Trao đổi thương mại Mỹ – Trung đạt kỷ lục năm 2022 bất chấp căng thẳng
Dữ liệu chính thức do Mỹ vừa công bố cho thấy thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc đạt mức kỷ lục 690,6 tỷ USD trong năm 2022, cho thấy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ trong bối cảnh căng thẳng song phương và nổi lên nhiều quan điểm chia rẽ.
Quốc kỳ của Trung Quốc và Mỹ bên ngoài một khách sạn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ (không được điều chỉnh theo lạm phát) cho thấy, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong năm 2022 đã tăng 2,4 tỷ USD lên 153,8 tỷ USD và nhập khẩu tăng 31,8 tỷ USD lên 536,8 tỷ USD. Bất chấp các quyết định áp đặt thuế quan và kiểm soát xuất khẩu của Chính phủ Mỹ, cũng như xuất hiện nhiều quan điểm về đối đầu chính trị, tăng trưởng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn vẫn mạnh mẽ.
Quan hệ thương mại song phương đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018, khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và đơn phương áp thuế lên hơn 300 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden vẫn chưa đưa ra quyết định loại bỏ bất kỳ mức thuế nào được áp đặt từ thời ông Trump.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Bloomberg, ông William Reinsch, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – một tổ chức tư vấn có trụ sở tại thủ đô Washington, nhận định số liệu mới nhất cho thấy “người tiêu dùng có quan điểm riêng của họ”. Theo ông Reinsch, ở cấp độ thị trường, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh, theo đó mối quan hệ vĩ mô không thay đổi nhiều khi số lượng giao dịch vẫn ở mức lớn. Ông Reinsch từng là Thứ trưởng Bộ Thương mại về quản lý xuất khẩu dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton.
Theo phân tích trên tạp chí Foreign Policy, “sự phân tách” giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn chưa xảy ra, thậm chí khó có khả năng xảy ra. Giới chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng mối quan hệ kinh tế Mỹ – Trung vẫn sâu sắc và đang phát triển sâu sắc hơn trong nhiều lĩnh vực, và việc tách rời sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ.
Video đang HOT
Chia sẻ quan điểm trên, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung Quốc (USCBC) Craig Allen cho rằng xuất khẩu sang Trung Quốc giúp một loạt ngành công nghiệp trên khắp nước Mỹ duy trì lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, cũng là điểm mấu chốt trong mối quan hệ hai nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng hỗ trợ việc làm cho người Mỹ, từ ngành du lịch, đến nông dân và chủ trang trại ở bang Iowa, đến các nhà sản xuất chip ở bang Oregon và các nhà sản xuất thuốc sáng tạo ở bang Bắc Carolina.
Sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi
Trong sự nghiệp hàng chục năm trên chính trường, tiếng nói của bà Nancy Pelosi có trọng lượng tại quốc hội Mỹ, nơi phần đông thành viên là nam giới.
Trong bức ảnh chụp năm 1993, bà Pelosi khi đó là nghị sĩ đang theo dõi Tổng thống Bill Clinton ký sắc lệnh hành pháp. Ảnh: Getty Images
Ngày 18/11, bà Nancy Pelosi tuyên bố sẵn sàng rút lui khỏi vị trí lãnh đạo phe đa số đảng Dân chủ tại Hạ viện. Nữ chính khách 82 tuổi vẫn sẽ đại diện quận 12 của California, điều bà đã đảm nhận trong 35 năm. Bà Pelosi cho biết bản thân thấy "cân bằng" về quyết định của mình để mở đường cho một thế hệ lãnh đạo mới.
Đài BBC (Anh) cho biết bà Pelosi là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ vai trò Chủ tịch Hạ viện.
Trưởng thành trong một gia đình chính trị
Bức ảnh chụp bà Pelosi năm 1987. Ảnh: AP
Bà Pelosi là con út trong gia đình 7 người con tại thành phố Baltimore, Maryland. Cha của bà Pelosi - ông Thomas J. D'Alesandro Jr. từng giữ vai trò thị trưởng thành phố này. Bà Pelosi học đại học tại Washington DC và đây là nơi bà gặp gỡ, kết hôn cùng người chồng sau này đồng hành gần 6 thập niên với bà là ông Paul Pelosi.
Cặp đôi sau đó chuyển đến Manhattan rồi San Francisco. Thời điểm này, bà Pelosi đảm nhận công việc nội trợ. Trong vòng 6 năm, bà lần lượt sinh 5 người con gồm 4 con gái và 1 con trai.
Đến năm 1976, bà Pelosi bước chân vào chính trường, tận dụng những mối quan hệ của gia đình để giúp Thống đốc California khi đó là Jerry Brown chiến thắng cuộc bầu cử tại Maryland chọn ứng cử viên của đảng Dân chủ tranh cử tổng thống. Sau đó, bà Pelosi vươn lên các vị trí cấp cao hơn của đảng Dân chủ và giành được ghế trong quốc hội năm 1987.
Người phụ nữ tạo ra các cột mốc
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi. Ảnh: AP
Năm 2001, bà Pelosi chạy đua cho vị trí "phó tướng" của phe thiểu số tại Hạ viện và giành chiến thắng. Đến năm 2002, nữ chính khách này trở thành lãnh đạo của phe thiểu số.
Bà Pelosi là một trong những nhân vật cấp cao lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003.
Đến năm 2006, khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên trong 12 năm, bà Pelosi được bầu là chủ tịch Hạ viện và làm nên lịch sử là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vai trò này.
Theo hiến pháp Mỹ, Chủ tịch Hạ viện đứng thứ hai trong danh sách kế vị tổng thống, chỉ sau phó tổng thống. Chủ tịch Hạ viện cùng các phó chủ tịch và các lãnh đạo ủy ban sẽ quyết định dự luật nào được cân nhắc và bỏ phiếu.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời ông Leon Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kiêm cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đánh giá cao kỹ năng và năng lực lãnh đạo của bà Pelosi. Ông Panetta lần đầu gặp bà Pelosi trong thập niên 80 của thế kỷ trước, nhận định: "Bà ấy có thể dành thêm thời gian để xây dựng vị trí lãnh đạo vững chắc hơn trong Hạ viện và cố đảm bảo rằng những người khác có thể đi theo con đường của bà. Câu hỏi hiện nay là ai sẽ lên thay thế bà ấy".
Kết quả bầu cử giữa kỳ không ảnh hưởng quyết định tái tranh cử của Tổng thống Biden Các cố vấn chỉ ra rằng trong lịch sử nước Mỹ, các đời tổng thống mặc dù nhận được kết quả bầu cử Quốc hội giữa kỳ không mấy khả quan song vẫn tái đắc cử sau này. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Joliet, bang Illinois ngày 5/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đài NBC, các cố vấn...