Trào lưu nuôi thú ‘lạ’ của người Hà Nội
Nhiều người dân ở Hà Nội có sở thích nuôi thú “độc và lạ”. Trong khi các chuyên gia cảnh báo loài hoang dã có thể ủ bệnh và lây sang người nuôi chúng bất cứ lúc nào.
Thú nuôi được bán trên vỉa hè phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) với nhiều loài “độc và lạ”.
Một chợ thú nuôi tự phát chuyên bán các loại chim cảnh và vẹt ở Hà Nội.
Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF), tại Việt Nam, nuôi thú cưng từ các loài hoang dã quý hiếm diễn ra phổ biến từ lâu. Chỉ từ vài trăm nghìn đồng người chơi có thể dễ dàng mua được đại bàng, cu li, rùa hộp,… quý hiếm ở một số khu chợ tại Hà Nội hoặc trên website.
Trên thị trường có 3 dòng rắn thú cưng là corn snake (rắn ngô), milk snaske (rắn sữa) và king snake (rắn chúa). Đây đều là những dòng rắn không có nọc độc nhập ngoại, chủ yếu từ Thái Lan, có hình dáng nhỏ nhắn, màu sắc đẹp nên được ưa chuộng.
Video đang HOT
Nhiều người thích nuôi rùa chơi cảnh và phong thủy.
Trào lưu nuôi bò sát phát triển trong những năm gần đây, mỗi con có giá lên đến hàng triệu đồng.
“Hầu hết thú nuôi bị mắc bệnh ngoài da hoặc bệnh do ăn uống, có thể điều trị bằng thuốc chữa cho người, bên cạnh đó việc giữ vệ sinh chuồng cũng là yếu tốt quan trọng để giữ sức khoẻ cho chính bản thân người nuôi”, Hiếu (một người nuôi bò sát nhiều năm) cho biết.
Các loại thú nuôi chó, mèo lấy giống từ nước ngoài.
Nhiều người ở Hà Nội có thói quen dắt vật nuôi dạo phố.
Theo các nhà bảo tồn, nhiều loài hoang dã có thể ủ bệnh và lây sang người nuôi chúng bất cứ lúc nào. Ví dụ, hầu hết các loài khỉ mang vi rút herpes B – gây chết người; rùa và một số loài bò sát mang vi khuẩn salmonella- gây bệnh truyền nhiễm đặc biệt cho trẻ em; vẹt và các loài chim khác cũng lây truyền một số bệnh cho người như cúm gia cầm.
Ngọc Thành
Theo VNE
Người Sài Gòn ngồi quán
Có thê nói không ngoa, ngôi quán là phong cách sông của người Sài Gòn. Bât kê nguôn gôc xuât xứ từ đâu đên, dù giàu dù nghèo, đã là người Sài Gòn thì hâu như không thê không ngôi quán.
Quán cà phê, quán nhậu là nơi người Sài Gòn gặp gỡ bạn bè, trao đổi công việc với đối tác làm ăn, nhâm nhi ly cà phê, ly bia xả stress hoặc chỉ để ngồi quán!
Ngồi quán không chỉ để ăn uống
Ở Sài Gòn đâu cũng thấy quán. Quán cà phê, quán ăn, quán nhậu. Tôi có ông bạn người Hà Nội chính gốc, cán bộ phòng giáo dục một huyện ngoại thành Hà Nội, nhân nghỉ hè vào Sài Gòn chơi. Tôi đến khách sạn đón anh đi ăn sáng, uống cà phê. Sáng Chủ nhật, ngồi quán cà phê trên đường Hoàng Sa, quận 3. Đây là quán "cà phê sách", nơi tụ tập nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo, sinh viên, tôi phải liên tục đưa tay chào bạn bè. Anh bạn người Hà Nội hỏi sao ông quen biết bạn bè đông thế. Tôi nói vu vơ: "Ở một nơi ai cũng quen nhau" - tên một truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, bạn tôi đã mất.
Ăn sáng xong anh muốn đi thăm một người cháu ở Thủ Đức. Tôi bảo để tôi làm xe ôm cho, đừng ngại. Thằng cháu anh tốt nghiệp Bách khoa Hà Nội nhưng đã vào Sài Gòn làm việc bảy, tám năm nay. Chủ nhật, thằng cháu nghỉ làm. Nó mời anh và tôi ra một quán nhậu khá rộng rãi trên đường Hoàng Diệu 2, làm cái lẩu thay cơm trưa và lai rai mấy chai. Nó bảo chú vào Sài Gòn thì uống bia Sài Gòn nhé. Saigon Special ngon lắm.
Buổi trưa nhưng quán khá đông khách. Cậu cháu xin phép bưng ly đi chào, cụng ly bạn bè ở mấy bàn khác. Nhìn cách giao tiếp, ăn uống của thằng cháu, anh bạn tôi bảo "nó Sài Gòn hóa" rồi ông ạ! Tôi cười đã ở Sài Gòn cả bảy, tám năm thì là thành người Sài Gòn là phải rồi.
Gần chiều, tôi mời hai chú cháu về nhà chơi cho biết. Đến nhà anh hỏi thăm xã giao vợ tôi vài ba câu là tôi kéo anh ra quán nghêu sò ốc hến đầu đường. Anh bạn Hà Nội bảo ở ngoài ấy, có khách quý đến nhà là làm cơm, mua rượu về nhà đãi, không như người Sài Gòn các ông cứ ra quán tốn kém. Tôi cười, không ngồi quán đâu phải người Sài Gòn!
Một phong cách Sài Gòn
Nhiều người từ các nơi khác mới đến Sài Gòn một vài lần đầu sẽ rất ngạc nhiên khi thấy chỗ nào cũng có quán. Và giờ nào cũng có người ngồi quán. Không hiểu người ta làm gì, nói gì ở quán cả sáng trưa chiều tối. Bà hàng xóm, vợ một cán bộ người miền Trung vào công tác rồi mua nhà ở Sài Gòn, có lần hỏi tôi như thế. Ông bà vào ở Sài Gòn đã hơn 10 năm. Ban đầu ông chồng khá nghiêm túc, kiểu sáng vác ô đi tối xách ô về. Nhưng một thời gian sau, ông cứ về trễ dần với lý do có hôm là họp cơ quan, bữa thì tiễn đồng nghiệp chuyển công tác, khi khác tiếp khách với thủ trưởng... Bà nghi ngờ ông có bồ nhí gì đây và âm thầm theo dõi. Thì ra ông chỉ ngồi lai rai với đám bạn Sài Gòn thôi, chẳng có em út gì cả. Bà bảo chồng sao ông không nói thiệt, bày đặt họp hành này nọ. Ông cười: Làm chung cơ quan với người Sài Gòn mà không ngồi với anh em thì ai chơi với mình.
Mấy chuyện kể trên chỉ nói đến những người mới nhập cư Sài Gòn trên dưới 10 năm, còn những người ở Sài Gòn lâu năm thì khỏi nói. Nếu như những người có công việc theo giờ giấc, buổi sáng chỉ tạt vào quán uống ly cà phê trước khi đi làm thì nhiều người làm nghề tự do, họ hẹn nhau trao đổi công việc ở quán. Cả nhiều người không có việc gì thì ngồi quán là cái thú. Có khá tiền thì ngồi quán sang một chút, không thì ngồi quán bình dân vỉa hè, buổi sáng nhâm nhi ly cà phê mà nhiều khi cà phê chỉ là bắp rang pha đậu nành rang thêm chút hương liệu cà phê mua ở "chợ tử thần" Kim Biên! Cũng chẳng sao! Miễn là được ngồi quán. Một nét văn hóa của người Sài Gòn.
PH.Đ.NGUYÊN CHƯƠNG
Theo PLO
Cận cảnh nhiều cây chết khô, chờ gãy đổ đè người Hà Nội Ghi nhận của PV Kiến Thức, trước cửa số nhà 178, đường 70 thuộc địa phận phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) có một cây xà cừ lớn, cao trên 10m đã chết khô. Cây có thể bị gãy đổ bất cứ lúc nào khi mưa xuống. Theo nhiều người dân sống xung quanh khu vực cho hay, cây...