Trao giải cuộc thi viết “Nông dân và Hợp tác”
Sáng 30.6, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam, đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết về chủ đề “ Nông dân và Hợp tác” lần thứ nhất 2016. Cuộc thi viết do Hội Nhà báo Việt Nam trực tiếp thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và Ban giám khảo. Nhà Văn hóa Hội Nhà báo Việt Nam, CLB Phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn và Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp tổ chức thực hiện.
Ông Lưu Quang Định – Tổng Biên tập báo Nông Thôn Ngày Nay – Dân Việt cho biết, chỉ sau hơn một tháng phát động (tháng 4.2016), BTC cuộc thi đã nhận được 318 tác phẩm dự thi từ các tác giả chuyên và không chuyên từ nhiều cơ quan báo chí trên toàn quốc gửi về dự thi. Trong đó, có nhiều tác phẩm dự thi được gửi đến từ các cơ quan báo chí có uy tín lớn như: Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tuổi trẻ, Nông Thôn Ngày Nay, Nông Nghiệp Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đại Đoàn Kết, Tiền Phong, Giáo dục và Thời đại, Kinh tế Nông thôn; các báo điện tử VietNamNet, Dân Trí, Dân Việt, báođiện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và nhiều tạp chí chuyên ngành và báo địa phương.
Ông Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay – Dân Việt phát biểu tại buổi trao giải.
Tại buổi lễ, BTC đã trao Chứng nhận của Hội Nhà báo Việt Nam và phần thưởng cho 16 tác phẩm xuất sắc nhất. Một giải Nhất với trị giá 15 triệu đồng đã được trao cho nhóm tác giả Vũ Xuân Linh – Nguyễn Thị Vân Anh (Báo điện tử VietNamNet) với loạt bài “Từ cú ngã ngựa đầu tiên đến thương hiệu lọt Guiness”. Hai giải Nhì với phần thưởng 10 triệu đồng/tác phẩm đạt giải được trao cho nhóm tác giả của Báo Nông Thôn Ngày Nay (loạt bài “Đi tìm Hợp tác xã kiểu mới”) và tác giả Lê Thanh Long (Báo Cần Thơ, loạt bài “Xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở ĐBSCL: Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn”).
Ba giải Ba với phần thưởng 7 triệu đồng/tác phẩm đạt giải được trao cho các tác giả Trần Văn Việt (Ban Kinh tế Trung ương, đăng trên báo điện tử Dân Việt), Nguyễn Thành Tâm (Báo Nhân Dân) và Trần Văn Út – Bích Vân (Báo Vĩnh Long). Mười tác giả khác đã được trao giải khuyến khích, trị giá 3 triệu đồng/tác phẩm đạt giải.
Video đang HOT
Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tich Trường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo giải trao giải Nhất cho tác giả Nguyễn Thị Vân Anh – báo điện tử Vietnamnet.
Báo Nông Thôn Ngày Nay – Dân Việt nhận giải Nhì cuộc thi viết “Nông dân và Hợp tác”.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tich Trường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo giải nhấn mạnh, đề tài về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về tam nông là mảng đề tài lớn để các nhà báo, các báo khai thác.
“Sau một thời gian “thai nghén”, Hội Nhà báo đã quyết định phối hợp với báo Nông Thôn Ngày Nay, Câu lạc bộ Phóng viên nông nghiệp… phát động cuộc thi. Tôi cho rằng, đây là một hướng đi đúng, trúng, khơi dậy được tinh thần trong nhân dân, trong việc tìm tòi ra các mô hình sản xuất tốt, hợp lý nhất. HTX là một mô hình truyền thống, song để HTX phù hợp với tình hình mới cần phải thay đổi. Vậy làm thế nào để sự thay đổi này mang lại hiệu quả, cần phải có sự vào cuộc của nhà nước và chủ thể chính chính là người nông dân. Làm sao để cuộc sống của người dân càng phát triển, văn minh hơn”.
Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tich Trường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo giải phát biểu tại buổi lễ trao giải.
Ngay sau Lễ trao giải, Ban tổ chức đã khai mạc Hội thảo “Nhà báo và vấn đề Chính sách cho nông dân”. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu bao gồm các nhà báo đến từ ba miền trong cả nước; nhà quản lý từ các bộ ngành, hội đoàn thể liên quan; nhà khoa học đến viện nghiên cứu chính sách và nông nghiệp. Tham dự hội thảo còn có sinh viên báo chí, nông dân giỏi và chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội…
Chủ trì hội thảo gồm TS Mai Đức Lộc – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, TS Trần Bá Dung – Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay và PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Mai Đức Lộc nhấn mạnh vai trò tích cực của báo chí nói chung và báo chí về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc phản ánh, phản biện để bảo vệ quyền lợi của nông dân, thúc đẩy xây dựng các chính sách mới, sửa đổi điều chỉnh các văn bản chính sách quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này. Mỗi chính sách về nông nghiệp thường ảnh hưởng tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người (như chính sách đất đai, bảo hiểm xã hội, mua tranh trữ nông sản, tín dụng, hỗ trợ giảm nghèo…) và mỗi nhà báo, tòa soạn báo có đóng góp được để cải thiện chất lượng chính sách là việc làm rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cũng đã có một số biểu hiện của sự thiếu hiểu biết, nóng vội hoặc thậm chí là một số biểu hiệu thiếu lành mạnh của một số nhà báo đã làm người nông dân gánh chịu thiệt hại không đáng có.
Thông qua hội thảo Nhà báo và vấn đề Chính sách cho nông dân, BTC muốn tạo thêm không gian thảo luận và truyền thông rộng rãi hơn nữa về vấn đề này.
Theo Danviet
Muốn gặp được nông dân còn khó hơn gặp... Chủ tịch tỉnh!
Đầu quân về Báo Nông Thôn Ngày Nay, công việc buộc tôi phải chú tâm nhiều đến người nông dân, những "nóng, lạnh" ở nông thôn. Chân chất, dễ gần, "có sao nói dzậy, người ơi" - đó là đặc điểm vượt trội của nông dân. Thế nhưng không ít lần, muốn gặp được nông dân còn khó hơn gặp... Chủ tịch tỉnh.
Ví như lần tác nghiệp tại một trang trại chăn nuôi ở vựa heo Hoài Ân (Bình Định). Cánh phóng viên tháp tùng đoàn kiểm tra tiến trình sử dụng vốn vay của một ngân hàng trên địa bàn. Bước vào cổng đã bị phun mù trời thuốc sát trùng. "Ô dù" bài bản như vậy nhưng khi vừa tiếp xúc, ông chủ trang trại đã nói xẵng "cứ tưởng chỉ mấy anh chị ngân hàng, ai dè có thêm nhà báo, tui không thích...!". Mọi người thắc mắc, ông chỉ nói chung chung "viết lách, ảnh bóng lung tung, mệt lắm...".
Phóng viên Hùng Phiên trên đường tác nghiệp tại huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên). Ảnh: CTV
Sau khi nghe trình bày về quy trình đầu tư trang trại heo giống và thịt, thuyết phục kiếm tấm ảnh chuồng heo thì... không thể được, đành phải chụp ảnh người!
Một cán bộ Hội Nông dân ở Hoài Ân cho hay: "Ở vùng quê, từ nông dân làm ăn nhỏ lẻ chuyển qua đầu tư lớn, họ bị nhiều áp lực lắm, chẳng muốn ai "dòm ngó". Vả lại, đầu ra của trang trại đã được doanh nghiệp lớn bao tiêu nên họ bất cần...".
Đó là cái "khó" của nông dân làm ăn lớn, nhưng tôi cũng không ít lần mếu máo với mấy nông hộ "chân kiểng" ở Tuy Hòa (Phú Yên). Số là có hồi, tôi có viết bài chân dung về một ông trồng mai "có cỡ"; sau bài viết, tình cảm thân cận, đi lại như người trong nhà.
Thế nhưng khoảng hai năm kế, tôi chạy đến vườn mai thì bị ông... làm mặt lạnh: "Hổng có viết lách gì nữa, nghe! Điển hình, điển hình cái con khỉ! Bốc thơm cho lắm, năm rồi bán chẳng được mấy chậu mai, ế lỗ chỏng gọng... Thiên hạ cười quá trời!". Tôi phân bua "do thị trường", ông đốp lại: "Thị trường cái gì, lên báo lên chí chỉ được cái... xui xẻo! Đang làm ăn bình thường, vậy mà mấy ông "nâng bi" sản xuất giỏi thì bán chác "mai mốt" chẳng ra làm sao...!". Nghe ông nói vậy, tôi chỉ còn biết... cười hì hì. Cũng may, nông dân vốn tính không giận lâu, được ít lâu tôi và ông "mai mốt" lại thân tình...
Theo Danviet
Chuyện của những người "chở rau về bản" "Thành phố mới thiếu rau sạch, chứ ở nông thôn thiếu gì"- đó là câu trả lời phổ biến mà chúng tôi nhận được khi nói về ý tưởng gây dựng những vườn rau dinh dưỡng cho trẻ em nghèo ở miền núi và hải đảo. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn quyết tâm làm cái việc được cho là "chở củi về rừng"...