Tranh Putin và Donald Trump hôn nhau gây sốt
Bức tranh thể hiện màn “khóa môi” giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và tỷ phú Donald Trump thu hút sự chú ý của đông đảo người dân Litva.
Chủ nhà hàng và họa sĩ bắt chước bức họa. Ảnh: NBC News
Hình ảnh ông Putin và ông Trump thân thiết mới đây xuất hiện trên tường của nhà hàng thịt nướng tại Vilnius, thủ đô Litva. Đây là tác phẩm của nghệ sĩ Mindaugas Bonanu, theo NBC News.
Cạnh bức tranh là dòng chữ “Khiến mọi thứ vĩ đại trở lại”, phỏng theo khẩu hiệu tranh cử của ông Trump là “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Theo Dominykas ekauskas, chủ nhà hàng, bức tranh hài hước biểu thị mối nghi ngờ về quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Mỹ. Anh cho biết tác phẩm sẽ được giữ trên tường nhà hàng trong vài tháng tới, và mọi người đều có phản ứng tích cực. Nhiều người còn chụp ảnh với bức tranh và có hành động âu yếm với nhau.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu cuối năm ngoái, Putin gọi Trump là “một nhân cách sáng, một người tài năng và không nghi ngờ gì về điều đó”. Tổng thống Nga cũng cho hay ông chào mừng quan điểm của Trump về hợp tác của Washington với Moscow.
Ông Trump sau đó nói với chương trình của MSNBC rằng ông đánh giá cao nhận xét của ông Putin. Hôm 8/5, tỷ phú Mỹ khẳng định mình yêu thích Tổng thống Nga và bày tỏ tin tưởng Washington và Moscow cải thiện quan hệ là điều tốt đẹp.
Khánh Lynh
Theo VNE
NATO tính tăng cường phòng thủ khu vực gần Nga
Chỉ huy quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương kêu gọi nâng cấp lực lượng tuần tra trên không ở các quốc gia Baltic thành lực lượng sẵn sàng chiến đấu, đủ khả năng phòng vệ trong chiến tranh.
Tướng Philip Breedlove. Ảnh: Reuters.
Một lực lượng đa quốc gia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang sử dụng 8 phi cơ tuần tra bầu trời ba quốc gia Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva. Chính sách trên không này ban đầu có 4 phi cơ và được bổ sung thêm sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
"Tôi nghĩ liên minh cần sẵn sàng cho nhiệm vụ phòng không và tất nhiên chúng tôi đang xem xét khả năng này", Reuters dẫn lời Philip Breedlove, chỉ huy quân sự NATO, hôm nay phát biểu với báo giới tại Vilnius, thủ đô Litva. "Chính sách trên không và phòng không là dành cho hai tình huống khác nhau. Chính sách trên không là nhiệm vụ thời bình".
Một lực lượng khoảng 600 lính Mỹ đã có mặt tại các quốc gia Baltic và Ba Lan từ tháng 4/2014. Các nước đồng minh NATO khác luân phiên nhau đóng góp lực lượng bổ sung.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài phát biểu tại Estonia năm 2014 nói NATO sẽ giúp đảm bảo sự độc lập của ba nước Baltic. Ba nước Baltic, đều gia nhập NATO và Liên minh châu Âu, đề nghị NATO điều động lực lượng quy mô tiểu đoàn thường trực trên lãnh thổ mỗi nước. Một tiểu đoàn NATO thường bao gồm từ 300 đến 800 binh sĩ.
"Chúng tôi không còn muốn lực lượng đa quốc gia hiện diện chỉ như biện pháp trấn an hoặc vì tầm nhìn chính trị. Chúng tôi muốn có các lực lượng răn đe, hiểu rõ họ sẽ tham chiến trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công thông thường", Bộ trưởng Quốc phòng Litva Jonas Zukas nói.
Theo ông Zukas, phòng không đang là vấn đề thực sự bởi rõ ràng "trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự thì chỉ 4 hoặc 8 phi cơ vẫn chưa đủ".
Nga phủ nhận có ý định tấn công các quốc gia Baltic, khẳng định việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea là hợp pháp. Moscow cũng bác cáo buộc đang vũ trang cho phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Vị trí ba quốc gia Baltic. Đồ họa: World Atlas.
Như Tâm
Theo VNE
Lữ đoàn hỗn hợp Litva, Ba Lan và Ukraine sẵn sàng tác chiến vào năm 2017 Ngay 25-1, Bô trương Quôc phong Ba Lan Antoni Macierewicz cho biêt, môt lư đoan hôn hơp gôm cac đơn vi tư cac nươc Litva, Ba Lan va Ukraine se đươc đưa vao hoat đông đây đu tư năm 2017. "Tât ca 3 đơn vi đêu phôi hơp tac chiên tôt, va co nhưng cơ hôi rât lơn cho thây lư đoan nay...