Trào lưu giới trẻ ăn chè đậu đỏ cầu ‘thoát ế’ ngày Thất tịch
Vào ngày Thất tịch, giới trẻ thường rủ nhau ăn chè đậu đỏ với hy vọng sớm tìm được ý trung nhân.
Nhiều người quan niệm đậu đỏ là thực phẩm mang đến may mắn và hạnh phúc.
Lễ Thất tịch còn được gọi là tết Ngâu hoặc ngày ông Ngâu bà Ngâu. Ngày lễ này gắn liền với sự tích về chuyện tình buồn của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Lễ Thất tịch diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Năm 2024, lễ Thất tịch rơi vào thứ Bảy, ngày 10/8 dương lịch.
Vào ngày này, giới trẻ thường đi chùa cầu duyên, làm việc thiện, thả lồng đèn, ăn chè đậu đỏ. Trong đó, ăn chè đậu đỏ được các bạn trẻ hưởng ứng mạnh mẽ nhất.
Trào lưu ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch của giới trẻ xuất phát từ truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian. Theo đó, người độc thân ăn đậu đỏ vào ngày 7/7 âm lịch sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân. Đôi lứa đang yêu nhau nếu ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch thì tình yêu sẽ bền chặt, bên nhau trọn đời.
Giới trẻ lựa chọn các món ăn làm từ đậu đỏ để thưởng thức trong ngày Thất tịch. Ảnh: Thảo Nguyên
Dân gian quan niệm, đậu đỏ là thực phẩm mang lại may mắn. Bởi, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, vui vẻ.
Video đang HOT
Từ ý nghĩa dân gian trên, giới trẻ, nhất là những người độc thân thường có sở thích ăn các món ăn được làm từ đậu đỏ. Đó là các món xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, kem cá đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ…
Thậm chí, nhiều người còn hài hước lập cả thực đơn ăn uống nguyên ngày lễ Thất tịch chỉ toàn đậu đỏ.
Hiện nay, giới trẻ không thực sự tin vào truyền thuyết ăn chè đậu đỏ vào lễ Thất tịch sẽ “thoát ế”. Tuy nhiên, họ vẫn hưởng ứng việc ăn chè đậu đỏ vào dịp này như cách lưu truyền nét đẹp văn hóa.
Ăn chè đậu đỏ để mong cầu may mắn, tình duyên suôn sẻ. Ảnh: Ruby Phạm
Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, đậu đỏ không chỉ bổ dưỡng mà còn là vật phẩm phong thủy. Theo khoa học phong thủy, đậu đỏ có màu đỏ sậm rất đẹp, tượng trưng cho sự may mắn.
“Dẫu ý nghĩa tượng trưng của đậu đỏ trong phong thủy là giúp gia chủ hóa hung thành cát nhưng để sử dụng cho đúng và có hiệu quả lại là một vấn đề lớn.
Bởi, ngoài yếu tố bản thân cần nỗ lực cố gắng còn do mệnh số, điều kiện hoàn cảnh của từng người chứ không phải cứ sử dụng hạt đậu đỏ, ăn chè đậu đỏ là sẽ đạt được điều mong muốn”, chuyên gia Linh Quang cho biết.
Ngày Thất tịch nên và không nên làm gì?
Ngoài việc rủ nhau ăn đậu đỏ - xu hướng được giới trẻ hưởng ứng nhiệt tình, còn có hoạt động phổ biến nào trong ngày Thất tịch, ngày này nên kiêng gì?
Thất tịch (7/7 Âm lịch hằng năm) là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thông qua câu chuyện Ngưu lang - Chức nữ, người xưa muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp về lòng chung thủy và tình cảm sâu sắc giữa con người.Thông qua câu chuyện Ngưu lang - Chức nữ, người xưa muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp về tình vợ chồng chung thủy, sự gắn kết gia đình...
Làm gì trong ngày Thất tịch?
Dưới đây là các hoạt động trong ngày lễ Thất tịch:
Ăn chè đậu đỏ
Tục ăn chè và các món khác từ đậu đỏ ngày 7/7 Âm lịch xuất phát từ giới trẻ Trung Quốc những năm gần đây và lan sang những quốc gia khác có ngày lễ Thất tịch. Đậu đỏ có ý nghĩa cầu mong đường nhân duyên thuận lợi, người độc thân "thoát ế", người đã có đôi thì bên nhau trọn kiếp.
Các bạn trẻ độc thân thường rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch. (Ảnh: Uyên Sho)
Bày tỏ tình cảm
Ngày Thất tịch là thời điểm tuyệt vời để tỏ tình hoặc dành thời gian thể hiện sự quan tâm, tình cảm yêu thương với người mình yêu. Một lời chúc ngọt ngào, một bữa tối lãng mạn hay việc dành thời gian bên nhau đều là những cách tuyệt vời để kỷ niệm ngày này.
Làm thiệp, gửi tặng quà
Ngày Thất tịch là dịp để bạn thể hiện tình cảm bằng cách tự tay làm những tấm thiệp hoặc mua quà tặng người mình yêu. Những món quà nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm chân thành chắc chắn sẽ làm người nhận cảm động.
Cầu duyên
Theo tín ngưỡng dân gian, việc đến các đền chùa và cầu nguyện trong ngày Thất tịch sẽ mang lại may mắn cho tình duyên và hôn nhân. Các cặp yêu nhau thường tới các ngôi chùa nổi tiếng để cầu nguyện cho tình yêu vĩnh cửu và hạnh phúc.
Nhiều bạn trẻ đi lễ chùa ngày Thất tịch. (Ảnh: Đắc Huy)
Những kiêng kỵ trong ngày Thất tịch
Người Việt Nam xưa thường kiêng làm đám cưới, đám hỏi hay dạm ngõ trong ngày Thất tịch vì ngày này gắn với câu chuyện buồn về tình yêu, hôn nhân, bởi dù yêu thương thắm thiết, cuộc hôn nhân của Ngưu lang Chức nữ vẫn đầy nước mắt. Ông Ngâu bà Ngâu xa nhau biền biệt, quanh năm nhớ thương, "rửa mặt bằng nước mắt", mỗi năm chỉ có một ngày hội ngộ nhưng cũng ôm nhau khóc như mưa, chắc các cặp uyên ương không bao giờ muốn "lây vía" này của họ.
Khởi công xây, sửa nhà cũng là điều mọi người tránh làm trong ngày Thất tịch, vì với những người có gia đình, nhà nghĩa là tổ ấm của vợ chồng con cái, việc khởi công xây nhà, trong khi gia đình ông Ngâu bà Ngâu lại tan đàn xẻ nghé quanh năm.
Về phương diện thực tế, việc xây sửa nhà trong thời gian này không được thuận lợi vì thời tiết mưa ngâu rả rích.
Bắt đầu từ ngày thất tịch (10/8), 4 con giáp gặp được người thương, tình duyên nở rộ Thất Tịch là ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, theo dân giân đây chính là thời điểm Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau và cũng là ngày tượng trưng cho tình yêu. Vậy hãy cùng xem những con giáp nào sẽ gặp may mắn trong tình duyên và tìm được tình yêu, ngọt ngào. Tuổi Thìn Trước hết, những người bạn sinh...