Trào lưu ‘2, 3 con mực’ và chuyện chôm chỉa ý tưởng của người khác…
Việc rapper Linh Thộn bị nhà sản xuất Eugene Tsai (Canada) tố đạo nhạc không phải là lần đầu tiên Việt Nam bị tác giả nước ngoài “bóc mẽ” hành vi “ chôm chỉa” ý tưởng của người khác.
Theo đó, cách đây nửa tháng, rapper Linh Thộn cho ra mắt bài hát “Anh yêu em cực”. Sản phẩm âm nhạc này thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Đáng chú ý, câu hát “2, 3 con mực/Anh yêu em cực” trở thành trào lưu, được dân mạng nhanh chóng bắt ‘trend’. Tuy nhiên, nhà sản xuất Eugene Tsai (Canada) đã vào phía dưới ca khúc bình luận, cho rằng Linh Thộn đã “chôm chỉa”, sử dụng beat của bản remix ca khúc This is America, I guess. Ngay sau đó, Linh Thộn đã lên tiếng xin lỗi.
Bài hát Anh yêu em cực bị nhà sản xuất nước ngoài tố đạo nhạc
Vụ việc này khiến mọi người nghĩ ngay đến nhiều trường hợp khác mà những người trẻ Việt Nam cũng đã từng vướng vào những lùm xùm “đạo nhái” tác phẩm của người nước ngoài.
Có thể kể như Maxk Nguyễn, người từng “gây bão” cộng đồng mạng với những dự án thú vị về Sài Gòn như: Saigon Emoji, Saigon sau vai, Saigon 3 mét vuông, Vịt lộn vịt dữa… cũng bị “bóc phốt” ăn cắp ý tưởng của nhiều nghệ sĩ nước ngoài như: Francis Curran, Marcel ter Bekke, Roy Smith, Francesco Vullo, Aless, Martine Storm… Sau nhiều lần khẳng định chỉ là “ý tưởng lớn gặp nhau”, Maxk Nguyễn cũng lên tiếng thừa nhận và xin lỗi về hành động “đạo nhái” tác phẩm của nghệ sĩ khác.
Họa sĩ Pascal Campion từng lên Facebook ta thán việc tranh vẽ của mình bị một đơn vị phát hành sách ở Việt Nam sao chép ý tưởng. Cách phối màu, phong thái của nhân vật… trong cuốn sách “Cô gái Brooklyn” giống đến 80% tác phẩm của Pascal Campion. Để rồi sau đó, họa sĩ thiết kế Đình Điệp phải viết thư chân thành xin lỗi và thừa nhận có bị ảnh hưởng từ tranh vẽ của Pascal Campion.
Bìa sách (phải) có hình ảnh “tựa tựa” đến… 80% tranh vẽ của Pascal Campion (trái)
Video đang HOT
Denis Đặng, giám đốc sáng tạo hàng loạt sản phẩm âm nhạc triệu view của các ca sĩ Việt Nam cũng từng bị phản ánh đạo nhái ý tưởng của nhiếp ảnh gia người Nga Tyurin Andrey… Sau khi bị tố giác, Denis Đặng phải lên tiếng xin lỗi…
Năm 2020, tài khoản nước ngoài tên MN Dance Company phản ánh một tiết mục múa của biên đạo Mai Minh Anh Khoa và Lê Hải tham gia một cuộc thi múa “đã sao chép phần vũ đạo trong tác phẩm S/HE của chúng tôi và ký tên dưới tác phẩm này. Nếu muốn sử dụng tác phẩm của chúng tôi, các bạn cần xin phép”. Ngay sau đó, Mai Minh Anh Khoa thừa nhận phản ánh của MN Dance Company là chính xác.
Và còn rất nhiều vụ việc tương tự, khi những người trẻ Việt Nam dính vào tai tiếng khi vô tình hoặc cố ý “chôm chỉa” một cách trắng trợn sự sáng tạo của người nước ngoài.
Tác phẩm của Maxk (phải) và tác phẩm một nghệ sĩ nước ngoài khác giống nhau đến kinh ngạc. Maxk Nguyễn sau đó thừa nhận đã sao chép ý tưởng
Đáng ngạc nhiên, là trước khi thừa nhận bản thân có hành vi “đạo nhái” cũng như nói lời xin lỗi, đa phần đều từng… “lươn lẹo”, thoái thác trách nhiệm, tìm cách đánh tráo khái niệm “chôm chỉa”, “đạo nhái” (nói thẳng ra là “ăn cắp chất xám” của người khác) và ngụy biện thành… “có lẽ bị ảnh hưởng”, cho rằng bản thân vô tội. Chẳng hạn như Maxk Nguyễn, khi sự việc mới bị cộng đồng mạng phanh phui, người này khẳng định “không bao giờ đạo nhái!”, cho rằng bản thân trong sạch.
Tuy nhiên, những người manh nha ý định “đạo nhái” ý tưởng của người khác cần nhớ, là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, đặc biệt là sự lan tỏa của mạng xã hội, thì “cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra”. Dân mạng ở Việt Nam lẫn nước ngoài đều rất thính nhạy, tinh ý. Qua đó dễ dàng phát hiện những thứ “vay mượn ý tưởng”, “ăn cắp sự sáng tạo” của người khác.
Nếu đã “đạo nhái”, “chôm chỉa”, chắc chắn sẽ bị tố cáo. Những người tố cáo cũng chẳng nói kiểu “khơi khơi”, mà luôn “đi đến cùng sự việc” chứ không thỏa hiệp với những ai vi phạm bản quyền, đạo nhái. Họ luôn có những bằng chứng thuyết phục để chứng minh điều họ phản ánh là đúng. Vì thế, việc lươn lẹo, ngụy biện, không thừa nhận hành động sai trái chỉ càng đẩy sự phẫn nộ lên cao.
Một tác phẩm của Maxk Nguyễn (phải) có sự trùng khớp với tác giả nước ngoài
Nhưng tại sao phải “chôm chỉa”, “đạo nhái”? Nếu thực lực bản thân không thể tự sáng tạo ra những sản phẩm (ở tất cả các lĩnh vực, từ mỹ thuật, âm nhạc, cho đến phim ảnh, thiết kế…) thì cũng đừng “chôm chỉa” ý tưởng của người khác. Bởi hành vi “chôm chỉa” là “cú tát trời giáng” vào đạo đức nghề nghiệp, vào lòng tự trọng của bản thân. Chưa hết, hành vi đáng xấu hổ ấy có thể trở thành một vết nhơ khó tẩy trong bước đường sự nghiệp.
Và nhất là, khi “chôm chỉa”, “đạo nhái” sẽ có nguy cơ “tự đào hố chôn mình” vì phải đối diện với làn sóng tẩy chay của dư luận. Minh chứng rõ nét là dù hiện tại, ca khúc “Anh yêu em cực” đã được Linh Thộn cho xuất hiện trở lại trên YouTube nhưng bài hát này phải vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Nhiều ý kiến kêu gọi không thể nào chấp nhận một sản phẩm âm nhạc vướng vào lùm xùm “đạo, nhái”. Cá nhân Linh Thộn cũng bị chỉ trích rất nhiều. “Anh yêu em cực” từng có những ngày khuynh đảo mạng xã hội, từng khởi nguồn cho trào lưu “2, 3 con mực” được giới trẻ mê như điếu đổ… Nhưng hiện tại, dân mạng nói chung, người trẻ nói riêng, đã quay lưng.
Hay như Maxk Nguyễn một thời nổi danh và có lượng người hâm mộ cực kỳ đông đúc. Nhưng tên tuổi hiện nay đã “mất hút” sau vụ việc “đạo, nhái” được làm sáng tỏ.
Mark Nguyễn từng khẳng định bản thân trong sạch trước khi thú nhận đã sao chép ý tưởng của người khác
Thế nên, hãy nói không việc hành vi “đạo nhái”, “chôm chỉa” ý tưởng, sự sáng tạo của người khác, “quơ” sản phẩm của người khác làm sản phẩm của chính mình. Nếu bị ảnh hưởng, có thể ghi rõ nguồn, đồng thời xin phép tác giả mà “bản thân bị ảnh hưởng”. Khi họ đồng ý mới được phép sử dụng. Ngược lại, nếu bị từ chối, hãy dừng lại “ngay và luôn” dự định thực hiện hành vi không đúng.
Hãy là một người sáng tạo có ý thức và có đạo đức! Để không vướng phải những lùm xùm, tranh cãi về hành vi “chôm chỉa”, “đạo nhái”!
Video '2, 3 con mực, anh yêu em cực' biến mất
Những ngày qua, "Anh yêu em cực" của Linh Thộn và Minh Vũ bị tố vi phạm bản quyền. Tối 18/10, video đã bị ẩn do vi phạm bản quyền.
Ngày 18/10, quản lý của Linh Thộn xác nhận với Zing đã ẩn MV Anh yêu em cực vì bản quyền. Theo người này, Anh yêu em cực ban đầu được làm với mục đích vui vẻ thay vì lấy thương mại. Tuy nhiên, một tuần gần đây, sản phẩm bất ngờ được chú ý. Quản lý của Linh Thộn cho biết đang trao đổi với nhà sản xuất Eugene Tsai để tìm hướng giải quyết.
"Anh yêu em cực" bị khiếu nại vi phạm bản quyền. Ảnh: NVCC.
Anh yêu em cực do Linh Thộn và Minh Vũ thể hiện đang là bài hát được chú ý. Trong đó, câu hát "2, 3 con mực, anh yêu em cực" được lan truyền trên mạng xã hội và tạo làn sóng cover những ngày qua. Giới trẻ thậm chí dùng lời bài hát để bày tỏ tình cảm với người yêu. Họ cũng biến tấu nhiều câu nói với những chủ đề khác nhau từ câu hát này.
Tuy nhiên, ngay khi được nhiều người biết, sản phẩm vướng tranh cãi vi phạm bản quyền. Trong phần mô tả, ê-kíp cho biết sản phẩm lấy cảm hứng This is America, I guess của nhà sản xuất Eugene Tsai Remix.
Ở phần bình luận, nhà sản xuất Eugene Tsai bức xúc: "Hey man, just because you put 'idea from' doesn't mean you can completely rip off my beat from my remix. I've just submitted a copyright strike on your video, if you don't take this down I'm going to have your entire account banned". (Tạm dịch: Bạn ơi, không phải cứ để 'lấy ý tưởng' là bạn có thể bê nguyên beat từ bản remix của tôi như vậy đâu. Tôi vừa gửi báo cáo vi phạm bản quyền. Nếu bạn không gỡ video, tôi sẽ khiếu nại để khóa tài khoản của bạn).
Tối 18/10, khi truy cập đường link video Anh yêu em cực, khán giả nhận thông báo: "Video này còn không hoạt động do có khiếu nại bản quyền từ Eugene Tsai".
Linh Thộn sinh năm 1997, tên thật Nguyễn Hoàng Linh. Anh là một trong những rapper được chú ý tại miền Bắc. Anh có bản rap dí dỏm Cháu xin lỗi chú ở chương trình King of Rap. Linh Thộn có flow mượt mà, đơn giản cùng ca từ hài hước, lối gieo vần, chơi chữ thông minh.
Người dùng nên đến các cửa hàng uỷ quyền để mua phụ kiện chính hãng Trước tình trạng phụ kiện cho các sản phẩm công nghệ xuất hiện nhiều hàng giả, hàng "nhái" trên thị trường hiện nay, người dùng nên đến các cửa hàng có uy tín, hay đại lý được uỷ quyền để mua được hàng chính hãng. Lời khuyên trên được ông Nguyễn Đỗ Đức Dũng, Giám đốc của DTR, đơn vị phân phối độc...