Tránh thảm kịch “gấu bị bắt nhận là… thỏ”
Có thể đã không có án oan Thanh Chấn và nhiều “con gấu bị bắt nhận là thỏ” nếu hành trình tiếp cận công lý của người dân có sự đồng hành và trợ giúp hiệu quả.
Tiếp cận công lý có thể coi là một cuộc hành trình của người dân. Hành trình đó có thể thuận lợi hoặc gian nan tùy thuộc vào những trở ngại mà người dân gặp phải ít hay nhiều. Những trở ngại này có thể nằm trong quy trình tố tụng, trong tổ chức, vận hành của bộ máy các cơ quan tư pháp, trong thái độ và ý thức trách nhiệm của nhân viên công quyền và trong cả ý thức pháp luật của người dân.
Nhận diện và dỡ bỏ những trở ngại này, làm thông thoáng hành trình đi tìm công lý của người dân là việc không thể không làm nếu chúng ta muốn đảm bảo quyền tiếp cận công lý với tư cách là quyền con người trong nhà nước pháp quyền.
Vụ án oan Thanh Chấn gây rúng động dư luận. Ảnh: Nguyễn Quyết/ NLĐ
Rào cản từ quy định con và thủ tục con
Thế nhưng câu chuyện tiếp cận công lý có lẽ nằm ở luật để thực thi (luật thủ tục) và những con người đang vận hành cái thủ tục đó. Thủ tục tố tụng giống như đường ray pháp luật vạch sẵn, trên cái đường ray đó hệ thống tòa án và các cơ quan tư pháp vận hành chuyên chở công lý đến xã hội.
Nói về luật thủ tục, Mác đã đề cập trong tác phẩm Luật về hái trộm củi, đại ý rằng nếu thủ tục không tốt thì quy định pháp luật sẽ chỉ là những quy phạm chết cứng.
Rà soát hệ thống pháp luật tố tụng vẫn tìm thấy những quy định “lắt nhắt” nhưng lại gây trở ngại cho quyền tiếp cận công lý. Ví dụ trong Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định người dân khi khởi kiện thì kèm theo đơn khởi kiện phải có giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện. Quy định này khiến cho thẩm phán có thể áp dụng tùy tiện làm khó dễ cho người dân bởi giấy tờ chứng minh quyền khởi kiện không phải bao giờ cũng có thể nộp ngay cho tòa án và không biết thế nào là đủ. Chính vì vậy, có người cho rằng đang có tồn tại chế độ “thủ tục trị”thay cho pháp trị.
Video đang HOT
Các luật sư cũng hay than phiền về thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư và coi đây là thứ “giấy phép con” của các cơ quan tiến hành tố tụng. Để có giấy phép luật sư phải có 5 loại giấy tờ, trong khi luật quy định chỉ cần có 3 (đơn yêu cầu được bào chữa, thẻ Luật sư và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư). Chưa kể trong thực tế có những vụ bị can, bị cáo từ chối luật sư “một cách khó hiểu”.
Quyền tiếp cận công lý trong vụ án hình sự bị cản trở bởi thủ tục hành chính này khi muốn bào chữa cho thân chủ, luật sư phải có tới 3 giấy phép của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, và tòa án.
Thiếu người đồng hành và trợ giúp pháp lý
Không ai có thể biết được hết các quy định pháp luật cũng như các thủ tục tố tụng. Chính vì vậy, trong quá trình tiếp cận công lý, người dân nhất là những đối tượng yếu thế trong xã hội cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía. Tình trạng thiếu hụt các dịch vụ pháp lý ở nước ta vẫn còn trầm trọng.
Theo Báo cáo về chỉ số Công lý, có tới 42,4% số người được phỏng vấn “chưa bao giờ nghe đến” hoặc “không biết gì” về Hiến pháp. Trong số những người có biết Hiến pháp, 23% không biết gì về quá trình sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra. Có tới 20% tất cả các khiếu kiện của công dân về chính sách xã hội và môi trường không nhận được ý kiến phản hồi của các cơ quan hữu quan của Nhà nước; khoảng 50% các tranh chấp đất đai và khiếu kiện về môi trường vẫn chờ đợi Nhà nước xử lý và các cơ quan nhà nước thường cần nhiều thời gian hơn luật định để xử lý các khiếu kiện hành chính.
Thời gian trung bình để xử lý một khiếu kiện hành chính kéo dài từ 17 đến 27 tháng, tùy thuộc vào khiếu kiện đó là của các cá nhân hay hộ gia đình. Đây là khoảng thời hạn xử lý quá dài so với luật định và như vậy, chính các cơ quan nhà nước đang vi phạm quy định pháp luật.
Hiện nay, cả nước có khoảng 6.000 luật sư trên 90 triệu dân. Chỉ có 10% vụ án có luật sư tham gia và chỉ tập trung ở những vùng kinh tế – xã hội phát triển. Phát triển đội ngũ luật sư, xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, chú trọng đến sự thiếu hụt pháp lý của những người yếu thế là biện pháp người dân tiếp cận công lý.
Sự đồng hành không chỉ đến từ đội ngũ luật sư mà còn đến từ những nhân viên công quyền mẫn cán, những nhà báo có lương tâm, trách nhiệm, và đến từ cả xã hội
Có thể đã không có vụ án oan của ông Chấn và nhiều “con gấu bị bắt nhận là thỏ” như một câu chuyện tiếu lâm nước ngoài đã nói, sẽ không có đất cho nhân viên công quyền vi phạm pháp luật, nếu hành trình tiếp cận công lý của người dân có sự đồng hành và trợ giúp hiệu quả.
Phẩm chất của nhân viên tư pháp
Ở đây bao gồm trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm. Một thẩm phán trình độ năng lực yếu thì dễ “biến một điều luật tốt thành một điều luật chẳng ra gì” (Xixeron) và đương nhiên người dân sẽ không thể tìm thấy công lý trong những phán quyết của họ.
Bên cạnh đó, sự vô trách nhiệm, tệ hại hơn là tham nhũng, cửa quyền của đội ngũ nhân viên tư pháp cũng là rào cản rất lớn đối với quá trình tiếp cận công lý của người dân. Các nhân viên tư pháp kém cỏi về chuyên môn và đạo đức dù chỉ là những con sâu, nhiều khi lại là những “lục lâm thảo khấu” rình rập trên con đường tiếp cận công lý vốn đã gian nan.
Để quyền tiếp cận công lý dược đảm bảo và thực hiện, bên cạnh vấn đề xây dựng nhận thức chung của xã hội với công lý, nhất thiết cần phải khai thông lộ trình đi tìm công lý của người dân bằng việc tháo gỡ những trở ngại trên./.
Đinh Thế Hưng (Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)
Theo VNN
4 thợ lặn chết ngạt: Khám nghiệm hiện trường
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan trong vụ 4 thợ lặn tử nạn trong lúc trục vớt tàu Onenekas One (quốc tịch Malaysia).
Ngày 3/7, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh và các sở ban ngành liên quan tổ chức khám nghiệm hiện trường tàu Onenekas One (quốc tịch Malaysia) để làm rõ nguyên nhân 4 thợ lặn tử nạn trong lúc trục vớt con tàu này tại khu vực cách bờ biển xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế khoảng 500m vào ngày 18/6.
Bốn thợ lặn tử nạn gồm Võ Văn Thuận (38 tuổi trú Đồng Tháp) Văn Công Thang (33 tuổi, trú Đồng Tháp), Phan Văn Mạnh (39 tuổi, trú huyện Bến Lức, Long An) và Phan Văn Hiệp (19 tuổi, trú tỉnh Tiền Giang). Cả bốn người này lần lượt tử vong trong khoang tàu balas - phần đầu tàu Onnekas One.
Thượng tá Lê Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc khởi tố vụ án hay không tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền cũng như căn cứ vào kết quả khám nghiệm hiện trường tàu Onenekas One. Hiện Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức phương án bảo vệ nghiêm ngặt khu vực tàu bị nạn, nơi có khí độc phát tán gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng người dân. Đồng thời, tuyệt đối không cho các phương tiện đi lại, tàu thuyền và ngư dân hoạt động đánh bắt thủy sản trong khu vực có nguy cơ nhiễm khí độc quanh khu vực tàu Onnekas One bị nạn...
Hiện trường trục vớt tàu đắm làm 4 thợ lặn chết ngạt
Trong khi đó, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, kết quả phân tích mẫu không khí lấy từ khoang ballast của tàu Onnekas One- nơi bốn thợ lặn tử nạn có hàm lượng hydrosulfua (một hợp chất khí ở điều kiện nhiệt độ thường, có mùi trứng thối, cực độc) cao gấp 103 lần so với quy chuẩn Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả của Trung tâm Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung-Tây Nguyên cho thấy, xung quanh tàu Onenekas One bị nạn, khí hydrosunfua có phạm vi ảnh hưởng không lớn. Hiện đơn vị đang chờ kết luận nước trong khoang ballas, sau đó cơ quan chức năng sẽ đề ra phương án xử lý.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải liên quan đến vụ tai nạn trên tàu Onnekas One.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan trong vụ tai nạn trên tàu Onnekas One của Malaysia tại vùng biển thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân trong vụ tai nạn trên tàu Onnekas One. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý theo quy định của pháp luật. Giao Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn lao động đối với các ngành nghề trục vớt, cứu hộ trên biển nhằm tránh những trường hợp tai nạn tương tự xảy ra.
Trước đó, ngày 18/6, trong quá trình tham gia trục vớt tàu Onnekas One của Malaysia bị nạn trên biển, cách bờ biển khoảng 500m thuộc thôn 6 (xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang), 4 công dân thuộc Công ty TNHH Trục vớt Bến Lức (tỉnh Long An) đã tử vong do gặp khí độc, 4 người khác cũng được đưa đi cấp cứu do hít phải khí độc. Tàu chở dầu Onnekas One của Malaysia bị hỏng nặng khi đang trên đường lai dắt đến Hải Nam (Trung Quốc) sửa chữa thì gặp sóng to, đứt dây cáp nên đã gãy đôi, thân tàu trôi dạt vào vùng biển thuộc thôn An Lộc, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế và mũi tàu trôi dạt vào bờ biển thuộc thôn 6, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang vào tháng 12/2012. Sau một thời gian làm các thủ tục cần thiết, chủ tàu đã thuê Công ty TNHH 1 thành viên Đóng tàu và Công nghệ hàng hải Sài Gòn trục vớt, nhưng sau đó đơn vị này lại thuê Công ty TNHH Trục vớt Bến Lức thực hiện.
Theo 24h
Thiếu nữ 13 tuổi từng được người yêu cho bán dâm giá bèo Cần tiền ăn chơi, sử dụng ma túy đá nên N. không ngại ngần cùng với người yêu và 2 đàn chị tổ chức bán dâm. Liên quan đến vụ án cướp của, giết người, tiêu thụ hàng ăn cướp... do nhóm thanh thiếu niên sống bầy đàn thực hiện, công an TP Hải Phòng cho biết đã phát hiện và làm rõ...