Trao “liều thuốc” đáng giá ở Syria, Nga-Iran “tọa sơn” chờ Thổ Nhĩ Kỳ “tương tàn” với Mỹ?
Nga và Iran sẽ nhắm mắt làm ngơ trước một chiến dịch sắp tới của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người Kurd, hoặc thậm chí sẽ thúc đẩy điều này xảy ra.
Nga-Iran có thể đồng ý với quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề người Kurd.
Thỏa thuận không vui với Mỹ
Bước đột phá trong việc thành lập ủy ban hiến pháp Syria đã làm lu mờ các chủ đề khác được xem xét tại hội nghị thượng đỉnh gần đây giữa các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara.
Ngoài thành công về thành lập ủy ban hiến pháp, nhiều người đã quên mất rằng, ba vị Tổng thống cũng đã hoãn lại chiến dịch quân sự toàn diện nhằm vào Idlib, cho Thổ Nhĩ Kỳ một cơ hội khác để “thanh tẩy” khủng bố tại thành trì phiến quân cuối cùng của Syria, nổi bật trong đó là nhóm Hayat Tahrir al-Sham, có liên hệ với al-Qaeda.
Quân đội Syria và Nga cũng sẽ giám sát lệnh ngừng bắn ở Idlib, giảm nguy cơ dòng người tị nạn ồ ạt tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, cả hai vẫn nhắm đến việc chiếm lại các đường cao tốc M4 và M5 trọng điểm, cùng với toàn bộ các vùng nông thôn Idlib vào cuối năm nay.
Hội nghị đã đồng ý để đảm bảo rằng 12 trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ nằm rải rác ở tỉnh Idlib không bị nhắm mục tiêu.
Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Idlib ở trên không phải là mới. Về cơ bản, nó đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc họp một năm trước. Nhưng thỏa thuận này đã phải làm mới lại sau những bất đồng gần đây.
Tổng thống Erdogan được cho là sẽ hoàn thành công việc “dọn dẹp” ở Idlib vào trung tuần tháng 10/2018. Tuy nhiên, ông đã trễ hẹn sang tận năm nay, khi mải mê tập trung vào các khu vực người Kurd – nơi nhà lãnh đạo Ankara coi là mối đe dọa an ninh hàng đầu của đất nước.
Tổng thống Erdogan đã lên kế hoạch quân sự nhằm vào các khu vực người Kurd kể từ tháng 12 năm ngoái, nhưng rồi cũng liên tục bị trì hoãn vì những thông điệp mâu thuẫn mà ông nhận được từ chính quyền Donald Trump – quốc gia chưa biết là muốn ở lại Syria hay rời đi.
Video đang HOT
Ông Erdogan chờ đèn xanh từ người Mỹ để tiến hành chiến dịch chống lại người Kurd, nhưng điều đó không bao giờ đến, buộc ông phải quay sang hai nhà đồng cấp Putin và Rohani trong cuộc họp ở Ankara.
Vào mùa Hè vừa qua, chính quyền Trump khẳng định, họ sẽ không dung thứ cho bất kỳ hoạt động nào của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd ở Syria, lực lượng vốn được coi là đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng được thông báo rằng ông sẽ chỉ nhận được một phần vùng an toàn theo ý muốn của mình dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã hình dung về một vùng đệm rộng không dưới 460km và sâu 32km, một khu vực không có người Kurd, nơi ông có thể di dời hàng triệu người tị nạn Syria ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng người Mỹ lại chỉ đồng ý với một khu an toàn rộng 80km, sâu 14km và không có bất kỳ áp lực nào đối với người Kurd ở Syria. Mặc dù đồng ý tuần tra nhưng quân đội Mỹ tuyên bố, nhiệm vụ của họ là theo dõi sự trở lại của khủng bố IS, thay vì săn lùng dân quân người Kurd.
Trông chờ vào Nga, Iran
Kế hoạch giữ lại quân ở Syria của Tổng thống Trump có thể phải cân nhắc lại.
Tại hội nghị thượng đỉnh Ankara ngày 16/9, Tổng thống Erdogan đã bày tỏ sự không hài lòng với những gì người Mỹ đang đề xuất. Ông muốn xem liệu hai người đồng cấp Putin và Rohani có thể đưa ra một đề nghị tốt hơn hay không.
Tờ Asharq Al-Awsat mới đây đưa tin, Tổng thống Erdogan đã giao ước đến đầu tháng 10, cảnh báo sẽ hành động đơn phương với người Kurd nếu hai đối tác không giúp đỡ mình.
Vì những lý do rất khác nhau, cả ba vị tổng thống đều không hài lòng với người Mỹ và quyết tâm thực hiện các dự án tương lai của họ ở Syria – một điểm chung chắc chắn sẽ cho thấy suy nghĩ của họ về người Kurd theo cách tiêu cực.
Điều mà Nga-Thổ-Iran muốn hướng tới nhất ở hội nghị Ankara là tiếp tục tiến trình hòa bình Astana, một định dạng ba bên mà người Mỹ không có phần tham gia. Đó là đứa con tinh thần của Tổng thống Vladimir Putin.
Chính vì điều này, tờ Arab Weekly cho rằng, Nga và Iran sẽ nhắm mắt làm ngơ trước một chiến dịch sắp tới của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người Kurd, hoặc thậm chí sẽ thúc đẩy nó. Hai bên kỳ vọng bước đi như vậy sẽ gây ra sự bối rối và làm suy yếu quyết định để lại 200 lính Mỹ của ông Trump ở Syria.
Ngoài ra, các bên sẽ cùng nhau xem xét lại thỏa thuận Adana năm 1998 mà ông Putin từng nêu ra với người đồng cấp Erdogan vào tháng 2 năm ngoái. Thỏa thuận Adana đã xuất hiện trở lại tại hội nghị thượng đỉnh Ankara, lần này với sự vận động thêm từ Rohani.
Thỏa thuận này sẽ mang lại cho Tổng thống Erdogan một khu vực an toàn khác hợp lý hơn ở Syria, mà trong đó quân đội Syria và Nga sẽ có trách nhiệm phải làm sạch biên giới khỏi mối đe dọa đến từ người Kurd.
Theo đó, thỏa thuận năm 1998 xác định rằng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiến xa tới 5km vào lãnh thổ Syria để đuổi theo phe ly khai người Kurd, nếu như trước đó người Syria không thực hiện được điều này.
Vùng 5km đó có thể được mở rộng thông qua việc sửa đổi thỏa thuận ban đầu, đạt tới 14-15km, tương đương với những gì người Mỹ đưa ra. Sự khác biệt duy nhất là, thông qua người Mỹ, Tổng thống Erdogan không thể theo đuổi người Kurd nhưng thông qua vùng an toàn của người Nga, người Iran và người Syria – ông có thể.
Tổng thống Putin cũng đề nghị triển khai quân đội Nga dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ như vùng đệm đôi cho Tổng thống Erdogan. Điều này nếu xảy ra cũng sẽ yêu cầu sửa đổi thỏa thuận năm 1998.
Với lựa chọn như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đang có một thỏa thuận hợp lý hơn so với Mỹ, đồng thời giải quyết được một trong những cơn đau đầu về vấn đề người Kurd để có thể tiếp tục xử lý bế tắc ở Idlib.
Theo nguoiduatin
Ngoại trưởng Nga : Tuyên bố của Mỹ thay đổi tùy theo tâm trạng
Ông Lavrov cho biết phía Nga vẫn thường xuyên duy trì liên lạc với các đồng nghiệp Mỹ, nhưng những phát ngôn của họ là không nhất quán.
Tại cuộc họp báo ngắn sau khi tham gia phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, những phát ngôn của Mỹ và các cuộc xung đột liên tục thay đổi tùy theo tâm trạng và cục diện chính trị.
Theo lời ông Lavrov, phía Nga thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp Mỹ, tuy nhiên những tuyên bố của họ về tình hình Syria, cũng như các cuộc xung đột khác, lại " mỗi ngày một khác, tùy thuộc vào tâm trạng và cục diện chính trị đang tồn tại vào thời điểm đó".
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng các đại diện phía Mỹ hiện đang cáo buộc chính phủ Syria không ủng hộ Nghị quyết 2254 năm 2015 của Liên hợp quốc (một nghị quyết về tình hình ở Trung Đông/Syria), cũng như bản tuyên bố chung của Đại hội Đối thoại dân tộc Syria ở Sochi, Nga. Tuy nhiên, tất cả những tuyên bố này của Mỹ là sai sự thật - Ngoại trưởng Lavrov quả quyết.
Ngoại trưởng Nga khẳng định những tuyên bố của Mỹ thay đổi tùy theo tâm trạng. (Ảnh: TASS)
Ngay trước tuyên bố này, ngày 27/9, ông Sergei Lavrov có nói rằng Matxcơva cùng với Washington đang dần tiến tới một sự hiểu biết chung về cách hỗ trợ người Syria giải quyết cuộc xung đột ở trong nước.
Ngày 13/9, Ngoại trưởng Nga khẳng định cuộc chiến ở Syria đã kết thúc và đất nước đang dần trở lại với cuộc sống hòa bình.
Đến ngày 23/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres tuyên bố thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria. Ủy ban sẽ bắt đầu làm việc tại Geneve trong vài tuần tới. Tổng thư ký có nhấn mạnh đến vai trò của Nga, Iran và Thổ Nhĩ kỳ trong việc tạo ra cơ quan này. EU cũng lên tiếng hoan nghênh quyết định này.
Cuộc xung đột vũ trang ở Syria nổ ra từ năm 2011. Đến cuối năm 2017, một chiến thắng trước tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã được công bố ở Syria và Iraq. Tại một số khu vực riêng lẻ ở Syria hiện vẫn còn những chiến dịch truy quét các tay súng.
Cùng với các đồng minh, Mỹ đang tiến hành chiến dịch chống lại IS ở Iraq và Syria. Tại Syria, lực lượng quân sự Mỹ hành động mà không có sự nhất trí của chính phủ nước này. Chính quyền Syria nhiều lần kháng cáo lên Liên hợp quốc với yêu cầu buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm về các hành động của liên quân quốc tế do Mỹ lãnh đạo.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Mỹ không thể ngăn thế giới mua dầu Iran Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đều mua dầu, phản đối trừng phạt Mỹ chặn đường xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi trả lời giới truyền thông trên chuyến bay trở về Ankara đã tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục mua dầu của Iran bất chấp trừng phạt của Mỹ. Tổng thống Thổ...