Tránh thai: Trách nhiệm không chỉ của riêng người vợ
Để tránh có thai ngoài ý muốn, nhiều người vợ đã sử dụng những biện pháp tránh thai khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù sử dụng đúng phương pháp song vẫn xảy ra chuyện dở khóc, dở cười.
Ảnh minh họa.
Muôn kiểu tránh thai vẫn… có bầu
Vợ chồng chị Hoa – anh Quân đã có hai con, đủ cả nếp lẫn tẻ. Sau khi sinh con thứ hai được 2 tháng, chị Hoa có kinh nguyệt trở lại. Chị bắt đầu tính đến biện pháp tránh thai an toàn. Chị đang cho con bú nên không muốn dùng thuốc tránh thai, đặt vòng thì cơ thể không thích ứng buộc phải tháo ra, vì vậy, chị đề nghị chồng dùng “áo mưa” mỗi khi “lâm trận”, nhưng anh không nghe vì… “mất cảm giác”. Thay vào đó, anh quyết định cho ra ngoài. Chồng chị bảo, cách này an toàn và vẫn giữ được cảm xúc.
Thế nhưng, biện pháp này áp dụng hiệu quả mộ thời gian, thì bỗng một ngày, chị thấy trong người khang khác nên mua que về thử thì hiện lên hai vạch. Hai con còn bé, chị lại đang phải tiếp tục hoàn thiện chương trình thạc sỹ nên chưa muốn có con vội, anh chị quyết định bỏ thai. Lần này, chị canh me những ngày “an toàn” mới cho chồng gần gũi, những ngày còn lại, chị viện đủ lý do để… từ chối. Nhiều lần như vậy, anh cấm cảu bỏ sang phòng bên cạnh ngủ.
Bị vợ “bỏ bê” chuyện ấy nhiều lần nên trong những chuyến công tác xa nhà, chồng chị đã mềm yếu ngã vào lòng người phụ nữ khác. Sự việc vỡ lỡ, vợ chồng chị cãi vã, đổ lỗi cho nhau. Xung đột gia đình liên miên, hạnh phúc gia đình chị đứng trước nguy cơ tan vỡ…
Mới đây, cộng đồng mạng cũng xôn xao về hình ảnh một em bé chào đời trên tay còn cầm cái vòng tránh thai trong bụng mẹ. Câu chuyện hi hữu xảy ra tại Hải Phòng, một bà mẹ đặt vòng tránh thai nhưng vẫn cấn bầu.
Theo lời kể của sản phụ, sau khi sinh hai con, chị đặt vòng tránh thai tại bệnh viện huyện. Đến khi thấy chậm kinh, chị đi siêu âm thì phát hiện thai nhi làm tổ đúng với vị trí đặt vòng. Quyết định giữ con, chị phải cẩn trọng rất nhiều, đi lại nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Sau 9 tháng 10 ngày, một bé trai chào đời nặng 3,3kg, khỏe mạnh hồng hào. Vì quá bất ngờ, các bác sỹ đã cho bé cầm vòng tránh thai để chụp ảnh kỷ niệm.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Nam giới giúp vợ chủ động tìm hiểu BPTT an toàn
Nghệ sỹ Quyền Linh cũng chia sẻ, việc có thai ngoài ý muốn để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho phụ nữ, đặc biệt là các bạn trẻ chưa kết hôn. Nhiều trường hợp sinh con không chủ động dẫn đến việc chưa chuẩn bị sẵn tâm lý, ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng sinh quá đông con, không đủ kinh tế để nuôi dạy con. Vì vậy, chúng ta cần chủ động ngừa thai để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta và gia đình.
Còn Cục trưởng Nguyễn Doãn Tú – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ thì việc vợ chồng hiểu được tránh thai là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Vì phòng tránh thai giúp hạn chế số con, không sinh quá nhiều để có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn, qua đó nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình.
GS.TS.BS Võ Minh Tuấn, Giảng viên cao cấp bộ môn sản phụ khoa, BV ĐH Y dược nói, ở phương Tây, khi gia đình sinh đủ số con mong muốn, nam giới sẽ tự nguyện triệt sản để giảm áp lực cho vợ, hoặc cùng vợ sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp với gia đình. Việc tránh thai cần có sự chia sẻ giữa vợ và chồng.
Chính vì vậy, câu chuyện về nam ca sỹ Hoàng Bách quyết định triệt sản để vợ đỡ khổ khiến cho cộng đồng mạng và fan hâm hộ không khỏi bất ngờ. Hoàng Bách cho biết, mình triệt sản nhằm mục đích dừng lại ở ba con cho vợ đỡ khổ vì phải sinh nở nếu mang thai ngoài ý muốn.
Các bác sỹ cho rằng, nam giới thắt ống dẫn tinh để giúp vợ tránh thai an toàn. Thủ thuật triệt sản này không biến đàn ông trở thành thái giám mà chỉ nhằm chặn đường đi của tinh trùng, bởi sau thủ thuận, nam giới vẫn quan hệ tình dục và xuất tinh bình thường, nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng nên không thể thụ thai. Đây là một tiểu phẩu dễ làm và phổ biến, bệnh nhân có thể xuất viện ngay sau đó vài giờ và tỷ lệ biến chứng cực kỳ thấp. Sau khi triệt sản mà muốn có con, bác sỹ có thể mở lại nút thắt để thực hiện chức năng thụ tinh bình thường.
Các biện pháp tránh thai an toàn hiện nay: Bao cao su (nam giới). Bao nữ giới. Vòng tránh thai. Thuốc uống tránh thai. Thuốc tiêm tránh thai. Thuốc diệt tinh trùng. Triệt sản.
Các phương pháp “kém hiệu quả”: Kiêng giao hợp âm đạo. Xuất tinh ngoài âm đạo. Tính vòng kinh. Cho con bú.
Đẩy trách nhiệm tránh thai cho vợ - chồng sai hay đúng?
Đầu năm 2020, thông tin ca sĩ Hoàng Bách quyết định triệt sản để vợ đỡ khổ trong chuyện sinh nở nếu chẳng may mang thai ngoài ý muốn đã trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Bởi lâu nay đẩy hết trách nhiệm tránh thai cho vợ là cách làm của phần lớn quý ông Việt Nam.
Ảnh minh họa.
"Trách nhiệm mặc định" của người vợ (!)
Quyết định chia sẻ vấn đề tránh thai với vợ đến với nam ca sĩ sau khi anh trực tiếp vào phòng sinh, chứng kiến vợ sinh con lần thứ ba vất vả, đau đớn. Trước đó hai vợ chồng ca sĩ khi biết tin mang bầu con thứ ba đều ngỡ ngàng, áp lực đè nặng bản thân một thời gian dài vì nhận thức việc sinh một đứa trẻ ra đời đồng nghĩa với việc phải nuôi dạy, lo cho con một cuộc sống tốt nhất trong khả năng có thể.
Ban đầu vợ ca sĩ Hoàng Bách có ý định sẽ triệt sản sau khi sinh con thứ ba, nhưng sau khi nam ca sĩ vào phòng sinh vượt cạn cùng vợ về, anh quyết định sẽ làm việc này thay vợ. "Có nhiều điều chúng ta coi là rất bình thường, là đương nhiên, như việc sinh sản của phụ nữ. Nhưng nếu đã một lần ở trong phòng sinh cùng vợ, chỉ một lần thôi, chứng kiến giây phút đau đớn đến tận cùng, nguy hiểm đến tận cùng ấy của người phụ nữ để ban tặng cho ta một đứa con... bạn sẽ thấy những điều tôi làm là quá nhỏ bé" - nam ca sĩ chia sẻ.
Hành động của ca sĩ Hoàng Bách được tất cả phụ nữ ủng hộ và đánh giá cao, nhưng ngược lại không phải người đàn ông nào cũng đồng tình. Xưa nay, trong mối quan hệ vợ chồng ở các gia đình Việt, nhiệm vụ này gần như được mặc định là trách nhiệm của người vợ. Câu chuyện xảy ra ở một trạm y tế xã tại Quảng Ninh đã minh chứng cho điều này.
Sau khi sinh con được 3 tháng, chị Hạnh đề nghị chồng sử dụng bao cao su để tránh thai nhưng anh không nghe và cho rằng việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là của phụ nữ. Thấy chồng nói vậy, chị Hạnh biết là không thể thay đổi được suy nghĩ của chồng.
Bản thân chị đang cho con bú nên không muốn dùng thuốc tránh thai, đặt vòng thì cơ thể chị không thích ứng buộc phải tháo ra. Thế nên khi con được gần tuổi thì chị Hạnh lại có thai. Biết vợ có thai, chồng chị muốn vợ đi phá, nhưng chị thương con nên không muốn. Hai vợ chồng dùng dằng mãi, khi chị Hạnh đến trạm y tế gặp bác sĩ thì thai đã lớn. Vừa khóc, chị Hạnh vừa kể lại câu chuyện chồng muốn phá thai...
Từ chối tránh thai là hình thức bạo lực gia đình
Hàng năm có tới 1/3 trong số các trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn Đây là con số được đưa ra tại lễ kỷ niệm lần thứ 13 Ngày Tránh thai Thế giới (26/9) vừa được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế tổ chức với thông điệp "Chủ động tránh thai, chủ động tương lai".
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, theo ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ thì việc vợ chồng hiểu được tránh thai là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Vì phòng tránh thai giúp hạn chế số con, không sinh quá nhiều để có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn, qua đó nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình.
Tránh thai là quyền lợi và trách nhiệm của cả vợ và chồng không phải là thông điệp của riêng ngành Y tế mà điều này cũng đã được luật hóa trong nhiều đạo luật liên quan đến hôn nhân gia đình và bình đẳng giới hiện hành. Một trong 9 mục tiêu cụ thể của Dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 là bình đẳng giới trong gia đình.
Luật Bình đẳng giới có quy định bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp... Tương tự, Luật Hôn nhân - Gia đình cũng nhấn mạnh việc vợ và chồng phải có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình thông qua điều luật về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân, gia đình.
Từ góc nhìn của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình thì một trong những hình thức bạo hành tinh thần trong gia đình là từ chối không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục...
Luật định đã rõ ràng như thế, nhưng trong thực tế, đẩy hết trách nhiệm tránh thai cho vợ đã và đang là cách làm của phần lớn quý ông Việt Nam. Nhiều ông chồng khi thấy vợ đi phá thai trách móc vợ là không biết tính toán, tránh thai là việc của đàn bà chứ có phải là việc của đàn ông. Về phần mình hầu hết chị em phụ nữ lại có suy nghĩ là các ông chồng không để ý chuyện tránh thai cũng chả sao, chứ mình thì phải để ý, vì có tội vạ gì cũng chỉ đàn bà phải chịu.
Do đó, cách đây hơn chục năm, điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong việc áp dụng các biện pháp hiện có tỷ lệ tham gia của nam giới chỉ chiếm hơn 10% và tin rằng hiện tại con số cũng không tăng thêm nhiều là mấy. Hệ quả của sinh nhiều con hoặc phá thai là tai biến, thậm chí tử vong, viêm nhiễm đường sinh dục... đều chỉ phụ nữ phải chịu đựng.
Từ góc độ của nhà tâm lý học, trao đổi với truyền thông, nhà nghiên cứu tâm lý học Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty tư vấn An Việt Sơn, bày tỏ quan điểm của mình rằng, nhiều phụ nữ Việt vẫn có tâm lý cam chịu và chiều chồng. Bởi vậy, chúng ta thường bắt gặp người phụ nữ đảm đang lo lắng cho chồng từ miếng ăn, giấc ngủ, chiếc quần, chiếc áo.
Với họ, chuyện phòng the cũng không phải ngoại lệ, khi bản thân phải gánh vác trách nhiệm lo lắng vấn đề tránh thai. Theo ông Nguyên An Chất, quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng cần có sự giao thoa, hòa hợp giữa hai người. Với đàn ông, chuyện thụ hưởng trong quan hệ tình dục vợ chồng luôn dễ dàng hơn phái nữ bởi chị em còn bị tác động rất lớn bởi yếu tố tâm lý, trong đó có cả câu chuyện tránh thai.
"Do đó, tôi nghĩ đàn ông nên là đối tượng chủ yếu sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để phụ nữ có cơ hội để hưởng thụ. Quan trọng hơn, đó còn là sự sẻ chia - yếu tố giúp mối quan hệ của các cặp đôi bền vững lâu dài. Đàn ông nên đóng vai trò là người đưa một nửa của mình "lên đỉnh núi" thay vì đứng trên núi nhìn xuống như lâu nay" - nhà nghiên cứu tâm lý học Nguyễn An Chất nhấn mạnh.
"Cám ơn chồng vì quyết định mạnh mẽ, dứt khoát của anh!"
Quay lại với câu chuyện của nam ca sĩ Hoàng Bách, anh không đơn độc trong quyết định chia sẻ vấn đề tránh thai với vợ. Thanh Thảo - vợ ca sĩ Hoàng Bách cho biết hai vợ chồng đã cùng nhau từ khâu tham khảo ý kiến, bàn bạc cho tới khâu quyết định và thực hiện.
"Hạnh phúc gia đình không bị ảnh hưởng sau quyết định này. Cám ơn chồng vì quyết định mạnh mẽ, dứt khoát của anh!", Thanh Thảo nói. Còn với câu chuyện của người phụ nữ tên Hạnh ở Quảng Ninh, khi thấy chị khóc vì lo lắng thai quá to không phá được, các bác sĩ động viên chị cứ yên tâm và khuyên chị ngày mai cùng chồng đến gặp họ.
Sau khi nghe bác sĩ phân tích tác hại của việc phá thai to, chồng chị đã thay đổi ý định và đồng ý không để vợ phá thai. Nhân tiện các bác sĩ nói để hai vợ chồng chị hiểu rằng việc kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của cả hai vợ chồng chứ không riêng gì của người vợ...
Trách nhiệm của cả vợ và chồng trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình cũng được đề cập tới trong Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ VH-TT&DL ban hành. Theo Bộ tiêu chí, 4 tiêu chí ứng xử trong gia đình là Tôn trọng - Bình đẳng - Yêu thương - Chia sẻ và không phải ngẫu nhiên mà Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến vấn đề bình đẳng đầu tiên, bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình.
Bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong mọi mặt đời sống đòi hỏi cả hai cá nhân cần nỗ lực để thực hiện mọi quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân như cùng chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; được bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.
Điều kì diệu về vận số của những đứa trẻ "trời cho" khi bố mẹ chủ động "kế hoạch" vẫn quyết chào đời Chuyên gia tâm linh cho rằng những đứa trẻ 'trời cho' khi bố mẹ đã chủ động kế hoạch bằng biện pháp tránh thai vẫn ra đời có nhân duyên rất lớn với gia đình. Chúng có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Trong cuộc sống hàng ngày ắt hẳn mọi người đâu đó nghe thấy những câu chuyện về việc cha...