Trao học bổng và áo ấm mùa đông cho sinh nghèo Quảng Ngãi
165 suất quà trị giá 330 triệu đồng cho các em học sinh nghèo học giỏi, 20 triệu đồng cho các em học sinh vùng cao huyện Ba Tơ, tặng 355 áo ấm cho các em học sinh trên địa bàn TP Quảng Ngãi.
Tặng học bổng cho các em học sinh nghèo học giỏi
Chiều 26/10, Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi trao học bổng cho 150 em học sinh nghèo học giỏi. Đây là lần thứ 5 chương trình “Thắp sáng ước mơ” được tổ chức.
Trong buổi lễ, ban tổ chức trao 165 suất quà trị giá 330 triệu đồng cho các em học sinh, 20 triệu đồng cho các em học sinh vùng cao huyện Ba Tơ, tặng 355 áo ấm cho các em học sinh trên địa bàn TP Quảng Ngãi.
Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi tặng hoa và bằng khen cho các nhà tài trợ
Chương trình “Học bổng thắp sáng ước mơ, ấm áp mùa đông” do Nhóm những người bạn Quảng Ngãi tại TPHCM quyên góp và tài trợ. Doanh nhân trẻ Bùi Duy Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Anpha B làm trưởng nhóm.
Nhân dịp này, các doanh nghiệp Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Khí Việt Nam, IDM, Công ty CP Du lịch Bến Thành – Non nước cũng trao tiền hỗ trợ cho chương trình.
LÊ VĂN CHƯƠNG
Theo TPO
Người lái đò tình nguyện chở học sinh vượt sông Hóa tới trường
Hơn 4 năm qua, anh Nguyễn Văn Trọng (ở Hải Phòng) tình nguyện lái đò từ sáng sớm đến tối muộn chở học sinh và người dân qua sông Hóa để học tập và làm việc.
Thôn Lô Đông, xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) có hơn 130 hộ gia đình với 450 nhân khẩu chia làm 5 xóm.
Video đang HOT
Vì điều kiện tự nhiên mà xóm 5 (còn gọi là xóm Đồng Trượng), giáp ranh với xã An Khê (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) bị chia cắt với các xóm khác trong thôn bởi dòng sông Hóa.
Từ lâu, việc đi lại của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Học sinh, người dân trong làng muốn đến trường, đến trung tâm xã thì phải qua được khúc sông này.
Do vậy, chính quyền địa phương đã dành kinh phí mua sắm phương tiện và cắt cử người làm nhiệm vụ chở đò.
Chỉ được một thời gian, lần lượt những chủ đò đều xin nghỉ vì công việc phải thức khuya dậy sớm, mưa nắng mệt nhọc mà công cán thì chẳng đủ mưu sinh.
Thêm nữa, từ ngày nhà nước quy định những người chở đò phải có chứng chỉ hành nghề khiến cho việc "tuyển" người chèo đò của xã Vĩnh Long gặp nhiều khó khăn.
Năm 2015, chứng kiến cảnh người dân và các em nhỏ bị lỡ dở công việc và học tập vì bị lỡ đò, anh Nguyễn Văn Trọng (sinh năm 1984) đã quyết định xin với lãnh đạo xã cho phép mình được tiếp quản và chèo lái con đò tại bến đò Lô Đông.
Hơn 4 năm nay, anh Nguyễn Văn Trọng đã tình nguyện chở học sinh, người dân qua sông Hóa (Ảnh: CTV)
Kể từ đó, anh Nguyễn Văn Trọng cần mẫn với con đò đưa người qua bên kia sông, giúp người dân ở bên kia bờ sông Hóa kịp giờ đi làm, trẻ em kịp giờ đến trường, tiếp tục thắp sáng ước mơ của bao đứa trẻ hiếu học.
Hơn 4 năm nay, người dân nơi đây nói anh Trọng là người lái đò "đặc biệt" không sai, bởi anh không quản nắng mưa, ngày đêm chở người dân trong thôn, trong xóm qua sông mà không nhận một xu tiền công nào.
Nhiều người cho rằng anh "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", cũng có người hoài nghi "thanh niên sức dài, vai rộng, gánh trên vai cả gia đình mà đi chèo đò không lương thì quả là lạ".
Nhưng khi trò chuyện với anh chúng tôi hiểu được những hy sinh thầm lặng của người thanh niên ấy.
Theo anh Trọng, mỗi ngày có tới hàng trăm chuyến đò qua lại trên con sông Hóa này.
Đều đặn, anh dậy từ 4 giờ sáng để chở chuyến đò đầu tiên, chuyến muộn nhất nhiều khi đến 9 giờ tối là lúc các học sinh đi học thêm về.
Đã hơn 4 năm nay, anh Trọng trở thành "người bạn" đồng hành của những cô cậu học trò.Đặc biệt là khi vào mùa gặt, chuyến đò của anh còn nặng trĩu thóc lúa thu hoạch của các gia đình trong thôn.
Chúng thi nhau kể cho anh nghe về những bài học trên lớp với những niềm vui, nỗi buồn tuổi mới lớn.
Chi sẻ về công việc chèo đò, anh Trọng kể: "Ban đầu gia đình và vợ tôi không đồng ý vì việc chèo đò công xá kiếm được chẳng là bao.
Hơn nữa, việc chèo đò luôn phải thức khuya dậy sớm trong khi đi làm thợ xây hay vào làm công nhân đồng lương ổn định hơn nhiều.
Nhưng tôi hiểu được nỗi khát khao của dân làng khi cần có một con đò an toàn để qua sông, sự cần thiết phải đến trường của những đứa trẻ thôn Đồng Trượng quê tôi. Từ đó, tôi quyết định tình nguyện làm lái đò".
Mặc dù, hàng ngày phải chi phí tiền xăng dầu để chèo đò và hàng tháng phải nộp 200.000 đồng tiền phí về xã Vĩnh Long, nhưng hơn 4 năm qua anh Trọng đều không lấy một đồng tiền công nào của người dân trong xã.
Thu nhập để giúp anh trang chải cuộc sống là do những người ngoài xã mỗi lần quá giang đóng góp.
Anh Trọng chia sẻ: "Tôi coi công việc lái đò chở khách qua sông mỗi ngày như một công việc tự nguyện, không mưu lợi, không toan tính để kiếm tiền và lấy sự nổi tiếng.
Tôi làm theo những gì tôi nghĩ và chỉ mong cho người dân quê tôi kịp giờ đi làm, con em của chúng tôi không bị trễ giờ đến lớp, để học lấy kiến thức mai sau dựng xây quê hương, đất nước".
Bất kể nắng mưa, anh Trọng vẫn miệt mài chở đò đưa học sinh tới trường (Ảnh: CTV)
Ngồi trò chuyện với anh Trọng chừng nửa giờ đồng hồ nhưng anh nhấp nhổm không yên, bởi hễ có người gọi đò là anh lại xin phép đứng lên làm nhiệm vụ.
Câu chuyện anh kể về cuộc sống, về nghề nghiệp của mình liên tục bị gián đoạn, nhưng nó là những mảnh ghép hoàn hảo về một người thanh niên với nghĩa cử cao đẹp.
Trong một lần lái đò vào tháng 9/2017, thấy có một xà lan bị đắm trên đó có người, bằng sự dũng cảm anh Trọng đã lao ra cứu được ba người, trong đó có một cháu bé.
Để ghi nhận và động viên kịp thời tinh thần dũng cảm của anh, Ban Thường vụ Huyện đoàn Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã tặng giấy khen cho anh.
Trong ngôi nhà dựng tạm trên bờ sông, cả gia đình anh Trọng ở đó. Ban đầu, vợ con anh ở trong làng, nhưng thấy chồng vất vả đêm hôm, lặn lội sông nước, vợ anh chị Đào Thị Chuyên (sinh năm 1984) bồng bế cả hai con ra ở cùng chồng.
Vậy là, trên khúc sông vắng lặng, yên bình ấy ngôi nhà nhỏ của anh Trọng luôn ấm áp với tiếng cười trẻ thơ, đó là nguồn động viên tinh thần lớn nhất, tiếp thêm nghị lực để anh thực hiện ước mơ của mình.
Bà Nguyễn Thị Bình (55 tuổi), người xóm Trượng cho biết: "Trọng là một người lái đò rất trách nhiệm.
Mặc dù công việc vất vả thức khuya dậy sớm, nhưng chưa bao giờ anh ấy cằn nhằn nửa lời.
Một ngày ít nhất chúng tôi phải qua sông một lần để đi chợ, hay làm đồng,...mà không có anh ấy chở thì không biết làm cách nào".
Theo ông Nguyễn Phú Tường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Long, anh Trọng là một người rất tận tâm trong công việc.
Dù thu nhập từ công việc chèo đò không được đáng là bao nhưng anh vẫn ngày đêm phục vụ nhân nhân và không hề đòi hỏi phải trả công.
Khép lại câu chuyện, anh Trọng mong rằng trong tương lai không xa sẽ có một cây cầu nối liền hai bờ sông Hóa để người dân xã Vĩnh Long đỡ vất vả mỗi lần qua sông.
TUẤN KIỆT
Theo giaoduc.net
Hoa mắt giàn nho lúc lỉu trái trên sân thượng tầng 3 ở TP Quảng Ngãi Những ai đã tận mắt chứng kiến đều không khỏi ngạc nhiên và thích thú trước dàn nho lúc lỉu trái trên sân thượng tầng 3 của gia đình chị Nguyễn Thị Nga, ở phường Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi. Nhiều người thân, bạn bè và hàng xóm khi đến tận nơi chiêm ngưỡng đều không khỏi bất ngờ và thích thú với...