Trào lưu săn lùng nhà giá rẻ ở Hà Nội
Suốt cả năm rồi, cứ nghe ở đâu mở bán dự án hoặc người quen nào giới thiệu căn hộ, mảnh đất hợp lý là 2 vợ chồng Mai lại tất tả đi xem, rồi về cân đo đong đếm có nên mua hay không.
Vợ chồng chị Hoàng Phương Mai đã chạy đôn đáo để tìm căn hộ khoảng 800 triệu đồng từ cuối năm ngoái. Hai vợ chồng đã đi xem trên dưới 10 dự án chung cư, vài chục căn hộ tập thể cũ cũng như chung cư mới.
Hồi tháng 7, khi nghe tin một căn hộ ở Thanh Trì sẽ được mở bán với giá hợp lý, hai vợ chồng chị quyết định phục để có được một suất tại đây. Tuy nhiên, đến lúc chủ đầu tư mở bán thì chị lại không đăng ký kịp, thế là vuột mất cơ hội. Tìm hiểu qua “cò” thì được biết giá chênh đã lên tới 40 triệu đồng.
“Đến đợt mở bán hồi cuối tháng 9, mình vừa nghe tin liền lao ngay đến sàn giao dịch của chủ đầu tư và xuống tiền luôn. Dù sao thì để tìm được một căn hộ có giá vừa túi tiền cũng không phải dễ”, chị Mai chia sẻ.
Vợ chồng anh Lê Minh Tân cưới nhau được gần 4 năm nhưng vẫn phải đi thuê trọ. Cũng có ý định mua nhà từ lâu nhưng chưa thu xếp được tài chính ngay một lúc nên anh Tân vẫn lưỡng lự. Hồi cuối tháng 6 nghe tin sẽ có một dự án ở Hà Đông được bán với giá trên 14 triệu đồng một m2, lại được thanh toán theo kiểu trả góp, anh Tân quyết định vay ngân hàng để mua một căn.
Anh Tân chia sẻ, những căn hộ hiện có giá hợp lý, được đông khách hàng quan tâm thì môi giới cũng nhảy vào rất nhiều nên vừa mở bán đã cháy hàng.
“Vì thế, người mua nhà nên phải nhanh tay hoặc liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư để được hưởng giá sát nhất. Mình quyết định chậm nên phải mua qua cò và mất 12 triệu tiền chênh để có căn hộ ưng ý “, anh Tân cho hay.
Nhiều người đã mất hàng năm trời để tìm được một căn hộ ưng ý tại Hà Nội
Video đang HOT
Cũng trăn trở từ lâu để có được một căn nhà ở Hà Nội, vợ chồng anh Nguyễn Văn Đông đang ở trọ khu vực Nghĩa Tân vào cuộc săn lùng căn hộ có giá trên dưới 700 triệu đồng từ đầu năm. Anh chia sẻ đã đi xem rất nhiều căn hộ ở những dự án được quảng cáo là giảm giá. Tuy nhiên, chủ yếu chủ đầu tư khuyến mại thông qua việc tặng nội thất, ô tô hoặc tài trợ lãi suất, một số nơi thì vẫn đắp chiếu…
“Vì thế, tính ra tiền mua một căn hộ cũng không giảm được là bao. Đối với những người mua nhà có tài chính eo hẹp thì những ‘chiêu’ đó không hấp dẫn bằng việc giảm giá trực tiếp căn hộ”, anh Đông chia sẻ. Sau một thời gian dài cân nhắc, đầu tháng 8 âm lịch anh Đông quyết định mua một mảnh đất thổ cư ở ngoại ô và dự định sẽ xây nhà cấp 4 để ở tạm, khi nào có tiền sẽ xây dựng sau.
Giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho rằng, các căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng ở Hà Nội chắc chắn được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, khi mua nhà, người dân không chỉ quan tâm đến giá cả mà cần chú ý cả những yếu tố khác như hạ tầng, thời gian nhận nhà, tính pháp lý của căn hộ…
“Các yếu tố khác như sự tiện lợi của trường học, bệnh viện, giao thông, chất lượng thi công… cũng rất quan trọng đối với một người mua nhà. Ngoài ra, tiến độ thi công của dự án cần phải được đảm bảo, điều kiện hợp đồng như thuế, phí, sổ đỏ… phải rõ ràng, đặc biệt là với những căn hộ có diện tích nhỏ”, ông Võ nói. Còn đối với đất thổ cư giá rẻ ở ngoại ô, theo ông Võ, người mua nhà nên chú ý đến tính pháp lý của mảnh đất để tránh tình trạng mua rồi nhưng không bán được.
Đồng tình với quan điểm của ông Võ, một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cũng cho rằng người mua nhà nên quan tâm đến cả các yếu tố khác của căn hộ như hạ tầng, dịch vụ… đặc biệt là tiến độ thi công dự án.
“Khách hàng không nên quá chú ý đến các hình thức khuyến mại hay hỗ trợ lãi suất bởi thực chất đó chỉ là nghệ thuật kinh doanh của chủ đầu tư để hút khách. Điều người mua nhà cần quan tâm nhất là giá nhà là bao nhiêu, có phù hợp với mặt bằng thị trường hay không và tính toán đến khả năng chi trả của mình”, ông này nói.
Theo ông Võ, tại Hà Nội hiện đã có chủ đầu tư giảm giá xuống 10 triệu đồng một m2 thì trong tương lai, có thể những dự án khác cũng sẽ phải giảm giá và tạo ra mặt bằng mới cho thị trường.
Theo Dantri
Những uẩn khúc cần làm rõ trong việc cấp sổ đỏ ở 24 Nguyễn Thiệp
Là mảnh đất xảy ra tranh chấp khiếu kiện kéo dài từ năm 1993, nhưng nhà 24 phố Nguyễn Thiệp, phường Nguyễn Trung Trực vẫn được cấp sổ đỏ. Sự việc này khiến nhiều người cho rằng có dấu hiệu bao che của chính quyền địa phương gây thiệt hại quyền lợi công dân.
Theo đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Tuân, tạm trú tại tổ 30A đường Nước Phần Lan, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ gửi đến báo Dân trí phản ánh UBND phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình đã xét duyệt sai quy trình, trái pháp luật đơn xin cấp giấy chứng nhận QDSĐ cho ông Phạm Nam tại 24 phố Nguyễn Thiệp, gây thiệt hại quyền lợi các thành viên trong gia đình ông Nguyễn Đình Tuân.
Nội dung đơn của ông Nguyễn Đình Tuân nêu rõ: Thửa đất mang 3 số nhà 24, 26, 28 trên phố Nguyễn Thiệp, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình có nguồn gốc sở hữu của cụ Nguyễn Đình Minh và vợ Nguyễn Thị Thảo (bố mẹ ông Nguyễn Đình Tuân) đã sinh sống nhiều đời. Khi còn sống, ông bà Minh - Thảo, cùng các con: Nguyễn Đình Lộc, Nguyễn Thị Tài, Nguyễn Đình Ngân, Nguyễn Đình Tuân đều sinh sống tại đây.
Ông Nguyễn Đình Tuân đề nghị thành phố xem xét lại giấy chứng nhận QSDĐ của ông Nam (Ảnh: Ngọc Cương)
Năm 1972, cụ Nguyễn Thị Thảo nhận bà Dương Thị Phương (tức Sự), Giám đốc Công ty Rau hoa quả làm cháu nuôi. Đồng thời cho phép bà Phương được làm nhà ở trên diện tích 30m2. Do không biết chữ, cụ Thảo nhờ con trai cả Nguyễn Đình Lộc viết giấy cam đoan, đồng ý cho bà Dương Thị Phương làm nhà trên diện tích 30 m2. Tháng 4/1972, gia đình cụ Minh - Thảo thực hiện lệnh di tản. Trong thời gian này, bà Phương và chồng là Phạm Nam tự ý xây nhà lấn chiếm ngoài diện tích được cho làm nhà thêm 29m2, nâng tổng số diện tích sở hưu lên 59m2.
Ngày 19/8/1993, báo Hà Nội Mới đăng danh sách những người mua bán nhà được xem xét hợp pháp hóa. Trong danh sách này có tên ông Phạm Nam, với phần diện tích xin hợp thức hóa là 30m2. Sau khi danh sách được công bố, gia đình ông Nguyễn Đình Tuân đã làm đơn kiến nghị dừng xem xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ với lý do gia đình ông Phạm Nam đang lấn chiếm 29m2 đất của gia đình. Muốn hợp pháp hóa phần đất 30m2 theo giấy cam đoan cụ Nguyễn Thị Thảo cho năm 1972, ông Phạm Nam phải trả lại 29 m2 lấn chiếm.
Tháng 10/1994, Sở Nhà đất TP. Hà Nội triệu tập tại trụ sở UBND phường Nguyễn Trung Trực giải quyết tranh chấp tại số nhà 24-26-28 phố Nguyễn Thiệp. Tại buổi làm việc, ông Phạm Nam khẳng định toàn bộ 59 m2 gia đình ông đang sử dụng được cụ Thảo viết giấy chuyển nhượng. Ông Nam có đưa ra 2 giấy phô tô gồm: Giấy cam đoan ngày 28/3/1972 Giấy cam kết ký ngày 5/4/1972. Tuy nhiên, khi gia đình ông Nguyễn Đình Tuân yêu cầu ông Nam xuất trình bản gốc hai tờ giấy cam kết có chữ ký của cụ Nguyễn Thị Thảo thì ông Nam không có.
Vì những lý do này, Sở Nhà đất TP. Hà Nội đã đình chỉ việc xem xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình ông Phạm Nam tại 24 phố Nguyễn Thiệp vì nhà đang có tranh chấp.
Sau khi cụ Thảo và người con cả Nguyễn Đình Lộc qua đời, năm 2010, ông Phạm Nam tiếp tục nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ lên UBND phường Nguyễn Trung Trực. Theo xác nhận của phường Nguyễn Trung Trực, ông Nam nộp 2 giấy cam kết gốc viết tay ngày 28/3/1972, giấy cam kết viết ngày ngày 5/4/1972 và khẳng định toàn bộ 59 m2 mà ông đang sử dụng đều là của gia đình.
Theo lời ông Nguyễn Đình Tuân, ngay từ lúc ông Phạm Nam nộp đơn đã có nhiều dấu hiệu bất bình thường. Tại Biên bản cuộc họp ngày 5/10/1994 có nêu cụ Nguyễn Thị Thảo không biết chữ, mọi giấy tờ liên quan đều do các con của cụ thực hiện, nhưng trong bản cam kết ký ngày 5/4/1972 ông Nam xuất trình lại do cụ Thảo trực tiếp viết và ký tên. Trong danh sách xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ năm 1993, ông Phạm Nam chỉ xin hợp pháp hóa 30m2, tương ứng phần diện tích cụ thảo cam kết cho bà Phương (vợ ông Nam) xây nhà ký ngày 28/3/1972. Tuy nhiên, trong đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ năm 2010, ông Phạm Nam lại xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ với tổng diện tích 59m2, bao gồm cả diện tích bị gia đình ông Nguyễn Đình Tuân tố cáo lấn chiếm.
UBND quận Ba Đình vẫn bỏ qua ý kiến chỉ đạo của TP. Hà Nội
Gia đình ông Nguyễn Đình Tuân đã gửi đơn khiếu nại lên UBND phường Nguyễn Trung trực đề nghị không xem xét đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nam vì 2 lý do trên. Tuy nhiên, bà Phùng Thị Hòa, nguyên Chủ tịch UBND phường đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Xét duyệt vẫn phê duyệt đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ của gia đình ông Phạm Nam, trong đó có nội dung khẳng định "hiện không có tranh chấp khiếu kiện", mặc dù UBND phường biết rõ đang xảy ra tranh chấp kéo dài suốt từ năm 1993 và chưa được giải quyết dứt điểm.
Để đảm bảo quyền lợi, ông Nguyễn Đình Tuân tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên UBND quận Ba Đình và UBND TP. Hà Nội đề nghị xem xét lại việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ sai quy định cho ông Phạm Nam, tố cáo những dấu hiệu bao che của Chủ tịch UBND phường Nguyễn Trung Trực đối với hành vi lấn chiếm 29m2 của gia đình ông Phạm Nam.
Từ ngày 23/9/2011 đến ngày 21/8/2012, UBND TP. Hà Nội đã 4 lần ra văn bản đề nghị quận Ba Đình xem xét giải quyết đơn thư khiếu nại của ông Nguyễn Đình Tuân về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ sai quy định cho ông Phạm Nam tại phố Nguyễn Thiệp nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mới nhất, ngày 21/8/2012, Phó Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội Phạm Chí Công đã ký văn bản yêu cầu UBND quận Ba Đình xem xét giải quyết dứt vụ việc trong tháng 8/2012, nhưng quận Ba Đình vẫn giữ thái độ yên lặng đến khó hiểu.
Ngày 16/5/2012, ông Đỗ Viết Bình khi đó còn là Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình ký văn bản số 557/UBND-TTr gửi ông Nguyễn Đình Tuân trả lời đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Phạm Nam, cùng những dấu hiệu bao che của lãnh đạo UBND phường Nguyễn Trung Trực đối với hành vi chiếm đoạt đất đai của ông Nam. Đón nhận văn bản trả lời của UBND quận Ba Đình, gia đình ông Nguyễn Đình Tuân tỏ ra rất bất bình bởi toàn bộ nội dung trả lời chỉ dựa trên những thông tin UBND phường Nguyễn Trung Trực báo cáo lên trong văn bản số 115/UBND.
Trao đổi với PV báo Dân trí ngày 22/9/2012, ông Nguyễn Đình Tuân khẳng định, gia đình ông chưa bao giờ nhận được văn bản trả lời của UBND phường Nguyễn Trung Trực về nội dung đơn khiếu nại liên quan đến tranh chấp tại số nhà 24-26-28 phố Nguyễn Thiệp. Mặt khác, nội dung văn bản số 115/UBND ngày 15/8/2011 của UBND phường Nguyễn Trung Trực gửi lên UBND quận Ba Đình cũng có nhiều dấu hiệu bất thường: Biên bản cuộc họp Hội đồng xét duyệt xem xét lại quy trình xét duyệt đơn cấp giấy chứng nhận QSDĐ diễn ra ngày 8/8/2011 và 11/8/2011 không ghi rõ ai chủ trì? Ai chịu trách nhiệm? Cuộc họp đề thành phần tham dự là 9, nhưng chỉ có 6 người ký (Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường và Trưởng Công an phường không ký biên bản).
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình, ông Nguyễn Đình Tuân đề nghị UBND TP. Hà Nội, cùng các cơ quan chức năng xem xét giải quyết đơn khiếu nại mà gia đình gửi đi nhiều tháng qua không được giải quyết Thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ 59m2 nhà 24 Nguyễn Thiệp Cho giám định bản cam kết viết tay gốc ngày 5/4/29712 Có những hình thức xử lý những cán bộ sai phạm.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Dùng hóa chất bón cho cỏ siêu ngọt chữa bách bệnh Để cỏ siêu ngọt có thể sinh trưởng tốt, nhiều người dân Tp Hồ Chí Minh đã dùng cả hóa chất độc hại, trộn vào đất để trồng cỏ. Đổ xô săn lùng cây giống cỏ siêu ngọt Được biết, cỏ ngọt có tên quốc tế là Stevia rebaudiana, Việt Nam gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Cỏ ngọt, cúc ngọt, cỏ...