Trào lưu nhạc sến lan rộng
Những ca khúc được coi là “sến” hay đúng hơn là nhạc vàng vốn từng chỉ thịnh hành ở hải ngoại, những ca sĩ từng có tên tuổi lẫy lừng tại hải ngoại cũng nhờ dòng nhạc này. Nhưng, hiện nay, dòng nhạc này bỗng đang hot tại Việt Nam, giống như một dòng chảy ngược, Việt Nam hát ca khúc thịnh hành ở hải ngoại và hải ngoại lại hát các ca khúc đang thịnh hành tại Việt Nam.
Sự khởi đầu suôn sẻ
Có thể nói “phát pháo” đầu tiên để “tái sinh” những ca khúc nhạc sến tại Việt Nam chính là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Cũng có thể nói rằng, album nhạc sến “Tình ca 50 cũng là bước ngoạt lớn của sự nghiệp Đàm Vĩnh Hưng, cái tên của anh nhân rộng ra nhiều đối tượng hơn, nhất là những khán giả trung tuổi, vốn một thời chỉ biết đến những ca khúc trữ tình đó, đã theo họ trong cuộc sống, trong kỷ niệm. Cái tên Đàm Vĩnh Hưng cùng đồng thời trở thành đỉnh cao của làng nhạc Việt.
Đàm Vĩnh Hưng
Khi Đàm Vĩnh Hưng phát hành album nhạc sến cũng kèm với các sự kiện gây xôn xao thời kỳ đó là một số ca khúc không được phép hát tại Việt Nam như chính ca khúc “Phố đêm”, ca sĩ họ Đàm đã phải rất vất để được sử dụng ca khúc này.
Nhưng cho đến giờ, có thể nói, việc hát các ca khúc sến này đã khá “thoáng”, hầu hết các ca khúc thịnh hành và được yêu mến tại hải ngoại cũng đã có mặt tại Việt Nam.
Tiếp sau Đàm Vĩnh Hưng thì ca sĩ Phương Thanh cũng đã kịp thời ra mắt album nhạc sến với cái tên chính xác mà người ta gọi cho dòng nhạc này là “Bolero”. Tuy nhiên, album này chỉ chủ yếu thỏa cái khao khát của Phương Thanh với tình cảm của cô dành cho các ca khúc thuộc dòng này chứ album của cô không “ấn định” được cái tên Phương Thanh ở dòng nhạc này như Đàm Vĩnh Hưng. Sau này, Đàm Vĩnh Hưng vẫn tiếp tục thắng lợi với dòng nhạc sến với nhiều album tiếp theo, Đàm Vĩnh Hưng cũng từng tuyên bố chắc nịnh trước báo chí là anh không hề sợ các cây cổ thụ, không sợ những ca khúc đã từng đóng dấu với những cái tên mà bao thế hệ đều yêu thích, anh nói, anh hát lại khán giả vẫn nghê và say mê.
Video đang HOT
Phương Thanh
Theo sau “ông anh” Đàm Vĩnh Hưng, cô em gái “mắt nai” Hồng Ngọc cũng kịp thời ra mắt một bộ 3 album trong đó có tới 2 album là nhạc trữ tình xưa là “Vết thương cuối cùng” và “Quá khứ”. Hồng Ngọc nói, cô hát nhạc xưa vì thấy nó hợp với tâm trạng và giọng hát của mình.
Album gần nhất của “Họa mi tóc nâu” Mỹ Tâm cũng có những ca khúc sến như: Bước chân âm thầm, Xin thời gian qua mau, Chuyện tình không suy tư… Chỉ là vài ca khúc trong một album nhạc trữ tình, nhưng cũng có thể thấy Mỹ Tâm cũng không “đành lòng” bỏ qua những ca khúc nhạc trữ tình xưa. Tuy việc hát nhạc sến không thành một sự kiện trong sự nghiệp với Mỹ Tâm, nhưng đây cũng là một dấu ấn thể hiện sự đa dạng trong giọng hát của cô.
Mỹ Tâm
Ở Hà Nội, nam ca sĩ Hồ Quang 8 đã được ghi nhận là người theo đuổi nhạc sến thành công. Ban đầu Hồ Quang 8 cũng hát nhạc trẻ, nhạc sang, thậm chí nhạc đỏ… nhưng sau cùng sự thành công chỉ đến với anh khi anh hát nhạc sến và cho ra mắt album nhạc sến “Hoài niệm một tình yêu” thì các ca khúc mà Hồ Quang 8 hát thường xuyên được yêu cầu “tái diễn” trên các sân khấu ca nhạc. Ca khúc Hồ Quang 8 “hát lại” của ca sĩ Quang Lê hải ngoại có tên “Tương tư nàng ca sĩ” được đánh giá là “mùi” hơn cả Quang Lê. Hồ Quang 8 cũng nhận thấy mình đã đi đúng hướng với dòng nhạc này.
Nhạc sến lan rộng
Gần nhất là cách đây ít ngày, cô ca sĩ vốn có chất giọng u sầu và sến Lệ Quyên đã ra mắt album nhạc xưa có tên “Khúc tình xưa”, bao gồm những ca khúc đã rất quen thuộc với khán giả: Hàm Mặc Tử, Đồi thông hai mộ, Em về kẻo trời mưa mau… Giọng ca Lệ Quyên vốn đã rất “mùi”, khi hát nhạc sến lại càng “mùi” hơn và cũng đã tạo được nhiều cảm hứng cho người nghe. Có thể đánh giá đây là một trong những album nhạc “mùi” do ca sĩ trong nước thực hiện sẽ chiếm được cảm tình của công chúng. Với Lệ Quyên, hát nhạc sến cũng là một ngưỡng mà cô muốn vượt qua. Nhạc sến, nghe thì dễ hát, ai cũng có thể ngêu ngao hát được, nhưng để hát thành công thì lại là cả một vấn đề lớn.
Lệ Quyên
Một bất ngờ thú vị là giọng ca chuyên hát nhạc truyền thống là sao mai Thành Lê cũng “tung chưởng” với một album nhạc sến với những ca khúc rất quen thuộc là “Mưa rừng, Người đi ngoài phố, Những đồi hoa sim… Đây cũng là những ca khúc đình đám tại hải ngoại qua nhiều thế hệ và cho đến giờ vẫn được hát lại thường xuyên trên các sân khấu. Theo đuổi dòng nhạc dân gian, nhưng Thành Lê cũng mê nhạc sến không kém, cô thấy những nỗi niềm, những vương vấn buồn của nhạc xưa cũng rất hợp với tâm tư, tình cảm của mình.
Giọng ca “có gai” – Tùng Dương thì dự định với một album nhạc xưa, không sến, nhưng cũng là những ca khúc phẳng phất “mùi” hải ngoại như các sáng tác của Lam Phương, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy…
Sức hấp dẫn từ những ca khúc sến có lẽ quá mạnh nên ngay cả các ca sĩ trẻ cũng “lăm le” định đầu tư các album hát nhạc sến. Cô ca sĩ gốc Nam Định – Triệu Trang bật mí, sắp tới cô sẽ ra mắt một album hát nhạc sến, cũng là những ca khúc quen thuộc nhiều năm nay, Triệu Trang hy vọng sự thể hiện của cô sẽ góp thêm một màu sắc mới cho nhạc sến và cũng có cho thấy cô có thể hát đa dạng nhiều thể loại. Triệu Trang cũng cho biết, cô sẽ đầu tư phần quay hình kỹ lưỡng và độc đáo.
Hồng Ngọc
Khi nhìn thấy các ca sĩ bỗng đua nhau thực hiện các album nhạc sến người ta cũng bỗng giật mình vì một lý do: Có khi nào do ca khúc hay của chúng ta giờ quá ít nên các ca sĩ phải cover lại các ca khúc cũ. Nói một cách đúng đắn thì dù trải qua rất nhiều thời gian, nhiều sự loại trừ, đánh giá, nhưng các ca khúc nhạc sến vẫn đứng vững trong lòng người hâm mộ, ở hải ngoại người ta gọi là các ca khúc bất tử với thời gian. Việc hát lại những ca khúc có tên là “bất tử” này không có gì là lạ, nhưng khi các ca sĩ từ sang đến bình dân cùng đua nhau hát thì cũng cần nhìn nhận lại đôi điều.
Hiện nay, việc tìm được ca khúc hít quá khó với ca sĩ, trong khi những ca khúc sến xưa lại ăn vào lòng khán giả từ bao lâu nay, hát lại các ca khúc này ưu điểm đầu tiên là người nghe nghe quen tai ngay và thuận miệng sẽ hát theo. Nếu như ca sĩ hát thành công ca khúc cũ này, họ sẽ không mất nhiều thời gian, công sức để quảng bá và sẽ được khán giả sớm chú ý. Âu đây cũng là giải pháp tình thế trong lúc bí ca khúc ăn khách.
Phần lớn ca sĩ thực hiện album nhạc sến đều có một giải thích: muốn hát những ca khúc này để gần gũi với mọi đối tượng khán giả, bởi nhạc sến là nhạc dành cho bình dân. Đây cũng là một lý do hợp lý. Nhưng, để hát thành công các ca khúc đã có tên tuổi lớn gắn liền này không phải dễ, nếu hát không “qua” có được màu sắc mới, khán giả chấp nhận được thì ca sĩ rất dễ bị bới móc vì cách làm ăn theo này. Vậy nên những a dua, những chạy theo sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chiến chinh phục khán giả mà chỉ ở lại những thành công với những ai yêu dòng nhạc này thực sự và biết được khả năng hát dòng nhạc này của mình đến đâu mà thôi.
Theo Đời Sống Gia Đình
Nhạc Việt: Thời của "cá tính", "đẳng cấp" bốp chát, xỉ vả lẫn nhau
Phần lớn dòng nhạc trẻ đang ngày ngày làm những người yêu tiếng Việt phải xấu hổ, xót xa khi chứng kiến sự trong sáng của tiếng Việt trong con mắt của rất nhiều người trẻ đang bị mờ dần.
Điều tất yếu của sự phát triển...
Ca từ chọn lọc trong các ca khúc trẻ bấy lâu nay đã khó thấy, để tìm được mỹ từ lại càng khó khăn hơn. Đó là một trong những hệ quả tất yếu khi loài người đang sống trong sự bùng nổ thông tin, của công nghệ số, tốc độ số... Cũng vì thế mà vốn từ vựng và cách diễn đạt của người Việt cũng có nhiều thay đổi, chúng ta dễ dàng nhận thấy điều đó khi nghe những ca khúc nhạc trẻ, "nhạc hot" đang có mặt trên khắp các web âm nhạc, các diễn đàn, trên điện thoại của giới trẻ, thậm chí là trên xe bus, trong quán cà phê...
Bấn loạn vì số lượng album của ca sĩ trẻ
Một phần không nhỏ giới trẻ hiện nay, nhất là những cô cậu học trò đang ở tuổi teen, đa phần sự chọn lựa của họ là những bài hát về tình yêu, nhưng không phải là "những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng" (Phượng hồng), không phải "Ngày xưa tôi thầm yêu một nàng thiếu nữ" (Mối tình đầu) nữa, chỉ thấy khắp nơi: "Yêu một người là dại khờ, thà cứ sống như người tham lam. Cứ yêu hai ba người không còn em ta còn người khác" (Yêu một người là dại) "Tôi tưởng em chỉ yêu thêm một người. Nào ngờ đâu ngoài tôi em còn ba người nữa. Cuộc tình tay ba đã khổ đau, giờ tay bốn làm sao... Em yêu một lúc bốn người sao?" (Ngã tư tình)...
Nhiều người sáng tác nói rằng: Người trẻ hiện nay là thế, yêu thì nói là yêu, "nói thẳng vào sự thật chứ không khoa trương bằng mỹ từ như những ca khúc ngày xưa". Và họ chứng minh bằng việc đưa vào ca khúc của mình hàng loạt ngôn ngữ đời thường: "Qua bao ngày gian truân, ngày xưa kia, giờ đây mới được em yêu kề bên anh, mà ngu sao làm chi để vụt bay, mất tình sẽ đau..." (Tình yêu trong lo âu) "Ở bên người ấy xin đừng nhớ đến tôi. Ở bên cạnh tôi xin đừng làm khổ tôi. Người ấy và chính tôi trong cuộc tình chúng ta, em phải nhận ra một người thôi" (Người ấy và tôi em phải chọn).
Ngụy biện cho sự non kém?
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta có rất nhiều câu răn dạy: "Học ăn, học nói, học gói, học mở" "Chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"... Trong khi đó, dường như những gì là tinh hoa, là kinh nghiệm mà cha ông ta đúc rút ngàn đời lại bị dòng nhạc trẻ xem thường, thậm chí là làm ngược lại.
Trong đánh giá của dư luận, nhạc vàng vẫn là nhạc "sến", song cái chất "sến" đó cũng hơn hẳn nhạc trẻ hiện nay, ít nhất ở phương diện ca từ - giản dị chứ không giản đơn, thô mộc chứ không thô lậu. Điều này không thể đổ lỗi cho yếu tố thời đại, cho sự phát triển của xã hội bởi ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy và là công cụ để biểu đạt nó. Khi lời được nhạc sĩ viết ra, được ca sĩ thể hiện "hồn nhiên, vô tư" trên sân khấu, chúng ta cần đặt một dấu hỏi lớn cho vốn ngôn từ, tư duy và quan điểm thẩm mỹ của họ.
Hình chỉ mang tính chất minh họa
Nếu là người chịu khó đọc, chắc chắn vốn từ không bao giờ dừng lại ở ngôn ngữ đời thường, nếu là người sáng tác theo đúng nghĩa, không bao giờ họ viết ra những dòng ngô nghê, tối nghĩa một cách dễ dãi như thế.
Điều đáng quan tâm nhất ở đây: Dòng nhạc trẻ là sản phẩm của giới trẻ và phục vụ giới trẻ. Những ca từ này khi được phổ biến rộng rãi sẽ ảnh hưởng lớn đến thói quen trong nói năng, giao tiếp của một bộ phận không nhỏ trong xã hội dẫn đến cái nhìn lệch lạc về những giá trị của cuộc sống. Xa hơn nữa, với ca từ nhạc trẻ hiện nay, sự trong sáng của tiếng Việt còn bị đe dọa nghiêm trọng. Không chỉ là những câu nói thẳng thừng, bốp chát, thậm chí xỉ vả lẫn nhau trong các bài hát mà còn là sự lai căng, lộn xộn: "Nếu khi xưa anh không là bạn thân để nói yêu em/ Thì hôm nay I won't crying for you/ Thì hôm nay I won't missing for you/Baby I love you I waiting for you" (Mất em)...
Tiếng Việt và sự trong sáng của tiếng Việt đang mờ dần trong một phần không nhỏ những người Việt trẻ. Điều đó phản ánh phần nào sự giảm sút tình yêu tiếng Việt, ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt rồi xu hướng lai căng, sính ngoại, thích thể hiện "cá tính", "đẳng cấp" sự thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng của một phần giới trẻ.
Với nhạc trẻ hiện nay, chúng ta không thể áp dụng những biện pháp như cấm lưu hành, xuất bản nhưng các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể kiểm soát, kiểm duyệt với ít nhất là những bài hát được phát trên truyền hình, được biểu diễn trước công chúng...
Theo SK&ĐS
4 bước để chàng chịu làm "chuyện ấy" tối nay Chồng bạn dạo này thờ ơ với "chuyện ấy", có thể là do bận công việc hoặc gì đó. Làm sao để khơi gợi cảm xúc ở chàng và khiến chàng chịu làm "chuyện ấy" tối nay? 1. Bật nhạc Nếu bạn và chàng đang cùng ngồi trên ghế sofa ở nhà, hay đang nằm trong phòng ngủ, hoặc đang đi ăn tối...