Transfermarkt cập nhật giá trị cầu thủ V.League: Đội bóng nào được định giá cao nhất
Transfermarkt, website định giá cầu thủ và thông tin chuyển nhượng nổi tiếng toàn cầu vừa tiến hành một đợt cập nhật lớn.
Trong đó, nhiều cầu thủ tại V.League được Transfermarkt định giá cao lên. Điều đó đồng nghĩa, các CLB tại giải đấu số 1 Việt Nam cũng được đẩy mạnh giá trị về lực lượng.
Hà Nội FC không phải số 1
Hai chức vô địch V.League liên tiếp các năm 2018 và 2019 của Hà Nội FC xuất phát từ lực lượng hùng hậu với nhiều tuyển thủ từ cấp độ U23 cho đến ĐTQG Việt Nam. Quả thực, HLV Chu Đình Nghiêm đang sở hữu dàn sao “khủng” với Văn Quyết, Duy Mạnh, Hùng Dũng, Quang Hải, Đức Huy… Ngoài ra, đội bóng được mệnh danh là “Real Việt Nam” này cũng nắm trong tay hai ngoại binh thuộc dạng kinh nghiệm và đẳng cấp bậc nhất tại V.League. Đó là Pape Omar và Moses Oloya.
Tuy nhiên, theo định giá của Transfermarkt, Hà Nội FC vẫn không phải là CLB có giá trị cao nhất tại V.League 2020. Cụ thể, 29 cầu thủ mà Hà Nội FC đăng ký ở giai đoạn 1 mùa giải năm nay được Transfermarkt định giá là 975.000 euro. Con số này ngang ngửa Viettel – đội bóng tích cực mua sắm ở “chợ Đông” trước đó.
Nói đến chuyển nhượng, ngoài Viettel, một CLB khác cũng “máu” mua và bán không kém. Đó là TP.HCM. Với quyết tâm soán ngôi vô địch và thế độc tôn tại V.League của Hà Nội FC, đội bóng này không tiếc tiền đưa về những cầu thủ nổi tiếng. Quả thực, nhờ việc chiêu mộ Pape Diakate (định giá 200.000 euro), Công Phượng (200.000 euro), Amido Balde (300.000 euro) và đặc biệt là Alex – cầu thủ được định giá cao nhất V.League mùa này với 550.000 euro, CLB TP.HCM đang sở hữu lực lượng có giá trị cao nhất theo Transfermarkt, với con số đạt ngưỡng 1,43 triệu euro (tương đương 36,5 tỷ đồng).
Các vị trí thứ 4 và 5 sau “tam tấu” TP.HCM, Hà Nội FC và Viettel lần lượt là HAGL (định giá 675.000 euro) và Thanh Hóa (575.000 euro).
Video đang HOT
CLB TP.HCM được định giá cao nhất trên Transfermarkt với 1,43 triệu euro
Nội binh còn ít đất
Xét trên phương diện cá nhân, trong danh sách 25 cầu thủ được Transfermarkt định giá cao nhất tại V.League, chỉ có 3 cầu thủ sở hữu quốc tịch Việt Nam. Đó là Lương Xuân Trường (HAGL/200.000 euro), Nguyễn Công Phượng (HAGL/200.000 euro) và Hoàng Vũ Samson (Thanh Hóa/200.000 euro). Cả 3 cái tên này đều nằm ngoài Top 10 cầu thủ có giá trị cao nhất V.League. Bởi những cái tên dẫn đầu như Alex (TP.HCM), Valentin (DNH Nam Định), Omar (Hà Nội FC), Balde (TP.HCM) và Luizao (Viettel) đều có giá trị từ 300.000 đến 550.000 euro.
Thực tế, cầu thủ Việt Nam được các CLB và giới chuyên môn ở V.League đánh giá rất cao. Thậm chí quy về một số tiền, nhiều cầu thủ nội cũng không hề kém cạnh ngoại binh. Ví dụ như Văn Quyết của Hà Nội FC nhận lót tay lên đến 9 tỷ đồng (hơn 350.000 euro)/3 mùa giải. Những Ngọc Hải, Trọng Hoàng cũng nhận số tiền lên đến 8 tỷ đồng (hơn 300.000 euro) cho 3 mùa giải khoác áo Viettel. Thế nhưng đó chỉ là những giao dịch ở phạm vi giữa họ và CLB chủ quản.
Việc đa phần cầu thủ Việt Nam không được định giá cao trên Transfermarkt cũng phản ánh thực tế bóng đá ở đất nước hình chữ S còn ít xuất khẩu cầu thủ ra nước ngoài. Và ngay cả những trường hợp xuất ngoại như Công Phượng và Xuân Trường (được Transfermartk định giá cao)… cũng chưa gặt hái thành công như mong muốn.
“Messi Thái” lên như diều gặp gió
Xuất phát từ việc được định giá ở mức 400.000 euro trong màu áo Muangthong United vào năm 2016, quyết định sang J.League chơi bóng cho Consadole Sapporo đã giúp Chanathip Songkrasin được định giá ngày càng cao trên Transfermakt. Tính đến nay, “Messi Thái” đã có giá trị 1,5 triệu euro, cao gấp 4 lần so với 4 năm trước và cao hơn cả tổng giá trị lực lượng mà CLB TP.HCM sở hữu ở V.League 2020.
"Cho đi là nhận lại", thủ môn Bùi Tiến Dũng có sẵn sàng tiên phong cho điều cực hiếm tại V.League?
Với một ngôi sao bóng đá có sức hút hình ảnh cực lớn như thủ môn Bùi Tiến Dũng, chuyện sẽ rất khác nếu Dũng "gôn" xung phong giảm lương trong thời gian các giải đấu chuyên nghiệp tại Việt Nam tạm hoãn.
Mức lương của thủ môn Bùi Tiến Dũng tại CLB TP.HCM được cho là nằm trong khoảng 40-50 triệu đồng/tháng. Đây là mức thuộc hàng cao so với mặt bằng chung V.League, trung bình 15-25 triệu đồng/tháng và thấp nhất là khoảng 7-10 triệu đồng/tháng - tạm không tính những cầu thủ trẻ mới được đôn lên thi đấu mùa đầu tiên.
Nhưng cần biết rằng, ngoài việc các cầu thủ được CLB lo liệu sinh hoạt thường ngày - phòng ở, cơm ăn 3 bữa, điện, nước,... thu nhập thực sự của phần lớn cầu thủ V.League không chỉ đến từ lương hàng tháng, mà là tiền thưởng thắng (hoặc hòa) trận đấu, tiền lót tay.
Với riêng lứa cầu thủ "U23 châu Á tuyết trắng Thường Châu", chiến tích lịch sử của họ đã tạo ra một nguồn thu nhập mới nữa dành cho giới cầu thủ, đó là từ các hợp đồng quảng cáo, làm hình ảnh, dự sự kiện...
Thủ môn Bùi Tiến Dũng chưa để lại dấu ấn đậm nét sau 2 trận bắt chính cho CLB TP.HCM. Ảnh: Hoàng Tùng
Trong số những cầu thủ U23 Việt Nam 2018, theo những tin tức hành lang, mức thu nhập từ các hợp đồng ngoài bóng đá ít nhất vào khoảng 300 triệu/năm. Còn với mức cao nhất thì có đồn đoán rằng, bóng đá Việt Nam sẽ sớm có triệu phú... đô la.
Mức lương của Bùi Tiến Dũng đã thuộc hàng cao nhất V.League 2020. Nguồn thu nhập ngoài bóng đá của anh chắc chắn cũng được đảm bảo với "bề nổi" là hơn 3 triệu follow trên Facebook và hơn 800.000 followers trên Instagram.
Nhưng câu chuyện sẽ rất khác nếu Tiến Dũng xung phong tự giảm lương trong thời điểm này, khi mà đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ khiến không chỉ riêng bóng đá mà còn là nhiều ngành nghề khác chịu ảnh hưởng nặng nề.
Có thể Tiến Dũng không ở cái tầm và vị thế của cả làng bóng đá được như trung vệ Giorgio Chiellini - đội trưởng Juventus đã kêu gọi cả đội đồng ý giảm lương chỉ với một cú điện thoại.
Nhưng với những điều kiện đã vượt trội hầu hết các đồng nghiệp, Bùi Tiến Dũng đủ khả năng để trở thành cầu thủ tiên phong cho vấn đề rất khó nói ra tại V.League lúc này. Thậm chí nếu thực hiện, hành động của Bùi Tiến Dũng in đậm nét trong trí nhớ của nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
Bên ngoài sân cỏ, sức hút của Bùi Tiến Dũng vẫn rất lớn. Ảnh: Thủ Khúc
Trong một chia sẻ hồi giữa tháng 2/2020, Bùi Tiến Dũng nói về đàn anh là cựu cầu thủ Lê Công Vinh: "Tất cả những gì anh Vinh có bây giờ đều là mơ ước của tôi".
Vì còn trẻ nên Bùi Tiến Dũng vẫn còn thời gian và nhiều cơ hội nâng tầm hình ảnh của mình. Nhìn tấm gương đàn anh đi trước để có thể hoàn tất "giấc mơ".
Một trong số những "người hùng Thường Châu" đã làm nên chiến tích lưu danh muôn thuở.
Cần biết, với câu hỏi "liệu có cầu thủ Việt Nam nào xung phong giảm lương không?", chúng tôi đã nhận được một tín hiệu khá dè chừng từ một ngôi sao thi đấu trong Nam và đã đá chính 2 vòng đầu V.League 2020: Sẵn sàng đồng cảm cùng đội bóng.
Mới đây, một cầu thủ giấu tên đang thi đấu tại TP.HCM cũng đã chia sẻ với truyền thông: "Chúng tôi chấp nhận giảm thu nhập để giảm phần nào gánh nặng tài chính của CLB. Tạo điều kiện cho cầu thủ về nhà dịp này, CLB cũng đỡ tiền thuê sân, chi phí tập luyện, tiền ăn uống hàng ngày của toàn đội bóng. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp tài trợ các đội bóng gặp khó khăn vì đại dịch thì những khoản chi phí này là không hề nhỏ".
"Không gì là không thể". Bùi Tiến Dũng có sẵn sàng tiên phong cho điều cực hiếm tại V.League?
Bóng đá Việt Nam thâm thủng vì quỹ lương do dịch COVID-19 Cầu thủ không đá, ít tập hoặc tự tập ở nhà nhưng CLB vẫn phải trả lương đều đặn. Điều này khiến nhiều đội bóng phải giật gấu vá vai qua mỗi mùa giải bị khủng hoảng và thâm hụt quỹ lương. Cũng không lạ khi ông Nguyễn Húp, lãnh đạo đội Quảng Nam, đã lên tiếng với giới truyền thông đề nghị...