Trao 7 giải Nhất về thông tin đối ngoại năm 2017
Ban Tổ chức Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2017 đã trao 7 giải Nhất, 15 giải Nhì, 18 giải Ba và 27 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả…
Hôm nay 14/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức Lễ trao giải Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2017 (tác phẩm báo chí và sách), nhằm ghi nhận và tôn vinh những tác giả, tác phẩm báo chí và sách xuất sắc trong lĩnh vực thông tin đối ngoại.
Tham dự và trao giải có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.
Ban Tổ chức đã nhận được 970 tác phẩm gửi dự thi, tăng 9% so với Giải thưởng năm 2016. Trong đó có 931 tác phẩm đạt yêu cầu dự thi, gồm các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí, ảnh phong cảnh và sách, với 15 ngôn ngữ, gồm tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Bungari, Hàn Quốc, Indonesia, Lào, Khmer, Slovakia, Đức, Thái Lan.
Ủy viên Bộ Chính trị – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Bộ Chính trị – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao giải Nhất cho các tác giả, nhóm tác giả
Theo đánh giá chung, các tác phẩm tham dự giải năm nay có chất lượng chuyên môn tốt, đáp ứng được tính thời sự, tính đối ngoại, có tác dụng tích cực trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam đến với nhân dân thế giới; đề cập toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong nước cũng như đời sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; những sự kiện lớn trong năm 2017; thông tin chính xác, kịp thời và sinh động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, quan điểm, lập trường của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực; đấu tranh phản bác những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam.
Điểm nổi bật là nhiều tác phẩm dự thi được đăng tải trên các báo, tạp chí nước ngoài uy tín, tính lan tỏa của thông tin đến với độc giả cao, góp phần tăng cường hiệu quả tuyên truyền đến đông đảo bạn bè quốc tế. Các tác phẩm dự thi có hình thức thể hiện đa dạng, sinh động. Đối tượng tham gia Giải thưởng rất đa dạng, gồm các nhà báo, cộng tác viên của các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhiếp ảnh gia, nhà xuất bản, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam.
Ngoài các cơ quan thông tấn, báo chí đối ngoại chủ lực, Giải thưởng đã nhận được sự tham gia của 115 cơ quan báo chí, xuất bản của các đơn vị, địa phương. Bên cạnh những cây bút chuyên nghiệp, nhiều kiều bào Việt Nam, bạn bè quốc tế đã nhiệt tình tham gia giải thưởng. Đặc biệt, có sự tham dự của 22 tác giả đến từ các nước Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Cuba, Bungari, Slovakia, Ấn Độ, Pháp, Đức,…
Video đang HOT
Tác giả Hoàng Thị Hồng Lam (bút danh Hoàng Lam) của Báo điện tử Dân trí vinh dự lên nhận giải Khuyến khích.
Thành viên Hội đồng chấm giải là các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, uy tín. Sau 2 vòng chấm sơ khảo và chung khảo với tinh thần trách nhiệm, công tâm và nghiêm túc, Ban Tổ chức đã chọn ra được 67 tác phẩm để trao các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến Khích. Cụ thể, gồm 7 giải Nhất, 15 giải Nhì, 18 giải Ba và 27 giải Khuyến khích theo các loại hình: Báo in, báo điện tử tiếng Việt; báo in, báo điện tử tiếng nước ngoài; phát thanh; truyền hình; ảnh và sách.
Tác phẩm “Lá cờ giải phóng thấm máu đào trở về từ bên kia chiến tuyến” của tác giả Hoàng Thị Hồng Lam (bút danh Hoàng Lam) của Báo điện tử Dân trí vinh dự đoạt giải Khuyến khích.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Lễ trao giải.
Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Phạm Bình Minh – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, giải thưởng có tác dụng tăng cường sự kết nối, phối hợp giữa các đơn vị báo chí đối ngoại, giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội, giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, vừa góp phần tạo động lực cho phóng viên, biên tập viên, các chuyên gia, nhà nghiên cứu của các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan xuất bản. Thành công của giải thưởng ngày càng nâng cao và khẳng định vai trò quan trọng của công tác thông tin đối ngoại đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Trước đó, từ năm 2014, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại đã được Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức hàng năm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
8 tác phẩm nhận giải A chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
Tối 13/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", đợt I (2016 - 2018).
Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2018).
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ trao giải A cho các tác giả. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Dự Lễ trao giải có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo các tác giả đạt giải.
Phát biểu khai mạc, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Giải thưởng Nguyễn Thế Kỷ cho biết: Cách đây hơn 10 năm, tại Lễ kỷ niệm trọng thể 77 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã phát động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương phát động Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đến nhiệm kỳ khóa XI, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 03-CT/TW nâng cuộc vận động thành hành động tự giác, chủ động, thường xuyên của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước. Trong hai nhiệm kỳ khóa X, khóa XI, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tiến hành 4 đợt sơ kết, tổng kết, trao tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề cao đẹp này.
Bước sang nhiệm kỳ khóa XII, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương mở rộng chủ đề Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
So với Chỉ thị 03-CT/TW (khóa XI) thì Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) có thêm những nội dung và yêu cầu mới. Chỉ thị 05-CT/TW chỉ rõ: "Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân", yêu cầu đưa việc học tập, làm theo Bác "trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên". Chỉ thị 05-CT/TW nhấn mạnh "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu".
Đối với hệ thống chính trị và các cơ quan tuyên truyền, Chỉ thị 05-CT/TW xác định: "Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". "Những nội dung này là chủ đề lớn lao, là định hướng sáng rõ, là cảm hứng thẩm mỹ dồi dào giúp đội ngũ văn nghệ sĩ, các cơ quan báo chí, văn hóa, văn nghệ tiếp tục sáng tạo và cống hiến cho đất nước, cho nhân dân nhiều tác phẩm hay, đẹp, hấp dẫn, bổ ích", ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Giải thưởng Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: Bằng tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bằng tâm huyết, sự sáng tạo và cống hiến không mệt mỏi, các văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà tuyên truyền, các cơ quan báo chí, văn hóa, văn nghệ, xuất bản đã làm nên thành công của Giải thưởng; góp phần thực hiện một cách thiết thực, sinh động Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về vị trí, vai trò của tư tưởng, văn hóa, đạo đức đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội đồng thời khẳng định cần thường xuyên trau dồi, vun đắp để gốc vững, cành tươi, đơm hoa, kết trái trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo Ban Chỉ đạo Giải thưởng, trong hơn hai năm qua, đã có hàng ngàn tác phẩm tham gia sáng tác, quảng bá về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đăng tải, giới thiệu trên các phương tiện, các loại hình báo chí, xuất bản, văn học, nghệ thuật... Các tác phẩm gửi dự thi có chất lượng tốt, bám sát chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", thể hiện sự kính trọng, tình cảm của văn nghệ sĩ, nhà báo, các tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế đối với Bác Hồ kính yêu. Nhiều tác phẩm phản ánh gương tập thể và cá nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực công tác, vùng miền khác nhau, với những việc làm thiết thực, cụ thể có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Một số tác phẩm mang tính phát hiện, hướng tới những tập thể, cá nhân điển hình gắn việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ban Chỉ đạo Giải thưởng quyết định trao 8 giải A, 34 giải B, 67 giải C và 55 giải Khuyến khích cho các tác phẩm, công trình, tập thể, cá nhân thuộc 13 chuyên ngành sáng tác; trao tặng thưởng đồng hạng về quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí cho 19 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Phan Phương
TTXVN
Công bố 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017 Sáng nay (5/10) tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tổ chức Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" năm 2017 đã tổ chức họp báo công bố 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017, 24 Gương mặt 30 năm Đổi mới và Chương trình truyền hình trực tiếp "Tự hào Nông dân Việt Nam" lần thứ...