Tranh nhau “hôi” bom bi, bán sắt vụn
Phát hiện lượng lớn bom bi, rất nhiều người đã tranh nhau nhặt, đem bán sắt vụn
Vẫn còn hàng trăm quả bom bi vẫn nằm nguyên tại hiện trường
chưa được các cơ quan chức năng thu gom, xử lý
Hiện trường phát hiện hàng trăm quả bom bi nói trên nằm tại một công trường xây dựng thuộc địa bàn làng Thượng, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Được biết biết công trường này do một đơn vị đang thi công san lấp mặt bằng để xây trại chăn nuôi lợn. Ngày 10-5, trong lúc máy móc đang thi công, một số công nhân bất ngờ phát hiện số lượng hàng trăm quả bom bi và mìn nằm dưới lòng đất. Sau khi phát hiện bom, rất nhiều người dân đã tranh nhau nhặt đi số lượng lớn bom bi để bán sắt vụn. Sự việc chỉ được dừng lại khi có người của đơn vị thi công đứng ra ngăn cấm, cảnh báo nguy hiểm.
Video đang HOT
Máy móc vẫn thản nhiên làm việc bất chấp nguy hiểm
Cho đến chiều ngày 12-5, hai ngày sau khi phát hiện số bom trên, khi phóng viên có mặt tại công trường thì vẫn còn hàng trăm quả bom nằm vung vãi tại các hố của công trình mà chưa hề được cơ quan chức năng thu gom, tháo gỡ. Theo quan sát của phóng viên, phần lớn những quả bom này đã bị hen gỉ. Tuy nhiên lẫn trong đó vẫn còn rất nhiều quả có vỏ sáng loáng. Quanh đó là các máy xúc, máy ủi, công nhân vẫn thản nhiên làm việc.
“Bom cũ rồi không nổ được nữa mô, sợ gì…”, nhiều công nhân tại đây thản nhiên cho biết.
Theo phán đoán của nhiều người thì số lượng bom này còn sót lại từ thời chiến tranh do quân Mỹ thả xuống.
Bom bi là loại sát thương cao, và có thể phát nổ khi đã nằm trong lòng đất hàng chục năm. Đề nghị cơ quan chức năng địa phương, người có trách nhiệm sớm vào cuộc giải quyết tình trạng này. Tránh để xảy ra tại nạn đáng tiếc.
Theo ANTD
Vụ hai cháu bé chết đuối: Dân "tố" đơn vị thi công
Người dân và đại diện chính quyền cơ sở đều khẳng định, đơn vị thi công tuyến đường 11 là liên danh LICOGI và CAPTRACO không chỉ "quên" đảm bảo ANTT mà còn thông tin sai sự thật.
Bà Thanh khẳng định công trường không có biển báo nguy hiểm hay hàng rào cấm
Một ngày sau khi ông Vũ Tuấn Dương - đại diện đơn vị thi công khẳng định không dùng máy xúc để đào sâu đoạn mương vừa xảy ra vụ chết đuối thương tâm và việc không có biển báo nguy hiểm tại công trường là do bị kẻ gian lấy cắp thì trưa 20-3, hàng chục người dân trú tại đội 7, thôn 10, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã có mặt tại hiện trường để tiếp tục bày tỏ những bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Thanh, người đến đây lập nghiệp từ khi thôn 10 còn là Nông trường 1A (thuộc Tổng cục hậu cần) cho biết: "Khi dự án khởi công, ngày nào tôi cũng đưa con đi học qua công trường, cả hai đầu làm gì có hàng rào, biển báo nguy hiểm. Lũ trẻ con vào đá bóng cứ đi tuồn tuột như vào bãi đất không". Theo lời bà Thanh, khu vực này trước đây là đất ruộng. Tuy nhiên là nền đất cao, luôn thiếu nước chứ không phải là đầm lầy như báo cáo của đơn vị thi công.
Vết máy xúc vẫn còn nguyên tại khu vực xảy ra vụ tai nạn
Anh Hoàng Duy Tốt (hàng xóm nhà cháu Quân Anh) cũng cho rằng: "Đơn vị thi công cố tình thông tin sai với báo chí nhằm trốn tránh trách nhiệm". Bởi theo người dân địa phương, gia đình anh Tốt thường xuyên phơi sắn tại khu vực này. Nếu có lực lượng bảo vệ hay biển cấm thì không ai có thể đi vào công trường. Về thông tin đơn vị thi công đã dùng điện chiếu sáng để đảm bảo ANTT vào ban đêm, anh Tốt khẳng định: "Đó là đèn thắp sáng của một hộ dân nuôi cá tại hố chứa nước trong công trình. Thực tế tuyến đường đã làm gì có điện. Họ (gia đình nuôi cá) phải mắc nhờ nguồn điện từ một trạm biến áp của thôn".
Trao đổi với ANTĐ, ông Vũ Văn Đơn - Trưởng thôn 10, xã Thạch Hòa cũng cho biết: "Gần tết tôi hay đi qua công trường để vào Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc nên nếu có bảo vệ hay điện chiếu sáng thì tôi phải biết chứ. Còn hàng rào bằng củi thì đã được dựng từ lâu nhưng để chắn đoạn đường bị máy xúc khoét sâu, hoàn toàn không cấm người ra vào".
Người dân dùng sào tre đo độ sâu đoạn mương
Theo ghi nhận của PV ANTĐ, ngoài một góc đồi chè bị xới tung thì tại khu vực xảy ra vụ tai nạn làm chết 2 cháu Đỗ Công Vinh và Lê Quân Anh vẫn còn xuất hiện nhiều vết "răng" máy xúc. Một số người dân đã dùng sào tre để đo độ sâu đoạn mương này. Đoạn mương nước rộng hơn 1m nhưng sâu ngập đầu người. Trong khi đó, ông Mai Duy Hùng - Trưởng CAX Thạch Hòa, huyện Thạch Thất cho biết chưa ghi nhận bất kỳ vụ mất cắp tài sản nào tại công trình xây dựng tuyến đường 11. "Do đây là tuyến đường nội bộ nên đơn vị thi công chỉ chú trọng bảo vệ máy móc, tài sản còn việc lập hàng rào, biển cấm, biển báo nguy hiểm thì gần như không có" - ông Mai Duy Hùng thông tin.
Theo ANTD
Thứ 7, cho máy xúc phá hoại rẫy cà phê của dân Tin từ công an xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cho biết đang tạm giữ tại hiện trường một chiếc máy xúc lớn - là phương tiệp được dùng để hủy hoại tài sản công dân. Trước đó, vào chiều hôm qua (thứ 7, ngày 17/3), sau khi đi ăn cưới về, ông Võ Khắc Nga, thôn Ninh Hòa, xã Ninh...