Trào lưu nối ca dao, tục ngữ với tên các tỉnh thành đang ‘làm mưa làm gió’: Tưởng vô lý nhưng lại rất thuyết phục!
Mới 2 tháng đầu năm 2021 trôi qua, giới trẻ đã sáng tạo hàng loạt hot trend thú vị. Đặc biệt, trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng thích thú tham gia trào lưu nối ca dao, tục ngữ với tên các tỉnh thành.
Để thực hiện trào lưu này, bạn chỉ cần ghép một câu ca dao, tục ngữ với tên của một tỉnh thành. Điều kiện là chữ cuối cùng của câu ca dao, tục ngữ đó phải trùng khớp với chữ đầu tiên của tên tỉnh, thành phố mà bạn ghép.
Không rõ nguồn gốc xuất phát từ đâu, nhưng trào lưu này nhanh chóng phủ sóng mạng xã hội và thu hút rất nhiều người tham gia. Cộng đồng mạng được dịp thỏa sức sáng tạo và để lại nhiều câu nối hài hước, thú vị và rất bắt tai.
‘Quýt lành Cam Ranh’, ‘Thượng lộ bình An Giang’, ‘Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Hóa’, ‘Phận gái mười hai Bến Tre’, ‘Hồng nhan Bạc Liêu’,.. .
Video đang HOT
Hiện tại, trào lưu nối ca dao, tục ngữ với tên các tỉnh thành vẫn đang ‘làm mưa làm gió’ và gây bão trên mạng xã hội.
Thầy tốt - trò giỏi
"Không thầy, đố mày làm nên", "Công cha, áo mẹ, chữ thầy"... là những câu ca dao, tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết từ ngàn xưa, không chỉ nhắc nhớ chúng ta phải kính trọng, biết ơn thầy cô, mà còn khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục.
Bên cạnh ý nghĩa đó, suy rộng ra còn có hàm ý muốn có trò trước tiên phải có thầy và muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi.
Cô và trò Trường THCS Quang Trung (TP Thanh Hóa) trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: Hiệp Sơn
Ngày nay, trong kỷ nguyên số - thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vai trò của giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ càng được coi trọng hơn, vị trí của người thầy tiếp tục được đề cao. Đúng như Bác Hồ đã từng nói: "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang".
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã đánh giá về nghề dạy học: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo". Đảng và Nhà nước ta đã xác định "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu"; trong đó rất coi trọng và đánh giá cao vai trò, vị trí của người giáo viên trong sự nghiệp "trồng người".
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế", mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ ngày 15-11-2020 nhằm thu hút những sinh viên có tâm huyết, có năng lực học các ngành đào tạo giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Theo đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở giáo dục - đào tạo giáo viên nơi theo học; hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.
Đây cũng là quyết tâm chính trị, thể hiện tầm nhìn của tỉnh, phù hợp với yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để hiện thực hóa mục tiêu, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là "Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..."; trong đó "Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên" là một trong những giải pháp quan trọng được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Dẫu rằng, sự nghiệp đổi mới giáo dục là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, song việc đổi mới có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhà giáo, vì vậy các thầy, cô giáo phải thực sự là chủ thể trong sự nghiệp đổi mới, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra.
Vì sao Tiếng Việt 1 dùng truyện ngắn nước ngoài thay ca dao tục ngữ Việt Nam? "Thời điểm này mới chỉ bắt đầu năm học mới, học sinh đang tập làm quen với mặt chữ, nếu đưa ca dao, tục ngữ sẽ không phù hợp với mức độ tiếp nhận". Đây là khẳng định của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều...