp đang chờ đợi: Tiếng Trung Quốc, môn toán và tiếng Anh. Sức ép học tập khiến các học sinh Trung Quốc không còn thời gian nghỉ ngơi, chơi đùa (Ảnh minh hoạ, ảnh THX) "Mình ước mình có thể...