Trào lưu sử dụng ma túy tổng hợp ở giới trẻ
Một nhóm nữ tuổi “teen” sử dụng thuốc lắc bị Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) bắt giữ.
Xuất hiện ở nước ta chưa lâu, nhưng ma túy tổng hợp (MTTH) đang được một bộ phận không nhỏ giới trẻ lao vào sử dụng. Họ lầm tưởng rằng, sử dụng MTTH không gây nghiện, song trên thực tế, loại ma túy này đang gây ra những hậu quả khôn lường.
Nước mắt người cha
Ông Nguyễn Văn Chí, trú tại phố Hàng Khoai, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngồi đối diện tôi trong căn phòng đặc quánh khói thuốc. Mấy tháng không gặp, trông ông già sọm đi, mái tóc thêm nhiều sợi bạc. Ông thốt lên một cách tiếc nuối: “Giờ tôi chẳng còn gì”.
Vốn nhanh nhẹn nên sau ngày về hưu, ông Chí cùng bạn bè đứng ra thành lập công ty riêng ở phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm chuyên kinh doanh các loại mặt hàng nhập khẩu gồm nhân sâm, linh chi và các thiết bị gia dụng.
Công việc làm ăn xuôi chiều, mát mái nên chỉ thời gian ngắn, vợ chồng ông đã có được một vốn liếng kha khá. Con trai ông Nguyễn Văn Minh, 30 tuổi sau khi tốt nghiệp Đại học Thương mại được ông Chí đưa về công ty gia đình để kèm cặp, với hy vọng sau này Minh sẽ thay ông gánh vác việc kinh doanh.
Video đang HOT
Rồi ông thở dài não nề, kể lại: Mọi chuyện bắt đầu từ lần gia đình ông có người họ hàng ở TP HCM ra Hà Nội chơi. Vốn cùng trang lứa nên tối đó, Minh kéo theo một nhóm bạn đi chơi đến khuya mới về và có lẽ đây là lần đầu tiên con ông tìm đến MTTH. Rồi Minh bắt đầu đi sớm về khuya, vài ngày mới về nhà. Mật độ đi của Minh ngày càng dầy hơn. Về đến nhà, Minh ủ rũ như tàu lá, nằm lăn trên giường ngủ ly bì vài ngày…
Cho đến một ngày, Minh mang chiếc xe ôtô vừa mua hơn 1 tỷ đồng đi cầm cố thì ông mới biết nó đang cùng bạn bè “đốt cháy” tương lai của mình trong những quán bar, nhà nghỉ với MTTH. Ông gọi hỏi, răn đe rồi bảo Minh nhưng rồi nó vẫn chứng nào tật ấy. Chiếc xe máy trị giá hàng trăm triệu đồng, ông mua cho Minh để đi lại làm ăn cũng bị mang đi cầm cố, lấy tiền ăn chơi.
Qua câu chuyện của ông, tôi được biết: Suốt mấy tháng qua, vợ chồng ông “lao tâm, khổ tứ” vì cậu con trai đang cai nghiện MTTH ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương. Từ một chàng trai khỏe mạnh, rắn rỏi hôm nào giờ đây con trai ông gầy mòn, héo rũ như tàu lá chuối, không ăn, không ngủ, đờ đẫn như tượng đá, chẳng thể kiểm soát được hành vi của mình… Chẳng những vậy, gia sản mà cả đời vợ chồng ông lăn lộn, ki cóp cũng vì thế mà lần lượt “đội nón ra đi”. Nói đến đây, giọng ông nghẹn lại.
Tác hại của ma túy tổng hợp
Ma túy tổng hợp còn có các tên gọi khác nhau là viên lắc, thuốc điên, viên hoàng hậu… có thể gây nghiện gấp nhiều lần so với thuốc phiện và heroin. Đó là khẳng định của bác sỹ Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mai Hương. Dùng MTTH không có triệu chứng vật vã, đau khớp, như dùng heroin và thuốc phiện nên nhiều người nhầm tưởng nó không gây nghiện.
Bác sỹ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết: MTTH không gây hội chứng cai về cơ thể, nhưng người nghiện lại bị lệ thuộc về mặt tâm thần. MTTH đưa nhanh đến các rối loạn dẫn đến các tế bào thần kinh bị tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng, phá hủy nhân cách, hành vi của con người.
Khi sử dụng MTTH, họ có thể làm được những việc mà bình thường không thể làm được, như nhảy múa, hát hò suốt đêm, nhiều người bị tác động về sinh lý, cùng lúc có quan hệ tình dục với rất nhiều người. Đó chỉ là trạng thái tức thời, sau đó họ sẽ rơi vào khủng hoảng mỏi mệt, vật vã và khi thiếu thuốc thì lại phải tiếp tục sử dụng…
Nếu cùng lúc kết hợp sử dụng MTTH với rượu và một số chất kích thích khác thì độc tính sẽ tăng cao hơn rất nhiều, trong y học gọi là “loạn thần Methamphetamin”… trường hợp này, gây nguy hiểm nghiêm trọng.
Khi đi thực tế để viết bài báo này, phóng viên Báo Công an nhân dân cũng có một số buổi gặp gỡ, tiếp xúc với một số “dân bay” đã từng bị Công an bắt giữ và được biết, ngoài việc thỏa mãn thú ăn chơi, một số lái xe đường dài sử dụng MTTH để chống mệt mỏi, buồn ngủ. Một số trường hợp thì muốn giảm cân hoặc do lạm dụng trong các kỳ thi có tính chất quyết định… Nhưng họ đã gánh chịu hậu quả khôn lường.
Theo CAND
Rau mầm - Bổ hay độc?
Rau mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng quý nhưng không phải mầm cây nào cũng tốt, cũng vô hại.
Đã từng xảy ra những vụ ngộ độc rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau.
Loại rau giàu dưỡng chất
Rau mầm là tên gọi chung cho nhiều thứ mầm non khác nhau. Rau trồng bằng các loại hạt giống phổ biến như: củ cải, cải bẹ xanh, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, cỏ linh lăng, vừng đen, rau dền...
Có thể chia rau mầm làm hai loại: rau mầm trắng (trồng trong điều kiện không có ánh sáng, vì vậy rau có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng), rau mầm xanh (trồng trong điều kiện có ánh sáng, vì vậy rau có thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh).
Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E...), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.
Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, chuyển hoá các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng học Mỹ, rau mầm thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.
Có thể gây ngộ độc
Khoảng giữa tháng 5-2010, cơ quan quản lý thực phẩm tại tiểu bang Oregon (Mỹ) đã phát hiện vi khuẩn Salmonella trong loại rau mầm cỏ linh lăng. Ít nhất 22 trường hợp nhiễm độc rau mầm cỏ linh lăng đã được ghi nhận, trong đó có một em bé bốn tháng tuổi. Liền sau đó, nhà chức trách đã cho thu hồi, tiêu huỷ loại rau mầm này.
Theo báo chí Mỹ, đây cũng là lần thứ 12 kể từ năm 1995, rau mầm trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở Mỹ.
Thật ra không riêng gì rau mầm cỏ linh lăng, mà hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau bị nhiễm khuẩn cũng là đương nhiên.
Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.
Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận trong mầm khoai tây có chứa độc chất solanine, mầm của các loại dưa dây có độc chất giống như trong sắn và măng (chứa glucozit sinh axit xyanhydric), mầm hạt đậu ván già có độc chất sapo glucozite và trypsin...
Nếu ăn phải những độc chất này, có thể bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, thở gấp, chóng mặt... nặng hơn có thể nguy hiểm tính mạng.
Ăn rau mầm sao cho an toàn?
Rau mầm không khó để tự trồng, nếu có điều kiện thì các gia đình nên tự trồng để ăn trong nhà. Trường hợp phải mua thì nên chọn rau mầm của những nhà cung cấp uy tín, bảo đảm có sự giám sát của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và bày bán ở những nơi tin cậy được.
Trước khi sử dụng rau mầm nên rửa thật kỹ ba lần dưới vòi nước đang chảy, sau đó ngâm rau trong nước thêm 15 phút. Không nên mua các loại rau bóng mượt vì có thể là rau có thuốc kích thích tăng trưởng.
Rau mua về nên sử dụng ngay trong vòng 24 giờ, cũng có thể bảo quản trong túi nilông hoặc hộp nhựa thoáng khí ở điều kiện 5C, tối đa từ 4 - 5 ngày. Cảnh giác với những loại rau mầm để tủ lạnh đến 10 - 15 ngày vẫn không bị hư, vì có thể có chất bảo quản.
Các hoá chất nếu có trong rau mầm có thể sẽ bị tiêu huỷ hoặc giảm đi nhiều nếu rau được nấu chín. Vì vậy nên hạn chế ăn sống rau mầm. Người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn rau mầm sống.
ThS.BS Võ Thị Thu
Giảng viên bộ môn đông y, học viện y dược học cổ truyền Việt Nam
Theo SGTT
Khi nào cần nghỉ ngơi? Bạn có nhận ra khi nào thì cần phải nghỉ ngơi không? 6. Khi stress "tấn công" Khi bạn thấy mỏi mệt với những công việc nhàm chán giống nhau hàng ngày thì hãy làm một điều gì đó mới mẻ mà bạn muốn. Đó cũng là một cách thư giãn cho bản thân đấy. 5. Tâm trí bị "sa lầy" Bạn đau...