Tranh thủ nắm bắt các cơ hội phát triển mới
Bước sang năm 2022, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam có thể tiếp tục đối diện với sự gia tăng áp lực lạm phát, trần nợ công và nợ xấu ngân hàng, những hạn chế về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng của hệ thống y tế cơ sở và sự mất cân đối nguồn cung khi nhu cầu về hỗ trợ y tế, an sinh xã hội là rất lớn.
Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh cũng nhiều khả năng bị cản trở bởi khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ… Bên cạnh những dự đoán không mấy lạc quan về tình hình kinh tế thì niềm tin từ chính những người đồng hành, kề vai sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp chưa khi nào giảm sút.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trong bối cảnh như hiện nay, chỉ cần dịch bệnh được kiểm soát tốt thì mọi thứ sẽ ổn. Doanh nghiệp lúc nào cũng mong muốn có môi trường kinh doanh ổn định với những chính sách điều hành kinh tế nhất quán và càng ngày càng được hoàn thiện theo hướng tốt lên. Sự ổn định chính là nền tảng cơ bản giúp các doanh nghiệp phát triển và vươn lên; đặc biệt là với những doanh nghiệp chịu thiệt hại và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19.
Tới đây, họ sẽ có thể tranh thủ nắm bắt các cơ hội phát triển mới do chính những biến động của COVID tạo ra, nhRắm tới việc nâng cao được vị trí và tầm quan trọng của mình trong chuỗi giá trị ở trong nước cũng như trên trường quốc tế. Để làm được điều này thì câu chuyện đầu tiên vẫn là thể chế. Chúng ta mới chỉ quan tâm tới việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau giai đoạn “ốm đau”, kiệt quệ nhưng để mạnh lên, để phát triển thì cần một thể chế được thiết kế tốt.
Rất mừng là trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế mà Chính phủ và Quốc hội đang thảo luận thì việc xây dựng và cải cách thể chế đã rất được quan tâm, chú trọng. Đây được xem là một chương trình để đồng bộ với các chương trình khác như y tế, an sinh xã hội hay hỗ trợ phát triển…
Đã có nhiều doanh nghiệp khẳng định rằng: “Cho tôi một cơ chế tốt còn hơn là cho tôi tất cả mọi ưu đãi”. Những ưu đãi, hỗ trợ là giải pháp cần thiết giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh trong một giai đoạn nhất định, nhưng để phát triển theo hướng bền vững thì cải cách thể chế vẫn là sự quan tâm số một. Chỉ có một thể chế thuận lợi thì các doanh nghiệp; nhất là doanh nghiệp mới thành lập sẽ có thể phát triển tốt hơn; khuyến khích các doanh mới thành lập thêm và thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài.
Thể chế cũng chính là nguồn tài nguyên mà chúng ta có thể khai thác. Nên coi thể chế là nguồn lực do con người, do hệ thống chính trị tạo ra để xây dựng và phát triển. Kiến tạo được một thể chế tốt, chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều khả năng để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cũng như các khu vực kinh tế khác. Bởi dư địa phát triển của nền kinh tế Việt Nam là vô cùng lớn.
Video đang HOT
Nếu nói rằng, để Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển sau này thì rõ ràng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước cộng với thị trường xuất khẩu hay như nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng… sẽ tạo ra một thị trường dự kiến hàng chục nghìn tỷ đô la Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần khai thác những cơ hội ấy thôi và các nhà đầu tư nước ngoài vào đây thôi là chúng ta có thể bùng nổ và phát triển. Nhưng muốn bùng nổ được thì phải có thể chế tốt.
Có thể chế tốt, tự xã hội sẽ điều tiết được tất cả. Khi doanh nghiệp phát triển, nếu cần nhân lực như thế nào thì thị trường sẽ đáp ứng ngay nhu cầu ấy. Nhà nước cần tạo ra khung thể chế với tư duy phát triển chiến lược và tư duy tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì Việt Nam sẽ thành công.
Bà Lê Thị Hương Giang, Tổng giám đốc, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tin học An Phát
Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của An Phát Computer; đặc biệt là trong năm 2021. Đối diện với những thách thức như hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao, chuỗi cung ứng sản phẩm đầu vào bị thiếu hụt; thời gian vận chuyển và chi phí vận chuyển tăng cao… các điểm bán hàng của An Phát đã buộc phải đóng cửa và khách hàng không thể đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Trước những khó khăn của thị trường, An Phát đã thay đổi chiến lược kinh doanh từ bán hàng trực tiếp sang phương thức bán hàng online và bán hàng qua sàn thương mại điện tử.
An Phát đã ký hợp đồng với một số đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp để có thể chuyển hàng an toàn và nhanh chóng nhất đến với khách hàng. Đồng thời, bố trí nhân sự luân phiên làm việc online, trực tổng đài hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng và vẫn đảm bảo giãn cách an toàn theo chỉ thị của Chính phủ. Cũng để hỗ trợ khách hàng tốt nhất, An Phát đã giảm chi phí vận chuyển cho khách; đồng thời, dự trữ hàng hóa nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa dịch. An Phát cũng triển khai rất nhiều chương trình trợ giá online để thể hiện sự đồng hành cùng khách hàng trong mùa dịch.
Bước sang giai đoạn bình thường mới, An Phát luôn yêu cầu đội ngũ cán bộ công nhân viên cả tuyến trước và tuyến sau luôn thực hiện nghiêm túc quy định 5K; tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch, kiểm tra nhiệt độ với những khách hàng đến mua hàng trực tiếp; đồng thời, giám sát chặt việc khai báo y tế.
Sang năm mới 2022, An Phát sẽ tiếp tục thúc đẩy việc bán hàng online với nhiều ưu đãi để khách hàng không cần phải đến cửa hàng mà vẫn được phục vụ tốt nhất. An Phát cũng đã lên kế hoạch làm việc với các hãng sản xuất, hãng vận chuyển và nhà phân phối để đảm bảo lượng hàng luôn phong phú, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong bối cảnh mới khi toàn xã hội xác định tâm lý “sống chung” cùng dịch bệnh.
Chúng tôi cũng tiếp tục tập trung thay đổi quy trình kinh doanh, quy trình phục vụ và xây dựng hệ thống “phòng thủ” để thích nghi và phát triển trên tinh thần giữ vững sự ổn định, tăng trưởng và bền vững.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn và duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021.
Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Song đáng mừng là các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản… đã mở cửa trở lại. Do đó, VITAS xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo một số kịch bản.
Cụ thể, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022, các doanh nghiệp sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022 từ 42,5 – 43,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm thì kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ đạt mức trung bình từ 40 – 41 tỷ USD. Nếu trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt mức thấp nhất từ 38 – 39 tỷ USD.
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA)
Dịch COVID-19 là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics. Đã có khoảng 60% doanh nghiệp dịch vụ logistics bị thu hẹp sản xuất và giảm mạnh doanh thu trong năm 2021. Cùng với đó là tình trạng ngưng trệ chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông và vận chuyển hàng hóa trong nước; đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội, do không thống nhất quy định chống dịch giữa các địa phương khiến gia tăng chi phí logistics.
Thêm nữa, hoạt động sản xuất bị gián đoạn, thiếu lao động dịch vụ. Sức khỏe, tinh thần và năng suất của người lao động bị tác động nặng nề; thương mại quốc tế bất định, khó lường; vận tải đường biển với giá cước tăng vọt; ứng dụng công nghệ thông tin thấp và những hạn chế trong việc tiếp cận vaccine của người lao động làm dịch vụ logistics. Tuy nhiên, từ những khó khăn của đại dịch COVID-19 cũng tạo nên những cơ hội cho doanh nghiệp trong ngành, như khi vận tải biển gặp nhiều khó khăn thì lại khiến dịch vụ logistics vận tải hàng không và đường sắt được hưởng lợi…
Chính điều này đã tạo nên sự bùng nổ về thị trường vận tải hàng không từ đầu năm 2021 đến nay, dẫn đến sự tăng trưởng hàng quốc tế tại Việt Nam tới 20% so với năm 2020 và tăng 19% so với năm 2019. Một số hãng bay như Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways đã chủ động chuyển máy bay chở khách sang chở hàng hóa nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử xuyên biên giới bằng cách cho các công ty logistics thuê nguyên chuyến hoặc thuê kết hợp. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã bắt đầu khai thác các tuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng hóa container qua Trung Quốc để đi đến Nga và một số nước EU.
Bước sang năm 2022 và chuẩn bị cho hành trang phát triển của nhiều năm sắp tới, các doanh nghiệp ngành logistics đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, chủ động đổi mới mô hình hoạt động… và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh; giúp họ nắm bắt cơ hội chuyển đổi, phục hồi chuỗi cung ứng và phát triển bền vững ngành logistics.
Các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam kỳ vọng Chính phủ sẽ tăng cường gói hỗ trợ tài chính như tiếp tục giảm thuế, chi phí; đặc biệt, đề nghị không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí logistics, như chi phí vận tải, giá nhiên liệu, phí và các lệ phí có liên quan khác…; đồng thời, sớm có giải pháp để giảm giá cước, giảm phụ phí hàng hải và chi phí logistics nói chung.
Xử lý nợ xấu bị ảnh hưởng do dịch COVID-19
Công ty quản lý tài sản (VAMC) cho biết, trong 3 năm gần đây, kết quả xử lý thu hồi nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC có chiều hướng giảm và năm sau giảm so với năm trước khoảng 24%.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, với hoạt động xử lý nợ xấu từ các khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt, dư nợ gốc xử lý được từ ngày 1/1 đến ngày 15/11 là 19.634 tỷ đồng, đạt 65,45% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 phân bổ.
VAMC cho biết, hoạt động thu giữ, nhận bàn giao, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu, đặc biệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được VAMC dự kiến tập trung thực hiện. Tuy nhiên, do dịch kéo dài nên VAMC đã không thể thực hiện làm việc với các tổ chức tín dụng, khách hàng, chủ tài sản, khảo sát tài sản...
Bên cạnh đó, dịch đã có các tác động tới hoạt động xử lý nợ xấu từ các khoản nợ mua theo giá trị thị trường. Theo đó, dư nợ gốc xử lý được từ ngày 1/1 đến ngày 15/11 là 1.634 tỷ đồng, đạt 48,03% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 phân bổ.
Theo VAMC, việc đôn đốc khách hàng chỉ thực hiện gián tiếp qua gọi điện và gửi email, không tiếp xúc trực tiếp nên kết quả thu hồi nợ bị hạn chế. Dịch cũng khiến tài sản đấu giá khó thu hồi tiền bán do khách hàng gặp khó khăn tài chính, bàn giao tài sản và hoàn tất thủ tục sau đấu giá bị đình trệ. Việc tổ chức đấu giá tài sản không thể thực hiện do giãn cách xã hội... Do nguồn thu bị ảnh hưởng nên khách hàng được VAMC cơ cấu lại nợ không có khả năng trả nợ theo phương án đã được phê duyệt.
Đại diện Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC) cho hay, tính đến ngày 30/10, BAMC chỉ xử lý được 60% kế hoạch xử lý thu hồi nợ năm 2021. BAMC đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ, nhưng do dịch bệnh kéo dài gây đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp suy giảm doanh thu, lợi nhuận, ảnh hưởng lớn đến nguồn trả nợ của các khách hàng, liên tục gây ra tình trạng trả nợ không đúng hạn.
Ngoài ra, dịch cũng ảnh hưởng đến việc tiếp xúc, trao đổi, đôn đốc khách hàng trả nợ cũng như làm việc với các cơ quan tòa án, thi hành án, chính quyền để xử lý nợ.
Theo đại diện Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng MB (MBAMC), kết quả thu hồi nợ qua các tháng bị giảm, đặc biệt là ở các tháng dịch bùng phát mạnh tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, việc xử lý nợ qua khởi kiện và thi hành án bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng như: tòa án, thi hành án vẫn mang tâm lý ngại tiếp xúc với đương sự. Ở các địa bàn áp dụng chỉ thị giãn cách thì việc gặp và làm việc với thẩm phán, chấp hành viên thúc đẩy giải quyết vụ việc là rất khó khăn dẫn đến các vụ việc đã khởi kiện, yêu cầu thi hành án bị đình trệ không có tiến triển trong thời gian dài.
Để thúc đẩy việc xử lý nợ, VAMC đề xuất xây dựng phương án đấu giá trực tuyến đối với một số tài sản phù hợp để đảm bảo hoạt động đấu giá không bị gián đoạn quá lâu trong trường hợp dịch bệnh phức tạp kéo dài.
VAMC tập trung đấu giá tại trụ sở VAMC ở Hà Nội nhằm tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; tổ chức đấu giá theo thủ tục rút gọn để rút ngắn thời gian thực hiện đấu giá, nhất là trong tình hình dịch bệnh diến tiến phức tạp. Đồng thời, đôn đốc nhắc nhở khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sau đấu giá thành và hoàn tất bàn giao hồ sơ tài sản cho khách hàng.
VAMC cho rằng, cần vận hành Sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ, tài sản bảo đảm; chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động của sàn trên nền tảng online và ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu...
Xu hướng lãi suất năm 2022 dự báo vẫn neo ở mức thấp Trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đồng loạt có động thái tăng lãi suất, vậy xu hướng lãi suất của Việt Nam trong năm 2022 được dự báo ra sao? Khách hàng giao dịch tại BAOVIET Bank, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vừa trở...