Tranh thủ phẫu thuật thẩm mỹ giữa dịch Covid-19
Nhiều bệnh nhân coi đại dịch là “thời điểm vàng” để phẫu thuật thẩm mỹ vì biết rằng họ có thể đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi.
Dịch Covid-19 quét qua, các trường học tại Nhật Bản đóng cửa hàng loạt, người dân phải làm việc từ xa do lệnh giãn cách xã hội, chính phủ nước này cũng gia hạn tình trạng khẩn cấp của toàn quốc đến cuối tháng 5, áp dụng với toàn bộ 47 tỉnh thành.
Tuy nhiên một số người cho rằng đây là cơ hội tốt để làm điều họ luôn mong muốn: phẫu thuật thẩm mỹ. Mặc cho các chuyên gia từng khuyến cáo “hạn chế các phương pháp điều trị không cần thiết”, tránh tình trạng lây nhiễm chéo và tiết kiệm nguồn lực y tế, số ca phẫu thuật ở nước này gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây.
“Có rất nhiều người muốn cắt mí hoặc nâng mặt. Một số bậc phụ huynh đi cùng con cái của mình để phẫu thuật mắt hai mí”, y tá tại một viện thẩm mỹ cho biết. Các phòng khám cũng được đặt lịch nhiều hơn từ cuối tháng 1, khi trường học và công ty tạm thời đóng cửa.
Nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại đối với xu hướng này. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc phải vật lộn với tình trạng thiếu vật tư y tế bao gồm băng gạc hoặc thuốc khử trùng.
Một bệnh nhân được phẫu thuật cắt mí tại Nhật Bản. Ảnh: Handout
Trong các ca phẫu thuật thẩm mỹ, y tá đã giảm số lượng gạc từ 10 xuống còn hai hoặc 5 chiếc. Đôi khi họ phải cắt đôi miếng gạc do tình trạng khan hiếm.
Video đang HOT
“Tôi không thể nói rằng đây là điều kiện lý tưởng (nếu xét đến vấn đề vệ sinh)”, một y tá cho biết. Cô đã phải nghỉ việc tại phòng khám ở Tokyo hồi cuối tháng 4 do lo ngại có thể lây nhiễm chéo Covid-19, cũng như mất lòng tin vào quản lý của mình.
Theo nữ y tá giấu tên, dù trang web của cơ sở thẩm mỹ cam kết đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, hứa hẹn khử trùng thường xuyên các phòng bệnh, việc này không được tiến hành trong thời gian gần đây do thiếu dung dịch diệt khuẩn. Nhân viên y tế cũng bị cắt giảm 10.000 yên thu nhập nếu nghỉ phép. Điều này gây khó dễ cho những người bị sốt và buộc phải ở nhà.
Nữ y tá cho biết phòng bệnh tạm đóng cửa sau khi một nhân viên được chẩn đoán dương tính nCoV, song đã mở cửa trở lại chỉ trong vài ngày mà không hề thông báo cho khách hàng thông tin trên.
“Tôi cảm thấy xấu hổ khi phải làm việc ở một nơi có thể phát tán virus. Đáng ra họ phải dừng hoạt động lâu hơn”, cô nói.
Để giải quyết vấn đề này, trang web chính thức, Hiệp hội Thẩm mỹ Nhật bản (JAAM) và Hội Y dược Thẩm Mỹ (JSAPS) đã nhấn mạnh đây là “thủ thuật không cấp thiết” trong đại dịch.
“Các y bác sĩ đáng lẽ cần nỗ lực tiết kiệm nguồn cung y tế cũng như ngăn chặn sự lây lan của virus. Xin hãy tạm hoãn các ca phẫu thuật”, ông Hiroyuki Ojimi, giám đốc JSAPS, nói.
Cháu gái tỷ phú Hong Kong tử vong vì hút mỡ và nâng ngực tại Hàn Quốc
Gia đình tỷ phú Hong Kong sẽ kiện thẩm mỹ viện ở quận Gangnam, Seoul, về cái chết của người cháu gái 34 tuổi trong quá trình hút mỡ và nâng ngực hồi tháng 1.
Ca phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện nhân dịp sinh nhật của Bonnie Evita Law, cháu gái ông trùm ngành may mặc Law Ting-pong, người sáng lập chuỗi cửa hàng thời trang Bossini. Nạn nhân rơi vào tình trạng hôn mê tại thẩm mỹ viện và được chuyển đến một bệnh viện, nơi cô được xác nhận là đã tử vong.
Cái chết của nạn nhân đã được đưa tin rộng rãi hồi cuối tháng 1, nhưng tới nay South China Moring Post mới có thể tiết lộ danh tính nạn nhân cũng như kế hoạch của gia đình.
Theo South China Moring Post, nạn nhân là một trong ba người con của Raymond Law Ka-kui, con trai nhỏ tuổi nhất của cố tỷ phú Law Ting-pong và là nhà đầu tư bất động sản đang tham gia vào một số dự án phát triển lớn của Hong Kong.
Bonnie Evita Law và chồng Danny Chi cùng con trai nhỏ. Ảnh: SCMP.
Ông Danny Chi, chồng của nạn nhân, sẽ thay mặt cho gia đình đệ đơn kiện lên tòa án ở Hong Kong ngày 4/3 để yêu cầu thẩm mỹ viện Ollim Plastic Surgery bồi thường, truy cứu trách nhiệm của hai bác sĩ và một y tá với cáo buộc ngộ sát và giả mạo tài liệu trước phẫu thuật.
Anh Chi đã có 10 năm kết hôn với cô Bonnie Evita Law và cặp đôi có một con trai 7 tuổi. Anh muốn được bồi thường cho sự tổn thất 1/3 tài sản của cha vợ vì cái chết của vợ cũng như thu nhập thực tế hàng năm thông qua cô.
"Cái chết của cô ấy là bất hạnh và phi pháp. Việc ngộ sát cô ấy hoàn toàn là kết quả từ sự thiếu trách nhiệm, tham lam và yếu kém năng lực của họ", anh Chi nói với SCMP.
"Không gì có thể mang vợ tôi trở lại. Việc này là để nâng cao nhận thức cho người khác. Tôi không muốn bi kịch tương tự xảy ra với những thành viên khác trong gia đình".
Bonnie Evita Law và chồng trong ngày cưới. Ảnh: Facebook.
Trong khi cảnh sát Seoul đã mở cuộc điều tra về cái chết của cô Law, website của thẩm mỹ viện cho thấy họ vẫn hoạt động kinh doanh và cho phép đặt lịch hẹn với bác sĩ phẫu thuật chính Kim Sung Il.
Anh Chi nói cha vợ anh đã nhận được tin nhắn cầu xin sự tha thứ của bác sĩ Kim qua WeChat.
Theo những gì SCMP thu thập được, nạn nhân quen biết nhân viên tư vấn bán hàng Shim Bok Hwa của thẩm mỹ viện nói trên trong lúc lên kế hoạch tổ chức sinh nhật 35 tuổi. Cô Shim nói cô có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và mời cô Law bay đến Hàn Quốc để phẫu thuật thẩm mỹ.
Cô Law đã tiến hành nâng mặt vào ngày 21/1, nhưng tử vong vào ngày 28/1 sau quá trình hút mỡ ở hai cánh tay và chậu trên, chuyển mỡ đến ngực, và tiêm botox ở hai bắp chân.
Ca phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ Kum, người nói có 10 năm kinh nghiệm hành nghề y, cùng một bác sĩ và một y tá khác. Không có bác sĩ gây mê trong phòng phẫu thuật.
Khi cô Law lên cơn đau dữ dội và liên tục "co giật và cử động trong lúc phẫu thuật", bác sĩ Kim đã yêu cầu y tá tiêm hỗn hợp thuốc giảm đau, ketamine và midazolam hai lần cho bệnh nhân.
Song khi bác sĩ Kim bắt đầu lấy mỡ từ cánh tay trái của cô Law, mức độ bão hòa oxy của cô giảm chỉ còn gần 80%, mặt cô trắng bệnh và môi cô tím tái. Trước khi xe cấp cứu đến, cô đã chảy máu từ miệng và mũi.
Theo news.zing.vn
Bệnh nhân ung thư ở Anh "mòn mỏi" chờ đợi ngày được phẫu thuật "Bản thân tôi biết rằng ung thư nguy hiểm như thế nào. Nó sẽ cứ âm thầm phát triển bên trong cơ thể và khi chúng ta cảm nhận được thứ gì đó thì tất cả đã gần đi đến hồi kết", một bệnh nhân chia sẻ. Khi ông Richard Robbins, sống tại Oxfordshire (Vương quốc Anh), được chẩn chẩn đoán mắc ung...