Trao lại những kỷ vật của một thời tuổi trẻ hào hùng…
Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2023), Ban liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía nam tổ chức cho các cựu cán bộ Đoàn trao tặng những kỷ vật của một thời tuổi trẻ hào hùng.
Theo tiến sĩ Lê Hồng Liêm, Trưởng ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn thanh niên Việt Nam phía nam, việc làm này với mong muốn những kỷ vật của một thời tuổi trẻ hào hùng sẽ được trao lại để gìn giữ cẩn thận và tiếp lửa cho thế hệ trẻ ngày nay về tinh thần nhiệt huyết của thế hệ cha anh.
Ông Lê Trung Thảo, nguyên Đội phó Đội Biệt động 67B Gò Vấp, nay là Trưởng ban liên lạc Đội Biệt động 67B Gò Vấp (TP.HCM) mang đến chương trình 2 kỷ vật là một cái đèn pin và một túi xách bằng da dùng để cất giữ tài liệu từ thời hoạt động cách mạng của mình
Thống kê những kỷ vật của cựu cán bộ Đoàn mang tặng
Mang đến chương trình 2 kỷ vật là một cái đèn pin và một túi xách bằng da dùng để cất giữ tài liệu từ thời hoạt động cách mạng của mình, ông Lê Trung Thảo, nguyên Đội phó Đội Biệt động 67B Gò Vấp, nay là Trưởng ban liên lạc Đội Biệt động 67B Gò Vấp (TP.HCM) chia sẻ: “Những kỷ vật này khi được tặng lại, vừa được bảo quản, giữ gìn tốt hơn. Và quan trọng hơn là những giá trị sống của nó sẽ được lan tỏa, trở thành động lực, góp vào ngọn lửa nhiệt huyết vốn có trong mỗi người nói chung, đặc biệt là thế hệ thanh niên ngày nay nhằm đóng góp cho việc xây dựng, bảo vệ đất nước”.
Luật sư Nguyễn Hữu Châu (bìa trái), con trai của cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ giới thiệu về những kỷ vật trao tặng
Video đang HOT
Cựu cán bộ Đoàn hướng dẫn thanh niên về cách sử dụng máy thông tin liên lạc trong thời chiến tranh
Tiến sĩ Lê Hồng Liêm cũng cho rằng việc cựu cán bộ Đoàn trao tặng lại những kỷ vật của một thời tuổi trẻ hào hùng rất có ý nghĩa, vì đây là cơ hội để các cựu cán bộ Đoàn có dịp hồi tưởng lại một thời thanh niên sôi nổi của mình với biết bao là kỷ niệm. Qua đó là mong muốn làm sao để những kỷ vật này sống lại với những người trẻ hôm nay.
Tiến sĩ Lê Hồng Liêm (bên trái), Trưởng ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn thanh niên Việt Nam phía nam, cùng các cựu cán bộ Đoàn tại buổi lễ trao tặng kỷ vật một thời tuổi trẻ hào hùng
Tiến sĩ Lê Hồng Liêm cũng mong muốn, chương trình này sẽ tiếp tục có nhiều cựu cán bộ Đoàn hưởng ứng, đóng góp nhiều kỷ vật, nhiều câu chuyện sống có giá trị để góp phần đẩy lùi những tiêu cực, những suy nghĩ còn chưa đúng đắn về đất nước.
Cạn ví, vay nợ để đi du lịch: Cứ vui trước, tiền bạc tính sau
Du lịch là một hoạt động phổ biến và hấp dẫn đặc biệt là đối với người trẻ. Ở cái tuổi mà nhiệt huyết, sức khoẻ và đam mê khám phá thế giới luôn tràn đầy, các bạn trẻ mong muốn được đi, trải nghiệm những nền văn hoá, phong tục tập quán và phóng tầm mắt của mình nhìn ngắm thế giới tươi đẹp.
Chính vì suy nghĩ đó, nhiều bạn trẻ dù "cạn tiền" vẫn hết mình vì đam mê, sẵn sàng lên đường bất chấp việc tài chính hạn hẹp.
Nhiều bạn trẻ thích đi và trải nghiệm những vùng đất mới. (Ảnh: T.V)
Đi chơi trước, tiền bạc tính sau
Theo nghiên cứu của Morning Consult, Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) đang di chuyển nhiều hơn thế hệ X (sinh năm 1965-1980) và Baby Boomers (sinh năm 1946-1964). Đồng thời, họ cũng ngang hàng với Gen Y (sinh năm 1981-1996) nhóm hiện là tâm điểm của ngành công nghiệp không khói.
Tuy nhiên, khác với thời cha mẹ, ông bà, giới trẻ ngày nay không đợi đến khi có công việc được trả lương cao hoặc dành dụm một khoản tiền lớn để đi du lịch. Thay vào đó, họ đang tìm cách đi du lịch sao cho phù hợp với ngân sách của mình. Bất kể thế giới có đang đối diện với khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, lạm phát tăng cao cũng không thể ngăn cản được Gen Z đi du lịch.
Gen Z đi du lịch nhiều hơn các thế hệ khác. (Ảnh minh hoạ: Xiaohongshu)
Cô bạn Thu Chang (sinh năm 2000) - nhân viên văn phòng ở Hà Nội cứ mỗi cuối tuần đều sẽ cùng bạn bè đi khám phá một vùng đất mới sau những ngày làm việc mệt nhoài, ngột ngạt trong những ngôi nhà cao tầng, chen chúc trong thành phố đông đúc và đau đầu vì những tiếng còi xe giờ tan tầm. Buông bỏ áp lực từ công việc, từ gia đình, cô bạn thích đi đến các vùng núi cao, hít thở không khí trong lành, hòa mình trong làn gió mát và cùng bạn bè hàn huyên những câu chuyện bên bếp củi hồng là một cảm giác chẳng thể diễn tả thành lời.
Thu Chang đam mê khám phá những vùng đất mới.
Thế nhưng, được lên đường và khám phá, chuyện tiền bạc cũng là vấn đề khá lớn. Với mức thu nhập mỗi tháng 8 triệu đồng, để phục vụ cho đam mê xê dịch của mình, mỗi chuyến đi, Chang đều lên kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ sao cho hợp lý nhất. Chính vì vậy, việc cuối tháng "cạn tiền", làm bạn với mì tôm, với bánh mì là việc như cơm bữa. Tuy vậy, Chang không hề hối hận vì tiền hết thì có thể kiếm lại được, nhưng việc được trải nghiệm và chữa lành tâm hồn sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi thì tiền cũng không mua được.
Cô bạn dù có mức thu nhập trung bình vẫn sắp xếp cùng bạn bè đi chơi vào cuối tuần.
Vay nợ để được sống trọn với đam mê
Chỉ cần cầm chiếc smartphone, lướt một vòng danh sách bạn bè, chẳng khó để bắt gặp những người bạn của mình đang check-in tại một địa điểm du lịch nào đó. Đặc biệt vào các tháng cao điểm du lịch, hay những ngày lễ, tết, chi phí đi lại tăng cao, phòng khách sạn đắt đỏ nhưng có các bạn trẻ cũng chẳng ngại bỏ số tiền lớn để sống trọn với đam mê. Thậm chí có bạn còn sẵn sàng vay nợ để chi trả cho các cuộc vui, những chuyến đi du lịch của mình.
Có những bạn trẻ sẵn sàng bỏ chi phí lớn để thoả mãn việc xê dịch. (Ảnh minh hoạ: Xiaohongshu)
Ngân Hà (sinh năm 1999) chia sẻ: "Bản thân mình là freelancer, công việc cho phép mình linh hoạt thời gian làm việc. Một tháng mình sẽ cố gắng đi chơi đây đó khoảng 2 lần, phần vì đam mê du lịch, phần để tạo cảm hứng cho công việc. Thu nhập từ công việc cũng không ổn định, nên đã có những lúc mình phải vay tiền bạn bè hoặc xin hỗ trợ từ bố mẹ để thực hiện những chuyến đi".
Được hoà mình vào thiên nhiên giúp người trẻ gác bỏ muộn phiền.
Mỗi lần đi chơi, đâu phải chỉ lo mỗi chi phí đi lại, ăn ở, cô bạn còn phải mua sắm quần áo, phụ kiện để lên hình cho lung linh. Cứ như vậy, Ngân Hà càng ngày lún sâu vào "vòng xoáy" này mà càng không biết dứt ra như thế nào. Vay lần này xong có lương dự án sẽ lại trả cho bạn, xong lại tiếp tục cái vòng luẩn quẩn như vậy. Chưa kể những món đồ Ngân Hà mua rồi mặc một lần xếp cũng cứ thế xếp đầy tủ.
Đi du lịch còn cần phải bỏ ra số tiền lớn để mua sắm. (Ảnh minh hoạ: Baidu)
Dù vậy nhưng cô bạn cho rằng, mỗi người chỉ có một cuộc đời, do vậy sợ sẽ bỏ lỡ những điều bản thân muốn làm, nên thà vay nợ để mua sắm, đi chơi rồi trả dần thay vì cứ chờ đợi có đủ rồi mới tiêu.
Đừng lấy đam mê để bao biện
Rõ ràng du lịch là để trải nghiệm, để được relax. Tuy nhiên, đối với thế hệ lớn Gen Y, Gen Z lớn lên trong thời đại công nghệ số, điều kiện sống thuận lợi dường như khiến sức chịu đựng của các bạn dần bị thu hẹp. Các bạn không giỏi chịu áp lực nhưng lại có tâm hồn phóng khoáng.
Việc mỗi ngày quay cuồng trong vòng xoáy tiền bạc, công việc, cuộc sống hàng ngày... khiến họ mệt mỏi. Vì vậy, họ không ngại từ bỏ công việc ổn định như luật sư, nhân viên văn phòng để "chìm đắm" mình vào những chuyến du lịch, khám phá dài ngày. Đặc biệt lối sống này càng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng sau khi dịch Covid-19 xảy ra.
Gen Z cảm thấy luôn mệt mỏi khi phải quay cuồng với công việc nên chọn du lịch để giải toả áp lực.
Nhiều bạn trẻ lý giải rằng khi đi du lịch sẽ giúp họ tìm kiếm trải nghiệm mới. Du lịch cung cấp cơ hội cho giới trẻ trải nghiệm những điều mới mẻ, gặp gỡ và học hỏi về văn hóa, lối sống, ẩm thực và ngôn ngữ của các địa điểm khác nhau. Những trải nghiệm này có thể là một cách tuyệt vời để mở rộng tầm nhìn và nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, các bạn cũng được tận hưởng sự khi tự tổ chức, lên kế hoạch và thực hiện chuyến đi của riêng mình.
Không những vậy, du lịch cũng là cơ hội để giới trẻ khám phá chính mình, vượt qua những giới hạn và thử thách bản thân. Chuyến đi có thể giúp các bạn phát triển lòng dũng cảm, tự tin và khả năng chịu đựng trong môi trường mới, khác biệt với cuộc sống quen thuộc hàng ngày. Càng vui hơn khi du lịch cũng mang lại cơ hội để giới trẻ gặp gỡ và kết bạn với những người mới. Họ có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và tạo mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, hoặc người bạn đời tiềm năng.
Yêu thích du lịch nhưng đừng để mọi thứ đi quá xa.
Vẫn biết tuổi trẻ là hết mình với cuộc sống, dám nghĩ dám làm, chẳng gì có thể cản được bước chân. Thế nhưng, đừng để mọi chuyện đi quá xa, vì đam mê mà bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình, thậm chí là hao hụt tài chính và gánh cả nợ nần.
Giới trẻ Trung Quốc không còn mặn mà với bất động sản thế hệ trước để lại Từng là phương thức tích lũy tài sản ưu tiên của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, bất động sản đang nhanh chóng mất đi sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻ. Các tòa nhà do tập đoàn bất động sản Evergrande xây dựng tại Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 17/9/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Các chuyên gia cho rằng điều này...