Tranh vui: Học sinh và nỗi ám ảnh họp phụ huynh
Bạn đã làm gì khi bị cô giáo gửi giấy mời ‘triệu tập’ phụ huynh?
Theo Datviet
Học nhóm - nỗi ám ảnh của du học sinh Việt mới sang
Tớ không biết du học sinh nước khác có sợ giờ học nhóm hay không, chứ tớ và mấy cậu bạn đang học ở Nga luôn khiếp đảm khi đến giờ này.
Ở Việt Nam, ai cũng mong đến giờ học nhóm vì tha hồ "chém gió", làm việc riêng, lén lút nghịch điện thoại... Nhóm nào lên trình bày là hầu như chỉ có thầy cô giáo và các thành viên nhóm đó lắng nghe, còn đâu bên dưới mọi người tất bật với đủ thứ chuyện trên đời.
Tớ cũng từng như thế, nhưng khi bắt đầu cuộc sống du học, tớ mới thấm thía rằng hoạt động nhóm là giờ học ám ảnh nhất, không chỉ với tớ mà còn rất nhiều du học sinh Việt tại Nga.
Họ hoạt động, mình ngồi im
Video đang HOT
Ngoại trừ một vài bạn đã từng học ở đây, hay dân chuyên tiếng Nga sang đây học, còn lại chúng tớ mới sang không rành tiếng lắm. Cứ đến giờ hoạt động nhóm cả lớp túm tụm chia ra các nhóm để làm bài tập, sinh viên nước ngoài như tớ chả hiểu gì.
Đến tiếng Nga chúng tớ còn phát âm chưa rõ thì sao làm cùng các bạn "Tây" bàn bạc thảo luận được. Thế là ngồi nhìn từ đầu đến cuối.
Trong khi các bạn bàn luận sôi nổi thì chúng tớ chỉ biết ngồi nhìn.
Bài học mới toe
Cách đây mấy ngày chúng tớ có môn văn học Nga. Ở Việt Nam, học sinh may ra được học một vài tác phẩm văn học Nga rất rất nổi tiếng thôi, còn thực tế là có hàng trăm hàng nghìn tác phẩm khác mà mình không biết tới.
Ấy vậy mà, cô đọc một đoạn thơ và bắt phân tích... Nghe xong tớ choáng luôn, tớ còn chưa kịp chép xong huống gì là phân tích một đoạn văn mà sinh viên Nga từng học ở phổ thông. Đấy, cứ mấy kiểu bài tập như vậy bảo sao không ngạc nhiên cho được.
Ánh mắt soi xét của những bạn cùng nhóm
Có thể mọi người cho rằng đây là vấn đề nhỏ, không đáng để ý, nhưng bạn đã nhầm. Tớ từng trải qua và chứng kiến nên rất thấm thía chuyện này.
Khi bạn không thể đóng góp ý kiến với các bạn trong nhóm, hay hiểu chưa thực sự đúng, bạn dễ dàng bị vài sinh viên bản xứ "nhòm ngó", thậm chí xì xào, chỉ trỏ. Tớ dám chắc lúc đó bạn sẽ thấy xấu hổ đến nhường nào.
Cô giáo dựng lên bắt trả lời bất chợt
Sau khi các nhóm làm xong, giáo viên thường sẽ chất vất một vài câu đại loại như: "Tại sao lại làm như vậy", hay "Có nhóm nào bổ sung ý kiến không?"... Cứ mỗi lúc như thế là tim chúng tớ lại bay ra khỏi lồng ngực. Bởi lẽ lúc hoạt động nhóm, bạn không tham gia bàn luận cùng các bạn khác, không hiểu rõ nội dung vấn đề dĩ nhiên sẽ chẳng thể trả lời được. Khi bị gọi đích danh, bạn sẽ chỉ biết đứng im, thế là càng thêm "muối mặt".
Nhiều bạn giật mình vì bị cô giáo gọi lên trả lời bất chợt.
Chính những lần như thế khiến nhiều du học sinh Việt rơi vào trạng thái tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, nghiêm trọng hơn là đánh mất sự tự tin trong những giờ làm nhóm tiếp theo. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bạn.
Đó thực sự là điểm yếu của một số du học sinh Việt, đặc biệt những ai theo học ngành nhân văn như tớ tại Nga gặp phải.
Việc thu mình trong hành động dẫn đến sự rụt rè cả trong suy nghĩ, lâu dần nó trở thành một nỗi sợ hãi cố hữu. Và nếu bạn không mạnh dạn phá vỡ cái kén do chính bạn tạo ra, bạn sẽ càng cảm thấy chán nản và tuyệt vọng.
Hòa nhập với các học sinh trong lớp, thẳng thắn đưa ra ý kiến là cách tốt nhất khiến bạn không bị lạc lõng.
Tớ cũng phải mất một thời gian để làm quen với những thứ vô cùng lạ lẫm, nhưng giờ thì tớ đã tự tin hơn nhiều, mạnh dạn phát biểu ý kiến và đóng góp mỗi giờ học nhóm. Đừng vì những trở ngại đầu tiên mà chùn bước, bạn thừa tự tin để làm tốt, thậm chí rất tốt mà.
Theo TTVN
Nỗi ám ảnh bóng đè Hannah mở mắt và thấy đồng hồ chỉ 3h sáng nhưng cô không thể nhúc nhích cơ thể. Cô thấy như có gì đó đè nặng lên người khiến cô khó thở. Cô cố gắng hét lên nhưng không được. Chuyện này giống như một cơn ác mộng nhưng cô biết đây không phải là giấc mơ vì thực tế là cô vẫn...