Trào lưu săn đồ hiệu 2hand trên sóng livestream của giới trẻ Trung Quốc: Trời lạnh rồi, mau chốt đơn thôi!
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, thú vui săn đồ hiệu second-hand trên sóng livestream đang dần trở thành trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc.
Moon Doãn nói về đồ hiệu second-hand: “Đừng nghĩ mấy cô lên báo ầm ầm là tự khắc bán đồ Au” Nối tiếp đại dịch, cơn ác mộng tiếp theo đang xảy đến với thời trang xa xỉ: Đồ hiệu second-hand!
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, thú vui săn đồ hiệu second-hand trên sóng livestream đang dần trở thành trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc.
Giới trẻ xứ Trung ngày càng có nhiều người mê mẩn đồ xa xỉ, nhưng lại theo xu hướng săn đồ second-hand trên sóng livestream. Không ít người nhanh chóng “chốt đơn” túi hiệu hoặc đồng hồ cao cấp đã qua sử dụng khi xem livestream bởi những lời quảng cáo hoa mỹ của người bán. Tuy nhiên trên thực tế, mua đồ second-hand trên sóng livestream lại lời ít lỗ nhiều .
Do bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác nhau như chia hoa hồng cho nền tảng, kênh cung cấp và sự khan hiếm hàng hiệu second-hand… nên người bán thường phải tăng giá sản phẩm hơn nhiều so với giá trị thực tế.
1 chiếc túi có giá gốc là 13 nghìn tệ (tương đương 45,8 triệu đồng) vẫn có thể được bán gần bằng giá gốc sau 2 năm sử dụng (Ảnh minh họa)
Sản phẩm đã qua sử dụng càng nhiều lần thì giá trị sẽ theo đó mà bị giảm đi. Lúc này, vai trò của con buôn giống như 1 người trung gian. Chẳng hạn như nhập về chiếc túi Louis Vuitton second-hand chỉ bằng 1 nửa giá trên quầy, sau đó bán lại cho người khác với giá giảm 60-70%. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết, thực tế tăng hoặc giảm còn phụ thuộc vào độ chịu chi của người mua và mức khan hiếm của món hàng đó.
Hoàng Nham chuyển hướng sang kinh doanh đồ second-hand từ năm 2016. Tuy nhiên, để đặt chân vào thị trường đồ hiệu second-hand không phải là 1 việc dễ dàng.
“Riêng khoản đầu tư đã là 1 con số không tưởng, đấy còn chưa nói đến chuyện nguồn khách không ổn định. Làm nghề này chỉ dựa vào mối hàng cá nhân không đủ, mà phải đến các cuộc triển lãm hàng xa xỉ đã qua sử dụng được tổ chức tại khách sạn 5 sao của địa phương hàng tuần.” – Cô gái chia sẻ.
Các mặt hàng xa xỉ second-hand trong triển lãm chủ yếu tiêu thụ được thông qua 3 cách sau: Cách thứ nhất là bán trực tiếp cho những người cùng ngành; thứ 2 là hợp tác với các “con buôn” để livestream bán hàng; thứ 3 là trao đổi hàng hóa giá trị tương đương, chẳng hạn như đổi túi xách lấy đồng hồ.
“Cho đến nay, ngành công nghiệp đồ hiệu second-hand vẫn chưa có quy trình và tiêu chuẩn nhất định.” – Hoàng Nham nói.
Ảnh minh họa
Hoàng Nham cho biết, dù có nhiều kinh nghiệm nhưng chỉ cần gặp những thương nhân lão làng thì cô chắc chắn bị thiệt, dẫn đến mất ít nhất 5-10% lợi nhuận hàng năm. Thêm vào những rủi ro khác chẳng hạn như trong trường hợp không may mua phải đồ ăn trộm, hậu quả ít nghiêm trọng nhất là bị cảnh sát tịch thu, còn tổn thất chỉ có thể tự mình gánh chịu. Mặc dù có ký kết thỏa thuận khi mua bán, nhưng tại Trung Quốc hiện chưa có chính sách tương ứng để bảo vệ quyền lợi cho những người bán hàng second-hand.
Thị trường đồ hiệu second-hand đã tồn tại ở Trung Quốc khoảng 10 năm, nhưng phải từ năm 2016 mới thực sự lọt vào “mắt xanh” và nhanh chóng trở thành xu hướng mới của giới trẻ. Theo 1 báo cáo của ThredUp (1 trang rao bán đồ cũ nổi tiếng tại Mỹ) vào năm 2019, mô hình kinh doanh bán đồ cũ đang tăng nhanh gấp 21 lần bán đồ mới.
Thông tin công khai cho thấy 1 số streamer có lượt theo dõi cao, khi livestream kênh liên kết sẽ trích 2% hoa hồng trả cho họ hàng tháng với mức từ 30-70 nghìn tệ (tương đương 105-246 triệu đồng).
Những mánh khoé tăng giá luôn hiện hữu trong những buổi livestream (Ảnh minh họa)
Trên sóng livestream, sự khan hiếm và giá trị sưu tập của các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng sẽ được người bán nâng cao lên so với thực tế. Để kiếm được khoản chênh lệch giá trung gian, nhiều người phải tăng giá đồ hiệu second-hand trước sao cho đủ lợi nhuận.
“Mỗi lần livestream, phía sau máy quay, con buôn sẽ bí mật ra giá cho người bán và thường giá sẽ được đội lên gấp nhiều lần.” – Hoàng Nham nói.
Video đang HOT
Do sự gia tăng chi phí liên quan đến việc hợp tác với nền tảng, giá của các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng cũng buộc phải tăng thêm. Song vẫn có rất nhiều khách mua vì tin tưởng vào “uy tín” của người bán. Ngược lại với những khách hàng mua bất chấp, nhiều tín đồ thời trang hiện nay cũng đã khôn ngoan hơn, nhiều người trong số họ cất giữ các hoá đơn như 1 bằng chứng mua hàng để sau này có căn cứ khi cần xác thực. Nhiều người nhận ra rằng hàng hóa cho dù là second-hand cũng có thể có đời thứ 2 hoặc hơn nên đã giữ gìn bao bì và biên lai ban đầu để có được giá bán lại cao hơn.
Nhìn chung tại Trung Quốc, xu hướng săn đồ hiệu second-hand đã trở thành từ khoá trong chiến lược tiết kiệm mà vẫn sang chảnh của tín đồ yêu thích các sản phẩm xa xỉ. Đồng thời, nó cũng rất phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội của đất nước tỷ dân.
Moon Doãn nói về đồ hiệu second-hand: "Đừng nghĩ mấy cô lên báo ầm ầm là tự khắc bán đồ Au"
Không chỉ bộc trực những suy nghĩ về cánh Celeb bán đồ hiệu second-hand, Moon Doãn còn chia sẻ nhiều tips thiết thực giúp chị em tránh cảnh méo mặt vì nạn "treo đầu dê, bán thịt chó".
Nhắc tới Moon Doãn, cánh chị em thường nhớ đến hai điểm: một nữ MC kiêm doanh nhân với kinh nghiệm chơi đồ hiệu khét tiếng và mớ drama "bóc" một vài nhân vật Vbiz, cũng từ chuyện đồ hiệu mà ra. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngoài tính thẳng như ruột ngựa thì Moon Doãn còn rất có tiếng nói trong cộng đồng mua đi bán lại đồ hiệu second-hand. Vừa hay, thị trường này ngày càng mở rộng ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Moon Doãn được coi là "khắc tinh" của những vụ đồ Fake hay lừa đảo đồ hiệu trong giới thời trang nội địa.
Chúng ta hãy cùng trà chiều với Moon Doãn để nghe những tâm sự, trải nghiệm và lắm khi cả "cú lừa" mà cô từng nếm về đồ hiệu second-hand:
"Đồ hiệu second hand là thị trường rất hứa hẹn"
Thị trường đồ hiệu second-hand tuy bùng nổ nhiều năm gần đây nhưng vẫn còn mới ở VN. Chị có nhận xét gì thị trường này trong tương lai?
Một điều chắc chắn là thị trường này rất hứa hẹn.
Kỳ thực từ kinh nghiệm của Moon, người tiêu dùng Việt Nam để mắt đến đồ hiệu second-hand từ lâu rồi. Chẳng qua xưa nay họ chủ yếu mua bán với hình thức cá nhân, nhỏ lẻ và chưa tạo nên xu hướng. Có hai vấn đề khiến mảng này không thịnh suốt nhiều năm qua: một là hoài nghi về nguồn gốc sản phẩm, hai là tâm lý ngại dùng "đồ thừa".
Đây là hai rào cản chủ yếu trong quá khứ thôi, còn hướng về tương lai thì không thành vấn đề nữa.
Người ta thường hỏi, lý lẽ đâu để xác định phần trăm thực trạng của một món đồ hiệu second-hand?
Ở nước ngoài tồn tại các tổ chức ký gửi hoạt động hết sức chuyên nghiệp, sở hữu quy chuẩn để đánh giá sản phẩm cũng như tư vấn mức giá phù hợp cho người muốn ký gửi. Những thông số như "80%" hay "like new" đều dựa vào chuẩn riêng của từng nền tảng để thẩm định. Tuy vậy hình thức kinh doanh này tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến, tồn tại nhiều vấn đề bất cập nên chủ yếu vẫn là các cá nhân tự bán.
Và cũng vì là tự bán nên những phần trăm về thực trạng được đưa ra chỉ đơn thuần như lời quảng cáo, không có quá nhiều giá trị. Muốn chắc chắn hơn, người mua hay dựa vào những hình ảnh và thông tin trực tiếp từ người bán để tránh bị hớ.
Nếu trót mua phải cái túi mà người rao khẳng định 80% song người mua chỉ cảm nhận được 60% thực trạng thì phải xử lý ra sao?
Nếu là mua bán không qua trung gian thì hơi khó để đôi bên thương lượng lại.
Và vì là quyết định cá nhân nên số trường hợp có thể xảy ra là vô biên. Từng bị lừa nhiều rồi nên Moon đúc kết ra gạch đầu dòng như sau:
- Tốt nhất là đến tận nơi để kiểm tra rồi hẵng mua.
- Trong trường hợp bất khả kháng phải mua online, hãy thỏa thuận ngay từ đầu với người bán là nếu tình trạng đồ không tốt như mong muốn thì có thể hoàn trả, tự chịu phí ship.
- Tự vạch ra những rủi ro để thương lượng kỹ càng đôi bên.
Tình trạng scam (lừa đảo) cũng rất phổ biến với đồ hiệu second-hand, khiến nhiều người mua nghi ngại với thị trường này. Moon có thể chia sẻ vài tips để tránh bị scam?
Moon rất coi trọng khâu tìm hiểu người bán khi giao dịch đồ hiệu second-hand: độ tín nhiệm, mạng lưới quan hệ và các thông tin cá nhân cơ bản. Chắc chắn ai muốn mua cũng phải liếc qua những khoản này.
Và bài học từ Moon là đừng tham rẻ. Gặp một món đồ hiệu second-hand có giá quá rẻ so với mức trung bình trên thị trường là bản thân phải "nhảy số" ngay: Sao lại rẻ như thế được? Không hiếm các trường hợp người sắm về thấy không thích hay dùng không hợp sẽ muốn "pass" lại ngay với giá đáng yêu. Nhưng kể cả thế chăng nữa thì item nào tình trạng quá tốt, đang "hot" mà rẻ quá thì chắc chắn CÓ VẤN ĐỀ.
Tiếp đến là cách giao dịch. Nếu ngay từ lần đầu tiên bạn ngỏ ý đến tận nơi xem mà bị từ chối thì tốt nhất nên quên luôn mối này đi. Bên cạnh đó để tránh bị "treo đầu dê bán thịt chó" với các mối ở xa thì hãy nhờ họ facetime để kiểm tra kỹ sản phẩm.
"Chớ có trông mặt mà bắt hình dong"
Nếu các cá nhân chuyên tâm tạo dựng hẳn một business về đồ hiệu second-hand, chị nghĩ lợi nhuận có ổn không?
Thông thường bên trung gian giúp "pass" đồ sẽ lấy phí. Mỗi bên có mức khác nhau, mặt bằng chung như sau: item dưới 20 triệu thì thu 1 triệu tiền phí, từ 50 triệu trở lên thì phí rơi vào khoảng 10-15%, xa xỉ bậc nhất như túi cá sấu thì người trung gian nhận được đến 1.000-2.000 USD. Moon thấy tỉ lệ thu phí thế không cao.
Và nếu bạn có nguồn hàng ổn, tín nhiệm tốt, nhiều follower thì cái business này rất tiềm năng. Nhưng cũng vì tốt quá nên trách nhiệm rất nặng. Cụ thể, bạn sẽ cần năng lực và kiến thức: kiến thức để nhận rõ "Au" với "Fake", năng lực để xử lý các tình huống như chẳng may bán nhầm đồ fake. Khâu "After-Sales" (hỗ trợ sau bán hàng) là tối quan trọng.
Hiện nhiều bên trung gian triển khai business này nhưng không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để soi "Au - Fake". Có bên bán nhầm rồi còn đổ tại cho khách tự ý tráo đồ, chối bỏ trách nhiệm.
Có nên tin tưởng 100% vào các Celeb hay KOL bán đồ hiệu second-hand không?
Đã mua đồ hiệu second-hand thì phải niệm khẩu quyết: "Chớ có trông mặt mà bắt hình dong". Đừng nghĩ mấy cô có vẻ uy tín, ăn mặc sang chảnh, ở nhà cao cửa rộng, lên báo ầm ầm... là tự khắc bán đồ "Au". Chung quy đi mua đồ thì cứ chăm chăm vào món đồ thôi, không nhất thiết để ý râu ria xem cái người bán cho mình nổi tiếng ra sao.
Nhiều người mình quen hay ngã ngửa: "Em mua từ cái chị KOL hay người mẫu gì gì ấy làm sao người ta bán đồ Fake được?". Xin lỗi chứ có khi người ta mua hay được tặng đồ rởm mà không biết, rồi cứ hồn nhiên "pass" lại thôi.
Dường như các nhân vật reseller hay bán đồ hiệu second-hand ở Việt Nam thường khá chảnh?
Đúng. Có điều nó không phải văn hóa bán hàng mà đơn thuần bản tính từng người.
Moon cũng nghe xung quanh mình hay chê giới này chảnh và nghĩ thế này: Vì sao người ta bán đồ hiệu? Chẳng phải do họ vốn có điều kiện sử dụng xa xỉ phẩm từ lâu, đôi khi địa vị cao, nên vô hình trung tạo thành phong thái giao tiếp. Mình không nên vơ đũa cả nắm, biết đâu bề ngoài chảnh mà bên trong lại tốt và làm việc chuyên nghiệp.
Hồi đầu năm có một nữ người mẫu nội y rao bán đồ hiệu second-hand nhưng gặp không ít đàm tếu. Chị đánh giá sao về chuyện này?
Báo chí và MXH biến chuyện bán đồ hiệu second-hand của cô người mẫu ấy thành drama, có khi vì thế mà cô ấy đạt được mục đích của mình rồi. Dù sao cũng vấn đề cá nhân thôi.
"Từng mua nhầm đồ Fake trên... chính group của mình"
Theo Moon, nguồn đồ hiệu second-hand dồi dào nhất thường đến từ đâu?
Do chưa được quy về một mối nên mọi người hay lùng sục từ các group trên MXH.
Bản thân chị cũng quản lý một group về chia sẻ và mua bán đồ hiệu second-hand. Chị có thể nhắc về một số drama thường gặp?
Mình làm group LAFEUTY được 6 năm, đến nay có hơn 13.000 thành viên, trộm vía là chưa mấy drama. Lý do là bởi bọn mình chặt chẽ từ khâu kiểm duyệt thành viên. Yêu cầu đầu tiên để nhập group là minh bạch thông tin cá nhân. Bên mình có cả một team để nắm rõ vấn đề này trong trường hợp xảy ra tranh chấp hay lừa đảo. Ít mà chất lượng là tốt, chứ đông thành viên là drama cũng đông theo luôn, phải cực kỳ cẩn trọng.
Còn drama nhất là vụ mình mua nhầm đồ Fake trên... chính group của mình. (cười)
Sự tình cụ thể thế nào?
Nói ra cũng không hẳn bị lừa. Cho đến giờ các tình tiết của câu chuyện vẫn khiến mình hoang mang dù mối quan hệ với người bán đã hoàn toàn bình thường.
Chả là Moon có mua cặp kính Louis Vuitton Miillionaire từ một thành viên trong LAFEUTY và cũng là bạn ngoài đời. Item này khi đó rất "hot", giá cửa hàng là 18 triệu, reseller tại Việt Nam thì rao đến 20 triệu trong khi người quen "pass" lại chỉ 9 triệu. Mình mua liền không đắn đo, đến tận nơi lấy về.
Cảm nhận ban đầu là đeo thấy xây xẩm mặt mày. Chụp ảnh đăng Face xong thì chị em reseller có hỏi Moon về nguồn mua item và đặt nghi vấn đồ fake. Họ còn cho Moon mượn đồ "au" để đối chứng. Lúc nhìn vào hai cái kính thì càng hoang mang tợn, đến nỗi phải buộc sợi chỉ đánh dấu cho đỡ nhầm. Có mang cân tiểu ly ra đong thì vẫn thấy đồ thật đồ rởm có khối lượng và tỉ lệ y chang nhau.
Chi tiết khác biệt duy nhất mà Moon nhận ra là chữ dập nổi trên gọng kính. Hỏi một vòng trên group mới được mọi người chứng thực chi tiết này.
Về phần chị bán cho Moon thì đôi bên cũng giải quyết nhanh và êm. Oái oăm ở chỗ dường như chị cũng vô tình mua phải đồ rởm từ nhân vật reseller nào đó, có bill rõ ràng từ Pháp. Để minh bạch cho món đồ, chị ấy còn cất công gửi sang tận Pháp, nhờ người mang kính vào cửa hàng chính hãng để thay tròng xem có được không. Nào ngờ cửa hàng người ta tra bill tìm code xong xuôi, nhận sửa kính như thường. Nhân vật reseller cũng vì thế mà bác bỏ rằng đã bán đồ fake cho bạn Moon.
Câu chuyện dừng lại ở đấy. Giờ "Au - Face" với "Fake - Au" vẫn lập lờ. Qua đó Moon cũng biết rằng chẳng cứ bill với code hay cái giấy chứng nhận spa đồ tại cửa hàng chính hãng là chuẩn xịn đâu.
Người ta thường bảo trong thế giới hàng hiệu: Người mua đồ cũ có ngày sẽ mua đồ mới, trong khi người thường xuyên mua đồ mới còn lâu mới mua đồ cũ. Nghịch lý này có đúng không?
Cái định kiến này ở thế giới đã sai, sang đến Việt Nam càng sai toét.
Đồ hiệu second-hand còn bao gồm những món có giá trị sưu tập, lắm khi đắt nhiều lần so với đồ mới toanh. Có thể kể ngay đến túi Birkin hay đồng hồ Patek Philippe.
Thị trường Việt Nam bây giờ cũng có nhiều tay chơi đồ hiệu second-hand, chuyên săn các món đã ngừng sản xuất từ lâu hoặc phiên bản giới hạn. Thế nên có mua qua tay hay đồ cũ cũng là bình thường. Chưa kể giới tiêu dùng ngày nay rất thông minh, không sắm cho ngông như trước. Họ không ngần ngại tìm đồ hiệu second-hand với giá chỉ 50%, tình trạng còn tốt thay vì đốt tiền cho "full price".
Moon thấy có khi mua đồ hiệu second-hand về xài chán rồi "pass" lại thì không lỗ nhiều, còn rất lợi là khác.
Theo chị, những mặt hàng hay thương hiệu này có giá trị resell tốt và không tốt?
Hai thương hiệu có giá trị cao nhất trong mảng đồ hiệu second-hand là Hermes và Chanel. Còn về item thì túi, các loại vòng và đồng hồ vẫn là những thứ nên mua nhất, giữ giá nhất, bán nhiều nhất nếu bạn muốn sở hữu vài món đồ hiệu để nâng cấp bản thân. Ngoài ra một số loại áo khoác từ Chanel hay Burberry cũng có giá trị lâu bền.
Riêng giày dép là dạng item dễ xuống cấp nhanh, mua đi bán lại đều khó.
Cảm ơn Moon nhiều về những chia sẻ thú vị!
Nối tiếp đại dịch, cơn ác mộng tiếp theo đang xảy đến với thời trang xa xỉ: Đồ hiệu second-hand! Mấy ai ngờ chính đại dịch lại là yếu tố giúp khách hàng châu Á phá vỡ tan tành định kiến về đồ hiệu second-hand. Chỉ sau 2 năm bùng dịch, ngành công nghiệp thời trang đã liểng xiểng ngấm đòn. Nhu cầu ăn mặc của người tiêu dùng theo đó mà thay đổi đáng kể. Họ rủ nhau tiết kiệm , hướng...