Trào lưu “không tiêu thụ” khiến giới trẻ xứ Trung khao khát: Cứ sống tối giản liệu đời có thanh thản?
Không công việc, không tiêu tiền, ăn lại đồ thừa và sống trong những ngôi nhà trống, thậm chí bị bỏ hoang… đây là khởi đầu cho những người theo chủ nghĩa “không tiêu thụ” – trào lưu sống được rất nhiều người trẻ Trung Quốc ngưỡng mộ và hưởng ứng.
Hữu Đinh Hồng là một trong những người đầu tiên khởi xướng cho trào lưu “không tiêu thụ” và về sau trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều người trẻ Trung Quốc. Cô vốn là một nhà thiết kế nhân vật hoạt hình và trò chơi.
Vào một ngày đẹp trời, Đinh Hồng quyết định không thuê nhà nữa mà dọn đến văn phòng công ty ở từ thứ hai đến thứ sáu, cuối tuần nằm ngủ trên ghế đá phố đi bộ. Mỗi ngày, cô đều đến bể bơi tắm và luôn mang theo bàn chải đánh răng để trong túi quần. Suốt hai năm Đinh Hồng chỉ sống nhờ ăn lại đồ thừa của đồng nghiệp, sinh hoạt phí của cô chưa từng vượt quá 500 tệ (tương đương 1,7 triệu đồng)/tháng dù sống ở thành phố Bắc Kinh đắt đỏ.
Chân dung Hữu Đinh Hồng
Nhờ việc hầu như không tiêu tiền, nên số dư tài khoản ngân hàng của cô tăng dần theo năm tháng. Đến năm 35 tuổi, Đinh Hồng quyết định “buông bỏ” và đi du lịch khắp Đông Nam Á, sau đó lại xách ba lô lên đến New Zealand tập cách sống như Robinson ngoài đảo hoang.
Cuộc sống tự do và ngập tràn màu sắc phiêu lưu của Hữu Đinh Hồng đã thổi bùng lên ngọn lửa “buông bỏ” cho rất nhiều bạn trẻ. Nhiều người theo chủ nghĩa không tiêu thụ bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên không có một tiêu chuẩn thống nhất về lối sống này. Đa phần trong số họ là tự điều chỉnh định nghĩa ấy sao cho phù hợp với nhịp sống của bản thân.
Không tiêu thụ không có nghĩa là hoàn toàn không tiêu dùng, họ chỉ loại bỏ tất cả những chi phí không cần thiết trong cuộc sống và công việc một cách thận trọng, hạn chế hoặc cắt bỏ, tìm kiếm sự cân bằng, cho đến khi họ đạt được cuộc sống như lý tưởng mình mong muốn. Thậm chí có những người nghiêm túc theo chủ nghĩa không tiêu thụ chỉ để tìm thấy điều gì họ thực sự cần trong cuộc sống.
Không tiêu thụ là không tiêu tiền?
Chỉ cần 7 nghìn đồng là đủ no cả ngày
“Tiền mua đồ ăn chỉ gói gọn trong 2 tệ (tương đương 7 nghìn đồng), chẳng hạn có thể mua hai quả trứng cộng với một quả cà tím, hoặc một củ khoai tây thêm vào một quả cà chua là đủ để ăn bữa sáng và bữa trưa. Tối không ăn hoặc ăn rất ít. Thi thoảng có thể mua 10 tệ (tương đương 35 nghìn đồng) thịt ba chỉ chia ra ăn 2-3 bữa để tăng hương vị.” – Kiều Tang, 30 tuổi, sống và làm việc tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc cho biết. Cô đã theo đuổi lối sống không tiêu thụ được 8 tháng.
Lần đầu tiên quyết định thực hiện chủ nghĩa không tiêu thụ, suy nghĩ của cô rất cực đoan, cực đoan đến mức hy vọng bản thân vẫn sống tốt mà không phải tốn một xu nào. Từ đi xin đồ ăn thừa cho đến tắt hết điện, tiết kiệm hết mức và bán sạch đồ đạc trong nhà.
Video đang HOT
Năm 2018, Kiều Tang tham gia nhóm “Hội nữ sinh keo kiệt” trên Douban (một trang mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc). Đây cũng chính là bước khởi đầu cho việc theo đuổi lối sống không tiêu thụ sau này của cô. Thời gian đầu, Kiều Tang học hỏi được nhiều kiến thức như trồng rau ngoài ban công, may quần áo… Nhưng lâu dần, cô cảm thấy mọi thứ bắt đầu bị “biến chất”.
Ảnh minh họa
“Bên cạnh các tài khoản marketing, còn có nhiều người rất mâu thuẫn, một mặt thuyết phục thành viên trong nhóm đừng mua đồ và tiết kiệm tiền, nhưng khi bạn hạ quyết tâm thì họ lại khuyên cuộc sống như vậy nhàm chán lắm, nên tốt với bản thân một chút. Điều đáng nói hơn là khi tôi chụp ảnh màn hình bày tỏ quan điểm thì lại bị admin xóa bài.” – Kiều Tang nói.
Vào đầu năm 2021, Kiều Tang bắt đầu dấn thân vào công cuộc tối giản. Cô tâm sự rằng từ khi theo lối sống không tiêu thụ đã để dành ra được khá nhiều tiền, nhưng có một điều khiến cô phiền lòng chính là sức khỏe giảm sút không phanh.
“Tôi có thể không phải là người quá phù hợp với lối sống này, nhưng lại cảm thấy rằng giờ đây ham muốn vật chất của mình đã giảm đi rất nhiều, hoặc trở nên đơn giản hơn xưa.” – Kiều Tang đúc kết được thứ mình đạt được sau 8 tháng theo đuổi lối sống mới.
Bữa sáng Văn Huệ làm cho “nhà ba người” gồm cà phê và bánh kẹp
Ngô Văn Huệ, quê ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. Cô bắt đầu theo chủ nghĩa không tiêu thụ khi bước sang tuổi 34. Trong suốt một năm sau đó, cô chỉ chi tổng cộng 1.600 tệ (tương đương 5,6 triệu đồng) cho trang phục và trang điểm.
“Mẹ tôi đã bị shock khi thấy con gái thay đổi nhiều như vậy. Trước đây tôi rất hay mua sắm, nhưng giờ cứ hễ gặp là bà lại kêu ca tôi không chịu ăn mặc tử tế. Tuy nhiên tôi thấy bình thường, bởi vì bây giờ không còn bị ám ảnh bởi việc mặc như thế nào nữa, chỉ cần đơn giản và thoải mái.” – Văn Huệ nói.
Cô đã theo chủ nghĩa trên được ba năm, hiện tại cô và chồng đã chuyển về quê sống chung cùng một chú cún. Họ tự trồng rau, nuôi lợn, cuộc sống tự cung tự cấp và cũng chẳng cần “xã giao” với ai như trên thành phố khiến cô rất hạnh phúc.
Cô cho biết mình vẫn mua sắm online, nhưng chủ yếu là mua nguyên liệu thực phẩm, sách và đồ dùng vẽ tranh.
Tại sao lại chọn không tiêu thụ?
“Những người ‘bình thường’ sẽ thắc mắc tôi kiếm tiền kiểu gì để nuôi sống bản thân, còn tôi chỉ nghĩ làm thế nào để không tiêu xài nhiều nhất có thể.” – Viên Tử, người phụ nữ theo chủ nghĩa trên được năm năm nói.
Viên Tử thú nhận mình là một người nghiện mua sắm, tới mức lương tháng vừa về đã tiêu sạch, thậm chí âm lương chỉ vì mua túi xách hàng hiệu. Vì vấn đề ấy nên cô và bạn trai đã nhiều lần xích mích với nhau và phải chia tay hai mối tình. Sau này vì muốn kiểm soát bản thân, Viên Tử đã chủ động tìm hiểu và đi theo chủ nghĩa không tiêu thụ để “tĩnh tâm” trở lại.
Ảnh minh họa
Đối với Văn Huệ, cô hướng mình theo chủ nghĩa không tiêu thụ chỉ vì mong tìm ra bản thân muốn gì. Mặc dù được ăn học đầy đủ, công việc thu nhập khá nhưng cô không thấy hạnh phúc. Sau này, Văn Huệ đã xin nghỉ việc và dùng tiền tiết kiệm cùng chồng mua một căn nhà ở quê để sống an nhàn. Cô cho rằng mình đã tìm thấy điều bản thân khao khát bấy lâu – một cuộc sống không hối hả và giản dị.
“Tôi đã sống ở quê được gần 6 năm, có nhiều người ngưỡng mộ tôi, nhưng thực sự nếu muốn sống giống tôi thì bạn cần phải rất can đảm. Can đảm để bỏ ngoài tai những lời dị nghị của tất cả mọi người, can đảm để đối mặt với khó khăn như mất điện triền miên, không hợp phong thủy bị ốm liên miên chẳng hạn.” – Văn Huệ tâm sự.
Cô cũng cho viết thêm mình không có ý định quay trở lại thành phố. Ở quê thường có nhiều việc giết thời gian thay cho tiêu tiền. Cô dành thời gian để làm những việc mình thích và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đối với Văn Huệ mà nói, một bữa ăn đơn giản nhưng được ngồi cùng chồng là khoảng thời gian để cô tận hưởng cuộc sống một cách tuyệt với nhất.
Rich kid 2k3 tiết lộ giá tiền phòng sẽ ở khi du học Mỹ, bằng thu nhập cả chục năm của nhiều người
Số tiền ở ký túc xá của Châu Anh lại một lần nữa gây sốc.
Châu Anh là rich kid Gen Z mới nổi thời gian qua. Cô nàng nổi tiếng với ngoại hình xinh xắn, và đặc biệt là không ngại khoe cuộc sống sang chảnh của mình.
Châu Anh từng theo học trường quốc tế Anh Hà Nội - ngôi trường cấp 3 có mức học phí đắt đỏ bậc nhất Thủ đô với số tiền cho năm lớp 12 là 730 triệu đồng/học sinh.
Rich kid Châu Anh vừa xinh lại có thành tích học tập khủng
Sau đó, cô nàng sẽ du học tại đại học New York (viết tắt: NYU - New York University). Châu Anh apply vào trường nhờ bài luận và điểm IB (chứng chỉ Tú tài quốc tế), đóng học phí theo diện tự túc. Dĩ nhiên tiền học ở đây cũng thuộc dạng siêu khủng, lọt top 10 trường đóng đắt nhất nước Mỹ.
Châu Anh bật mí về số tiền khi sống trong kí túc xá: "Mình ở kí túc xá với mức giá 10.000 - 20.000 USD/năm là tầm khoảng 200 - 500 triệu đồng tùy loại phòng và vị trí" . Chỉ riêng tiền ở của Châu Anh thôi cũng đã gấp nhiều sinh hoạt phí của sinh viên thông thường rồi!
Cô nàng cũng tiết lộ bản thân ôn thi 8.0 IELTS chỉ trong vòng 1 tháng! Điều này cũng có thể giải thích là do Châu Anh theo học trường quốc tế từ nhỏ, đã sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong thời gian dài.
Châu Anh chia sẻ về cuộc sống du học sắp tới của mình
Đại học New York có khuôn viên chính nằm ở Greenwich Village, được thành lập năm 1831. NYU là một trong những đại học tư thục phi lợi nhuận lớn nhất của nền giáo dục đại học Hoa Kỳ.
Năm 2020, NYU đứng thứ 30 trong số các trường đại học hàng đầu nước Mỹ, theo bảng đánh giá từ các BXH dang tiếng như Times Higher Education, US News hay World Report.
Về cơ sở vật chất, NYU cung cấp nhiều không gian chỉ dành riêng cho sinh viên như thư viện Bobst mở suốt 24 giờ, trung tâm Âm nhạc và Truyền thông Avery Fisher (một trong những trung tâm truyền thông học thuật lớn nhất thế giới....)
Một số cựu sinh viên nổi tiếng từng theo học ở trừng như: Suzanne Collins (tác giả sách The Hunger Games ), chính trị gia Bill de Blaso (thị trưởng hiện tại của TP New York).
Một số khung cảnh tại trường Đại học New York
Mẹ nuôi 21 tuổi vượt qua trầm cảm nhờ lá thư của 2 con nhỏ: Nét chữ nguệch ngoạc "trưởng thành sớm" đầy xót xa Nhận hai bé làm con nuôi từ khi mới lọt lòng, cô gái trẻ chấp nhận đánh đổi nhiều thứ. Thế nhưng chỉ cần được nhìn các con khôn lớn mỗi ngày, hiểu chuyện và thương mẹ, cô cảm thấy quyết định năm xưa hoàn toàn đúng đắn. Từ bỏ ước mơ để làm mẹ nuôi ở tuổi 21 Tuổi đôi mươi là...