Trào lưu nhập vai chiến thuật sẽ là cứu cánh cho client game sắp tới?
Sự thất bại của không ít các tựa game client nhập vai đình đám thời gian qua đã đặt ra nhiều cấu hỏi lớn trong cộng đồng người chơi. Phải chăng đã tới lúc, thị trường client nhập vai cần có sự thay đổi đột phá trong cách chơi như bổ sung yếu tố chiến thuật thay vì chỉ phát triển lối chơi truyền thống như hiện nay?
Nhập vai truyền thống đang đi ngược với xu hướng người chơi
Một game nhập vai theo hướng truyền thống thường thiên về cày cuộc hoặc các tính năng yêu cầu lượng người chơi cực lớn. Thời điểm cách đây vài năm, khi số lượng đầu game còn ít, cộng đồng client game cũng vì thế luôn đông vui. Người chơi sẵn sàng “cày” liên tục hàng tháng trời để có được 1 nhân vật tham gia đầy đủ các tính năng hay của game.
Nhập vai truyền thống dễ khiến người chơi mệt mỏi vì cày game
Tuy nhiên, theo thời gian, game ngày càng ra mắt nhiều, thói quen của người chơi cũng vì thế thay đổi theo: Thích chơi game tự kỷ, không thích cày, thích trải nghiệm càng nhanh càng tốt tính năng hay của game… Webgame ra đời đáp ứng gần như đầy đủ yêu cầu của người chơi (Trừ hệ thống tính năng hạn chế). Đó cũng là thời điểm webgame thăng hoa và vượt mặt client game.
Trong khi đó, client game vẫn trung thành với lối phát triển truyền thống (Tức “cày kéo” và yêu cầu lượng người chơi khủng). Khi cộng đồng người chơi bị phân tán như hiện nay, sẽ là một viễn tưởng nếu bạn tin rằng client game sẽ trở về thời hoàng kim.
Nhập vai chiến thuật – Khái niệm mới cho dòng nhập vai
Vẫn trung thành với hệ thống tính năng game đồ sộ, nhập vai chiến thuật có 2 điểm khác biệt lớn nhất với nhập vai truyền thống: Không cày kéo không cần cộng đồng quá lớn.
Điển hình, đi tiên phong trong định hướng mới client nhập vai chiến thuật là Phong Thần Manga, tựa game từng được các trang tin game uy tín đăng tải thông tin sắp ra mắt tại Việt Nam.
Phong Thần Manga không cổ xúy phong trào cày game, thay vào đó, người chơi sẽ phải tìm cách vượt qua những thử thách mà game đặt ra: Yếu tố trận hình, phụ bản; Hệ tương sinh tương khắc, dung hợp linh thú theo các nhánh phát triển class… Game có đồ họa đẹp và hệ thống ingame đồ sộ: 6 class với 18 hệ phát triển riêng biệt; 366 kỹ năng (Mỗi class có 61 kỹ năng); 8 nghề nghiệp, hàng trăm phụ bản nhiệm vụ hàng ngày; 5 chủng loại pet; 6 trận hình…
Hi vọng với những thay đổi căn bản trong cách chơi, client nhập vai chiến thuật Phong Thần Manga sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường client thời gian tới. Để tìm hiểu thêm về Phong Thần Manga, các bạn có thể tham khảo thêm tại https://www.facebook.com/PhongThanMangaOnline
Theo VNE
Phong Thần Manga: Cùng tìm hiểu về 6 môn phái
Phong Thần Manga có tổng cộng 6 môn phái để người chơi lựa chọn gồm Trấn Quốc Phủ, Hà Lạc, Bát Cảnh Cung, Tây Côn Luân, Ngọc Hư Cung và Cửu Lê.
Trấn Quốc Phủ
- Chí mạng: nhờ vào sức mạnh nội tại của bản thân để tạo thành sát thương. Thông thường kẻ địch không thể chịu đựng nổi một chiêu bộc phát của họ.
- Chấp ngôn: dự đoạn thời cơ mà khống chế kẻ địch, nhanh như gió, khí thế không thể bị ngăn chặn.
Video đang HOT
- Vấn cường: kế thừa lời thề can đảm của danh tướng các thời đại đã chết trên sa trường, một người làm cửa ải thì vạn người cũng không thể nào phá nổi.
Thời thượng cổ, Xi Vưu tàn bạo, dân chúng lầm than. Các bộ tộc tuy muốn chống lại chính sách tàn bạo của Xi Vưu nhưng khó mà địch lại được, không chỉ vì Xi Vưu có sức mạnh của chiến thần mà ngay cả quân đội của ông ta cũng là những kẻ giết người không gớm tay, nhất thời các thủ lĩnh bộ tộc chỉ có thể cố sống qua ngày, chờ đợi thời cơ.
Từ đó Hiên Viên Hoàng Đế bắt đầu âm thầm chiêu nạp dũng sĩ khắp nơi, ông hiểu rõ rồi đây sẽ có một cuộc chiến với Xi Vưu và phải có một đội quân lớn mạnh hơn Xi Vưu, căn bản là không còn kế sách nào hay hơn. Quân Xi Vưu bẩm sinh hiếu chiến, là công cụ của Xi Vưu để áp bức và giết hại bách tính. Suy nghĩ rất lâu, Hoàng Đế quyết định sẽ xây dựng nên một đội quân tinh nhuệ và hậu thế về sau mãi mãi lưu truyền cái tên Trấn Quốc.
Và rồi quân đội trong tay hoàng đế dần dần lớn mạnh, nhân số của họ tuy không nhiều, nhưng lại tập hợp mọi sở trường võ nghệ, còn dung nạp thêm kinh nghiệm thực chiến giết địch trên chiến trường, sáng lập nên hệ thống tu luyện võ tướng của riêng mình, được lưu truyền mấy đời và không ngừng hoàn thiện.
Thời gian quyết chiến sắp đến, đội quân bí mật này lần đầu xuất hiện đã đánh một trận thành danh dù đối mặt với sự tiến công điên cuồng của quân đội Xi Vưu, đối mặt với sự tập kích khủng khiếp của ma thú, đối diện với sự bộc phát của chiến thần Xi Vưu mà họ không hề chùn bước, chỉ vì phía sau lưng họ là vô số bách tính. Cho nên nếu họ thất bại thì vùng đất yên bình ấy sẽ mất đi tấm lá chắn cuối cùng.
Nhờ trận Trác Lộc, Hoàng Đế cuối cùng đã chiến thắng Xi Vưu và đội quân gây xúc động lòng người kia dường như đã thương vong gần hết trong trận huyết chiến. Để biểu dương công lao, Hoàng Đế đưa quân lính còn lại trở về ban cho họ được đổi sang họ Hoàng, lập nên Trấn Quốc Phủ.
Cùng với tiến trình lịch sử, Trấn Quốc Phủ cũng truyền từ đời này sang đời khác, khi quốc gia đã yên bình thì không ai biết đến họ nhưng mỗi khi thiên hạ phân tranh, bách tính lầm than thì họ sẽ xuất hiện. Và mãi cho đến nhà Thương, Trấn Quốc Phủ được truyền cho Võ Thành vương Hoàng Phi Hổ, thời cục đại biến, Trụ Vương sủng ái Đắc Kỷ, không màng chính sự, nghe lời nịnh thần, bức hại trung lương, hao tài tốn của, hiếp đáp nhân dân. Hoàng Phi Hổ tuân theo đặc tính của Trấn Quốc, dẫn quân đội tinh nhuệ đi theo Tây Bá hầu Cơ Xương, bước vào hành trình mưu cầu thái bình cho bách tính.
Hà Lạc
Tinh thông Bát quái dịch lý, thuật của Hà Lạc, từ trong thiên địa số lý đã triển khai ra 3 hệ thuật pháp:
- Vô ưu: biết mệnh lý, tuy không thể thay trời cải mệnh, nhưng có thể chuyển lo thành an, hóa hung thành cát.
- Định viễn: tinh thông thuật của Hà Lạc có thể biết rõ thời cơ chiến đấu, đánh mà không phòng bị thì tất bất bại.
- Phong loạn: giỏi chiêm tinh, lấy sức mạnh sao trời quấy nhiễu hành động của kẻ địch.
Tương truyền Bát quái là do Phục Hy sáng tạo, cả trời đất vốn có Thập lục quái, nhưng vì Thập lục quái nói toạc thiên cơ, làm trái thiên mệnh, vì thế đã bị Phục Hy hủy đi một nửa, ngày sau chỉ còn lại Bát quái. Nhưng hậu thế cho rằng mấu chốt để bổ sung Thập lục quái nằm ở trong 2 quyển bí tịch Hà Đồ và Lạc Thư. Trên cơ sở đó, những học giả nghiên cứu học thuật này bèn lập phái, tự xưng là Hà Lạc.
Học giả Hà Lạc tin rằng, tất cả mọi thứ trên thế gian đều có thể dự đoán, nắm giữ được quy luật trong đó thì càng có thể thay đổi thiên mệnh, chi phối sinh tử. Do đó họ có sở trường ở phương diện số thuật, tinh tượng, địa lý và được người đời tôn sùng. Trong lịch sử, Đại Vũ trị thủy, quy định ra lịch Hạ và nhiều mặt khác, học giả Hà Lạc đều phát huy được trí tuệ cao siêu của mình và còn cải thiện được dân sinh, tăng nhanh tốc độ phát triển thời đó.
Phái Hà Lạc phát triển đến thời Trụ Vương nhà Thương, do Trụ Vương không để tâm đến triều chính, càng không bằng lòng sử dụng phái Hà Lạc để cải thiện cuộc sống bách tính, dần dần học giả Hà Lạc bèn tụ tập lên Tây Kỳ nơi yên bình và tốt lành, triển khai nghiên cứu của mình.
Sau khi phái Hà Lạc quy tụ về Tây Kỳ, khoa học kỹ thuật của Tây Kỳ phát triển lên một trình độ mới. Dưới sự ủng hộ lớn của Tây Bá Hầu, dân sinh cũng được nâng cao, làm cơ sở để đánh bài Trụ Vương về sau. Đơn cử Chu Công Đán dùng thuật toán của Hà Lạc đã tạo nên mộng lý, để giải mộng, giải thích quá khứ, suy diễn tương lai. Và sau này Tây Bá Hầu Cơ Xương trên cơ sở Bát quái mới diễn hóa ra 64 quẻ, mọi thứ trong thời đại này đã mang đến cho Hà Lạc một thời kỳ hưng thịnh.
Bát Cảnh Cung
Thái Thượng Lão Quân tu hành ở Bát Cảnh Cung, chuộng thanh tịnh đạm bạc, môn hạ đệ tử được truyền dạy con đường tu tập mà phân làm 3 hệ:
- Tiêu dao: đệ tử Bát Cảnh Cung bản tính tiêu dao giỏi đạo pháp thủy hệ, lấy nhu khắc cương.
- Hỗn nghi: thái cực hỗn độn sinh lưỡng nghi, pháp thuật khống chế của Bát Cảnh diễn biến ở nguồn gốc của tự nhiên.
- Thái thượng: Bát Cảnh Cung tinh thông y thuật đan đạo, đối với họ trị thương kéo dài mạng sống dễ như trở bàn tay.
Bát Cảnh Cung là do Đạo đức Thiên Tôn Thái Thượng lão quân sáng lập nên, lấy đạo lý làm cơ sở. Trời có đạo lý của trời, đất có đạo lý của đất, nhân gian có đạo lý của nhân gian. Vạn vật sinh diệt đều không cách nào thoát khỏi quy ước của đạo. Tương truyền khi Thái Thượng lão quân đắc đạo, thường hạ giáng trần giảng đạo cho dương thế.
Môn nhân Bát Cảnh Cung chủ trương thuận đạo hành sự, không được làm trái với đạo. Còn môn đồ của Bát Cảnh Cung thường hay hành tẩu ở đời, truyền bá đạo nghĩa, phổ độ chúng sinh cũng như là phổ độ cho mình. Do Bát Cảnh Cung giỏi đan đạo, còn bố thiện, nên được người đời tán dương. Cuộc sống của họ thanh đạm, thoát tục không mộ công trạng cũng khiến cho người đời tôn sùng.
Song giữa thế gian có thiện thì sẽ có ác, vô ác thì vô thiện. Chúng nương tựa nhau mà tồn tại, tuyệt đối sẽ không có một bên tiêu vong. Cho nên môn nhân Bát Cảnh Cung lo liệu thuận theo đạo nghĩa, lấy đạo hành sự. Đối với sự tồn tại của việc trái đạo nghĩa thì tận lực hòa giải, nhằm bảo đảm đạo lý không bị trở ngại.
Do sự tàn bạo của vua Trụ, làm cho thiện hạ hỗn loạn, bách tính rên siết, thiên hạ một màng đại loạn. Lúc này thế gian đã thoát ly khỏi chính đạo mà làm trái, đạo không tồn tại thì thế gian đâu thể có. Đứng trước ranh giới tồn vong đó, đệ tử Bát Cảnh Cung gánh vác trách nhiệm nặng nề là hóa giải đại nạn này.
Tây Côn Luân
Tu hành ở linh sơn Côn Luân, sức mạnh có nguồn gốc từ cổ thần, trứ danh kỳ dị cao thâm, môn hạ chia thành 3 hệ phép thuật:
- Trọng minh: khơi lên nguyên lực của gió, duy trì lâu dài sát thương với kẻ địch.
- Sương cốt: triệu hoán phong sương làm đối thủ rơi vào trạng thái phong ấn.
- Lôi dực: phép thuật thần xạ thủ thời thượng cổ truyền lại, mũi tên của nó có thể bổ trợ thêm nhiều loại hiệu quả sát thương.
Núi Côn Luân có dãy núi tây và đông. Tương truyền phía tây Côn Luân có Cổ thần Tây Vương Mẫu, sống ở Dao Trì. Thời thượng cổ đắc đạo, lập nên phái Tây Côn Luân. Mà Tây Vương Mẫu thu nhận đồ đệ rất nghiêm ngặt, ngoại trừ thiên tư trác việt còn phải coi trọng duyên phận nhân quả. Theo truyền thuyết, Tây Côn Luân có nhiều kì trân dị bảo nhưng có thần tướng Lục Ngô canh giữ. Trong núi lại có nhiều kỳ thú, rất nhiều kẻ đã đi tìm kiếm bảo vật nhưng đều công cốc trở về.
Tuy rằng Tây Côn Luân thần bí, nhưng lại được người đời tôn sùng. Vì mỗi khi thế gian gặp nạn, Tây Vương Mẫu sẽ sai một môn đệ nổi bật trong môn phái đi giúp người đời qua kiếp nạn. Do đó, trong mắt người đời thì Tây Côn Luân đều là những nhân vật giống như thần tiên.
Trong lịch sử, sự xuất hiện của Tây Côn Luân không nhiều, nhưng mỗi khi xuất hiện có thể nói là kinh thiên động địa. Thời thượng cổ, mười mặt trời trên không, sinh linh đồ thán, Tây Vương Mẫu không nhẫn tâm để nhân gian khổ cực, truyền Hậu Nghệ bắn hạ 9 mặt trời, trở thành người anh hùng cứu thế.
Thời Trụ Vương, kiếp nạn đang đến và Tây Vương Mẫu lại sai Lôi Chấn Tử đảm nhận trách nhiệm diệt trừ Trụ Vương. Do Tây Côn Luân sinh khí dồi dào, đệ tử môn hạ Tây Côn Luân đều có chỗ khác người thường.
Ngọc Hư Cung
Môn hạ của Nguyên Thủy Thiên Tôn, chuyên tâm tu đạo, pháp thuật chính thống, có 3 hệ:
- Phong hỏa: tạo thành sát thương hệ lửa đối với kẻ địch, thiêu rụi hết tất cả.
- Nhân hựu: tu luyện thân pháp, được sự bảo hộ của thiên địa nhật nguyệt, tà ma không thể phá vỡ.
- Thiên mệnh: thiên mệnh vô thường, chế ngự kẻ địch khiến hắn chỉ có thể phó thác cho số mệnh.
Đất của Ngọc Hư Cung ở dãy núi đông Côn Luân, do Nguyên Thủy Thiên Tôn sáng lập nên. Môn hạ tu đạo rất nhiều, nhưng phái Ngọc Hư coi trọng thuận theo thiên mệnh, chuyên tâm tu đạo, rất ít tham dự vào tranh đấu của phàm trần. Môn hạ có 12 kim tiên Quảng Thành Tử, Xích Tinh Tử, Ngọc Đỉnh Chân Nhân, Thái Ất Chân Nhân, Hoàng Long Chân Nhân, Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn, Phổ Hiền Chân Nhân, Từ Hàng Đạo Nhân, Linh Bảo Đại Pháp Sư, Cụ Lưu Tôn, Đạo Hành Thiên Tôn, Thanh Hư Đạo Đức Chân Quân cứ thế tu chân không màng năm tháng.
Thế gian cũng có kiếp số, nếu không thể qua được, tất cả rồi sẽ trở về hư vô, diễn sinh từ đầu. Cho nên như Ngọc Hư Cung thì những người tu luyện thường đều ẩn thế tu luyện, mỗi khi thế gian gặp đại kiệp cũng dũng cãm đứng ra, hóa giải số kiếp.
Mà trong kiếp nạn thế gian cũng có kiếp nạn của bản thân người tu luyện, đối với môn đồ của Ngọc Hư Cung thích thuận theo thiên mệnh mà nói kiếp nạn loại này có thể phá bỏ số kiếp rồi nâng cao cảnh giới, hoặc cũng có thể số kiếp khó tránh, bao nhiêu công sức lại đổ sông đổ biển. Nhưng mà đã có thiên mệnh, đối với kết quả sau này có ra sao thì Ngọc Hư đều cảm thấy vô bi vô hỷ. Nhưng có lẽ chỉ có tâm tình như thế Ngọc Hư Cung mới có thể tạo ra nhiều cao thủ tu đạo.
Cửu Lê
Tín ngưỡng thần lực Nữ Oa, tu hành thuật Vu Cổ, thần bí khôn lường, sở trường 3 hệ phép thuật:
- Vu độc: luyện chế cổ độc, khi độc phát tác khiến đối thủ khổ không thể tả.
- Thánh vu: dùng nước thánh cầu xin Nữ Oa ban phúc trị thương, thậm chí có thể cứu sống người chết.
- Mộc chính: kế thừa huyết mạch của Xi Vưu, lúc kích hoạt có thể nâng cao phòng ngự bản thân.
Thời thượng cổ thế lực Cửu Lê rất lớn. Họ có huyết mạch của Nữ Oa và cả Xi Vưu. Tuy nhiên, khi Xi Vưu thực thi chính sách tàn bạo thì nội bộ của bộ tộc Cửu Lê cũng nảy sinh chia rẽ. Một nhóm tiếp tục đi theo tộc người của Xi Vưu và sau này trở thành tam miêu. Còn tộc người thoát ly khỏi Xi Vưu sau này trở thành Đông Man. Song chỉ có một bộ phận hăng hái chống lại Xi Vưu, lật đổ chính sách tàn bạo của hắn mới là nhóm người chịu vâng theo huyết mạch tôn nghiêm của mình và đó cũng chính là bộ tộc Cửu Lê được truyền thừa đến nay.
Tộc Cửu Lê tín ngưỡng vu thuật, những người đã trải qua trận chiến Trác Lộc đều không thể quên sức mạnh phép thuật của họ. Nhưng mà thiên tính của họ là thiện lương, chỉ là trước giờ kiên định độc hành, nhưng lúc đại chiến với Xi Vưu, tín ngưỡng và ý niệm của họ đã được người đời thừa nhận. Có thể nói họ là tộc người bí ẩn nhật mà lại chính trực nhất. Họ không vì công lao của Nữ Oa mà khoe khoang huyết mạch của mình, cũng không vì chính sách tàn bạo của Xi Vưu mà quên đi tổ tiên của mình. Họ lấy tổ tiên làm niềm vinh quang, tự hào được kế thừa sức mạnh và phép thuật của cha ông.
Do đó tập tính và tập quán sinh hoạt của Cửu Lê không cách nào dung hợp với bộ tộc Trung Nguyên. Sau khi Xi Vưu bị tiêu diệt, họ lựa chọn cư ngụ tại cố hương của mình. Mà Hiên Viên Hoàng Đế cũng giao cho tộc Cửu Lê vùng lãnh thổ này, để tránh họ bị người đời quấy nhiễu.
Trong lịch sử dài đằng đẵng, Cửu Lê ở trên mảnh đất đó tịnh dưỡng sinh sôi, đến mức người ngoài đã quên mất sự tồn tại của bộ tộc lớn mạnh đó. Mãi đến đời nhà Thương, Trụ Vương không thèm để ý đến truyền thống của bậc quân vương qua các triều đại trước. Đặc biệt Trụ Vương không thể khoan nhượng cho sự tồn tại của bộ tộc Cửu Lê đặc biệt như thế và áp đặt cho Cửu Lê nhiều loại thuế má nặng nề đi kèm nhiều yêu cầu vô lý.
Cơn thịnh nộ của Cửu Lê cuối cùng đã bùng nổ. Nhưng họ không hề có dã tâm tranh bá, chỉ luôn nhớ đến quê hương của mình, cho nên bộ tộc Cửu Lê quyết định giúp đỡ Vương giả khác của Trung Nguyên lật đổ chính sách tàn bạo của Trụ Vương, trả lại thái bình cho thế gian.
Trang chủ china: http://fs2.175game.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/PhongThanMangaOnline
Theo VNE
Phong Thần Manga: Thông tin về 6 môn phái trong game Như đã biết, tựa game MMORPG 2D Phong Thần 2 do 175game phát triển đã ra mắt fanpage dưới cái tên Phong Thần Manga. Với tiến độ đã Việt hóa được 90%, nếu không có gì thay đổi Phong Thần Manga sẽ mở cửa đón người chơi trong tháng 4 sắp tới đây. ược biết, Phong Thần Manga tổng cộng có 6 môn...