Trao công hàm phản đối Trung Quốc đưa máy bay quân sự ra Trường Sa
“Ngày 20.4.2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối Trung Quốc đã cho máy bay quân sự nước này hạ cánh trên đường băng xây trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 21.4, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc vừa ra thăm đá Chữ Thập và dự kiến sẽ đưa phóng viên ra đảo Phú Lâm đồng thời tuyên bố sẽ mở đường bay dân dụng từ đảo Hải Nam ra đảo Phú Lâm, Người Phát ngôn Lê Hải Bình nêu rõ:
“Việt Nam hết sức quan ngại trước những thông tin này. Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những hoạt động nêu trên đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, gây căng thẳng, phức tạp tình hình biển Đông, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong khu vực, trái với tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”.
Video đang HOT
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt, không để tái diễn các hoạt động tương tự”.
Trả lời câu hỏi về việc ngày 17.4 vừa qua, Trung Quốc đã cho máy bay quân sự nước này hạ cánh trên đường băng xây trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định:
“Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, động thái trên của Trung Quốc là một diễn biến mới làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Mọi hoạt động của nước ngoài ở khu vực này mà không được phép của Việt Nam đều là phi pháp. Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay không để tái diễn các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngày 20.4.2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối”.
Liên quan đến phản ứng của Việt Nam về việc Mỹ thông báo sẽ cùng Phillipines tuần tra chung thường xuyên trên Biển Đông trong tương lai, ông Lê Hải Bình cho hay: “Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Vì vậy mọi nỗ lực của các bên vì mục tiêu chung này đều đáng được hoan nghênh”.
Theo Danviet
Việt Nam hoan nghênh Mỹ - Philippines tuần tra chung Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng mọi nỗ lực duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông đều đáng hoan nghênh.
Chiến hạm Mỹ phối hợp với Philippines tuần tra chung ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Wikipedia
"Duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Vì vậy, mọi nỗ lực của các bên vì mục tiêu chung này đều đáng được hoan nghênh", ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm nay nói trong cuộc họp báo thường kỳ.
Ông Bình tuyên bố sau khi phóng viên đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Mỹ thông báo sẽ thường xuyên tuần tra chung cùng Philippines trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 14/4 tuyên bố nước này và Philippines mới đây lần đầu tiên tuần tra chung ở Biển Đông. Ông cho biết hai nước sẽ tiếp tục lặp lại hoạt động này.
Ông Carter cũng khẳng định sẽ có thêm lực lượng và máy bay Mỹ được triển khai luân phiên tại Philippines, giúp tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở đây. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho rằng sự hiện diện của Mỹ "sẽ ngăn chặn những hành động không được chào đón của Trung Quốc".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tàu chiến Indonesia áp sát Philippines giải cứu công dân bị bắt cóc Tư lệnh quân đội Indonesia Gatot Nurmantyo ngày 16.4 cho biết ông đã điều hai tàu chiến của nước này đến gần Philippines nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc giải cứu các công dân Indonesia bị nhóm Abu Sayyaf bắt cóc. Một tàu chiến của hải quân Indonesia - Ảnh: Reuters "Tôi đã chuẩn bị lực lượng trên bộ, trên biển và...