Trao giải báo chí quốc gia lần thứ 8
Tối 21.6, tại Hà Nội, Hội đồng giải báo chí quốc gia đã tổ chức lễ trao giải báo chí quốc gia lần thứ 8 (2013).
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ trái qua) và ông Đinh Thế Huynh (bìa phải) trao giải A cho các tác giả loạt bài 25 năm hải chiến Trường Sa – Ảnh: Ngọc Thắng
Giải báo chí quốc gia lần thứ 8 có số lượng tác phẩm dự thi cao nhất từ trước đến nay với 1.665 tác phẩm được tuyển chọn từ hàng vạn tác phẩm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử đăng tải trong năm 2013 do 58 Hội nhà báo tỉnh, thành phố, 93 liên chi hội, chi hội nhà báo trực thuộc và nhiều cơ quan báo chí T.Ư gửi về tham dự. Hội đồng giải báo chí quốc gia đã xem xét, quyết định trao giải cho 115 tác phẩm xuất sắc nhất, bao gồm 8 giải A, 27 giải B, 41 giải C và 39 giải khuyến khích.
Báo Thanh Niên đoạt 1 giải A với loạt bài 25 năm hải chiến Trường Sa (giải Tin bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận báo điện tử) và 1 giải B với loạt bài Lợi ích nhóm trong xã hội hóa y tế (giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn – báo in).
Theo TNO
Nỗi lòng người thân của những kẻ sát hại 5 phu trầm
Ngày chồng bị bắt, bản làng nơi Thành ở bàn tán xôn xao, có người bảo Thành là con hổ dữ, là tên "sát thủ máu lạnh",... Mẹ con chị Pê nghe vậy nhưng cũng chỉ biết ngậm đắng, sống lủi thủi như trốn tránh mọi người...
Có thể, ở sau cánh cửa phòng giam, những tên "sát thủ máu lạnh" kia cũng đã tỏ ra ăn năn trước những hành vi man rợ của mình. Tuy nhiên, tất cả đã quá muộn màng.
Hai hung thủ Hồ Văn Công và Hồ Văn Thành sẽ bị TAND tỉnh Quảng Trị đưa ra xét xử vào ngày mai
Chút tình thương còn lại giữa đại ngàn
Video đang HOT
Vụ án giết người man rợ 5 phu trầm ở Quảng Bình, xảy ra vào cuối tháng 3/2013, tại vùng biên viễn tỉnh Quảng Trị, từng gây chấn động dư luận cả nước đang đi đến hồi kết. Những kẻ thủ ác sắp phải ra trước vành móng ngựa chịu sự trừng phạt của pháp luật về những tội lỗi do mình gây ra. Và, bên cạnh nỗi đau của gia đình những nạn nhân bị sát hại thì ở nơi núi rừng heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn, người thân những kẻ "ác thú" này cũng đang hy vọng về một kết cục, tạm để cho họ bớt day dứt, khổ tâm.
Dọc theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, chúng tôi tìm về xã bản Tà Rùng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị để tìm gặp người thân của Hồ Văn Công (SN 1975) trước khi vụ án giết người man rợ sắp được đưa ra xét xử.
Lạ thay, khi nhắc đến tên Công, người dân trong bản đều ớn lạnh và tỏ chút e sợ. Cách đây hơn 1 năm, thời điểm Công bị bắt, cả bản làng như xáo động, ai nấy đều hoang mang đến cực độ dẫu đã biết rất rõ về bản tính của Công, hiểu về những việc Công đã làm. Thế nhưng, khi nghe đến việc Công giết người, bà con trong bản ai cũng nghẹn ngào. Họ không ngờ rằng, Công lại dám ra tay sát hại người một cách dã man đến vậy.
Tuy nhiên, dù căm phẫn về những tội ác do Công gây ra, nhưng mọi người cũng cảm thấy thương cho vợ và 2 đứa con nhỏ của Công. Là người thân của hung thủ giết người, có lẽ họ cũng đang sống trong sự dằn vặt lương tâm do chồng, cha của họ đã gây ra. Từ ngày Công bị bắt, ngôi nhà nơi gia đình Công ở luôn trong tình trạng khóa chặt cửa, và như chưa từng có sự hiển diện của con người. Thời điểm chúng tôi đến cũng như vậy.
Sau một hồi lâu, chúng tôi mới gặp được cháu Hồ Văn Trí (con trai Hồ Văn Công, hiện đang học lớp 6, trường THCS Hướng Việt) từ ngoài ngõ bước vào. Thoáng chút e ngại trước người lạ, cháu Trí dẫn chúng tôi vào ngôi nhà nhỏ, xung quanh được thưng bằng những tấm lợp. Ngôi nhà vắng bóng người đàn ông trụ cột nay càng trở nên hoang lạnh hơn.
Căn nhà vợ con Công đang ở cũng trở nên hoang lạnh kể từ ngày y bị bắt
Còn nhớ cách đây 1 năm, khi vụ án vừa xảy ra, chúng tôi có dịp tiếp cận người thân các phu trầm xấu số và ghi nhận nỗi đau đớn khi mất đi người thân. Cảm động hơn là những đứa trẻ nhỏ ngơ ngác quấn trên đầu vành khăn tang trắng xóa khóc thét bên quan tài của cha mình. Cảm giác đó khiến người chứng kiến luôn cảm thấy day dứt và thương cho tương lai của những đứa trẻ này. Và hôm nay, trước mặt chúng tôi, dường như cảm giác đó cũng đang hiển hiện, cho dù cha của các cháu này không bị sát hại, mà là những người đã gây ra tội ác khiến bao gia đình phải ly tán, dù chưa biết trước chúng sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào.
Em trai cùng cha khác mẹ với Công là anh Hồ Ra Đô cho biết, mẹ cháu Trí là chị Hồ Thị Na (SN 1989) mấy hôm nay đi rẫy không về nên ở nhà chỉ có 2 anh em. Trí ở lại trông nhà còn em gái thì cũng không biết đi chơi ở đâu. Do mẹ bận bịu với nương rẫy nên cũng phó mặc anh em Trí cho ông nội chăm sóc.
Tương lai của 2 đứa con Hồ Văn Công cũng sẽ trở nên khó khăn hơn
Khi chúng tôi hỏi về người cha của em đang bị tạm giam, Trí chỉ biết cúi mặt mà không nói được lời nào ngoài những từ: "em nhớ cha lắm". Thỉnh thoảng đôi mắt em lại hướng về phía rừng xanh, nhìn một cách xa xăm. Trong tâm khảm, chúng tôi biết rằng em cũng hết sức thương nhớ người cha của mình trong trại giam. Qua người chú của em, thì từ ngày Công bị bắt, việc học hành của anh em Trí cũng trở nên thất thường, bữa học bữa nghỉ. Có lúc Trí bỏ học cả tuần liền và lang thang khắp bản.
"Tui chỉ mong hắn được Nhà nước xem xét, khoan hồng"
Công và Thành vốn xuất thân trong những gia đình cán bộ, bố Công trước đây là Phó chủ tịch UBND xã Hướng Việt, bố Thành là Trưởng đồn công an vũ trang Cù Bai, sau này làm Trưởng công an huyện Hướng Hóa rồi nghỉ hưu.
Lúc còn nhỏ, Công và Thành được mọi người đánh giá là người thật thà. Thế nhưng, khi lớn lên, tính nết cũng dần thay đổi. Tất cả xuất phát từ thói ham mê cờ bạc, rượu chè, lười lao động và coi thường tính mạng người khác mà Công và Thành đã "sa chân" vào con đường tội lỗi, giết cùng lúc 5 mạng người.
Sẽ không chỉ riêng tôi mà nhiều người dân khi được hỏi đều cảm thấy tiếc cho chúng. Giá như Công và Thành chịu khó tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ lao động, tránh xa những cám dỗ thì đâu đến nỗi. Nhưng hai từ giá như ấy không còn ý nghĩa, bởi sự thật đã được phơi bày trước mắt. Chỉ tiếc rằng, tương lai của những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có cha là hung thủ giết người sẽ gian truân đến chừng nào.
Những ngày Công và Thành ngồi trong tù, những đứa con của chúng luôn mong ngóng ngày cha mình trở về. Có đứa lay tay ông, vin tay mẹ mà hỏi: "Sao cha lâu về rứa ông", "pả đi mô rồi pỉ". Những câu hỏi đó thốt lên từ những đứa trẻ làm nao lòng người ông, người mẹ cũng đang đau đớn, dằn vặt tâm can.
Được truy tặng nhiều bằng khen vì đã có nhiều cống hiến, nhưng ông Lành luôn cảm thấy khổ tâm, day dứt về những việc làm của Công
Ông Hồ Văn Lành (bố Hồ Văn Công) ngậm ngùi nói: "Nó phạm tội thì sẽ bị pháp luật xử lý nhưng thấy vợ và con nó phải sống rất khổ sở, trốn tránh mọi người tui cũng đau lòng lắm chứ. Nhiều lúc, đứa con nhỏ của Công cứ khóc hỏi tui: "sao cha lâu về rứa ông?". Tui cũng chỉ biết nói dối cháu rằng cha đi rừng còn lâu mới về. Còn cháu Trí thì nó đã biết được những việc làm của cha nó nên cũng không hỏi gì. Hôm đưa mẹ con nó về trại giam thăm Công, 2 cha con cứ nhìn nhau mà khóc".
Trong thâm tâm của ông Lành, dù rất giận dữ trước những hành vi của Công nhưng cũng thấy tội và mong muốn pháp luật khoan hồng cho hắn. Dân gian có câu: "Hổ dữ không nỡ ăn thịt con" cũng đúng với suy nghĩ của ông Lành lúc này, dù có ghét hắn đến đâu cũng không nỡ từ bỏ đứa con của mình.
"Tui không ngờ thằng Công lại đổ đốn, hư hỏng đến thế. Chính quyền và người dân ở bản làng này ai cũng biết tui. Chú xem đấy, bằng khen Nhà nước tặng cho tui treo trên tường đó. Ấy thế mà có đứa con phạm tội giết người, làm sao tui có thể giải thích với mọi người, với dư luận về tội ác của nó đây? Nhiều lần tui nói mà hắn không chịu nghe, bao nhiêu lần vào tù cũng không chịu thay đổi, và bây giờ lại thêm một lần phạm tội. Ứớc muốn của tui cũng như bao người cha khác, pháp luật tất phải xử lý nghiêm để răn đe nhưng xem xét một điều gì đó có thể khoan hồng cho Công, để hắn có cơ hội sống và trở về bên gia đình. Về phía vợ và con nó, tui cũng chỉ biết động viên chúng cố gắng sống và giúp đỡ 2 đứa con nó có điều kiện học hành thôi" - ông Lành ngậm ngùi.
Day dứt về những việc làm của chồng
Cùng suy nghĩ với ông Lành, vợ tên "ác thú" Hồ Văn Thành (SN 1974, ở thôn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn) là chị Hồ Thị Pê cũng đang ám ảnh trước những việc làm của chồng mình. Ngày chồng bị bắt, bản làng nơi Thành ở bàn tán xôn xao, có người bảo Thành là con hổ dữ, là tên "sát thủ máu lạnh",...Mẹ con chị Pê nghe vậy nhưng cũng chỉ biết ngậm đắng, sống lủi thủi như trốn tránh mọi người, họ cảm thấy thẹn thùng khi có chồng, cha là "sát thủ".
Tuy nhiên, chị Pê cũng không nỡ tuyệt tình với chồng. Bởi vì, ngoài thói ham chơi bời, lười lao động, hắn cũng chưa hề đánh đập mẹ con chị một lần nào. Chị cũng bàng hoàng khi nhận thông tin chồng bị bắt vì giết 5 người đi trầm.
Chị Pê buồn rầu khi kể về chồng mình là Hồ Văn Thành
Trò chuyện với chúng tôi, chị Pê rơm rớm nước mắt: "Hắn có biết giết người mô, chắc là do bị rủ rê nên mới vậy thôi.".
Giữa tiết trời nóng bức đến ngột ngạt của đất trời miền Tây Quảng Trị, nỗi lòng của chị Pê cũng trở nên nặng trĩu, nặng hơn phiến đá lớn trên đồi cao. Chị nói với chúng tôi rằng, chị rất thương cho 2 đứa con của chị là Hồ Văn Thúc và Hồ Thị Thơm, không biết chúng sẽ sống như thế nào khi có người cha phạm tội giết người. Lần về thăm Thành ở trại giam, hai đứa cứ nhìn hắn mà khóc. Chúng đã học lớp 5, lớp 6 nên cũng thừa sức hiểu những việc làm của cha mình.
Sự việc đã như vậy, chị Pê cũng chỉ biết ngậm ngùi mà chuyên tâm lao động để có thể nuôi sống được 2 đứa con của chị. Cuộc đời của người phụ nữ nghèo này chưa bao giờ được thanh thản, tưởng rằng lấy chồng rồi thì chị sẽ được san sẻ bớt phần cực nhọc. Nhưng, từ khi lấy Thành, sự nặng nhọc đó không nhẹ đi mà càng trở nên nặng thêm gấp bội phần.
Vụ án sát hại 5 phu trầm sẽ được TAND tỉnh Quảng Trị đưa ra xét xử vào ngày mai (30/5). Dù chưa biết kết quả ra sao nhưng pháp luật sẽ không bao giờ dung thứ cho những kẻ gây ra tội ác man rợ như Công và Thành. Chỉ biết rằng, khi gặp người thân của chúng nơi quê nhà, thấy họ day dứt, khổ tâm mà thấy nghẹn trong lòng.
Đăng Đức
Theo Dantri
Chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Chiều 19/6, Quốc hội chính thức thông qua quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi. Chiều 19/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) với 79,52% đại biểu tán thành. Về vấn đề cho phép mang thai hộ, do vẫn nhận...