Tranh nhau bỏ tiền triệu mua thịt “ông trâu”
28 “ông trâu” lực lưỡng gặp nhau tại lễ hội Chọi trâu Hải Lựu ( Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Kết thúc lễ hội, trâu thắng trâu thua đều bị xẻ thịt và được bán với giá “cắt cổ”, đem lại cho chủ trâu bộn tiền.
Hội chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên (tức cách nay khoảng 2.200 năm), đầu thời Bắc thuộc. Khi đó, Thừa tướng Lữ Gia đóng quân ở vùng núi Long Động – Lập Thạch chống lại quân Hán. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ và dân chúng. Trâu sau khi chọi được giết để khao thưởng ba quân. Kể từ đó, hội chọi trâu được nhân dân lưu truyền qua nhiều đời, dần dần trở thành một cổ tục truyền thống của địa phương.
Hàng nghìn người đổ về Hải Lựu xem các “ông trâu” đấu sừng.
Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu 2013 diễn ra trong hai ngày 25 – 26/2. Tham gia lễ hội năm nay có 28 ông trâu của 19 thôn và 9 tổ chức, đoàn thể trong xã Hải Lựu.
Trong ngày đầu khai hội đã diễn ra 14 cặp đấu hấp dẫn, có trận kéo dài trên 30 phút. 14 “ông trâu” thắng trận sẽ tiếp tục đọ sức trong các vòng đấu 1/8, bán kết, tứ kết, chung kết.
Người dân Hải Lựu tin rằng, làng nào giành thắng lợi thì làng đó mùa màng bội thu, người dân trong làng mạnh khỏe, may mắn. Chính vì thế, ai ai cũng mong “ông trâu” của làng mình giành chiến thắng.
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm nay thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân địa phương về tham dự. Sân chọi được đóng cọc bao ken dày chắc chắn. Từng cặp trâu được đưa vào sân. Hàng nghìn người xem vây quanh. Những ai “thần kinh thép” mới dám đứng gần hàng cọc. Nhiều người đứng từ xa xem chọi trâu phòng trường hợp các ông trâu lúc đang “sôi máu” húc đổ cả hàng rào, xông ra ngoài.
Ngay từ những cặp đấu đầu tiên, không khí sân chọi đã không ngừng “ nóng” lên bởi tiếp reo hò của hàng nghìn người cùng những cú đấu sừng chan chát. Những đòn “hổ lao”, “táng hầu”, “móc mắt” của các ông trâu mộng khiến hàng nghìn khán giả vừa phấn khích lại vừa khiếp sợ.
Nhiều cặp đấu cân sức diễn ra suốt nửa giờ đồng hồ. Các “ông trâu” quần nhau tung tóe bùn đất. Nhưng cũng có những cặp đấu chỉ diễn ra trong vài phút. Sau vài cú đọ sừng, một “ông trâu” đuối sức tìm đường tháo chạy nhưng vẫn không thoát khỏi sự truy đuổi của đối thủ. Chỉ đến khi chủ trâu cùng ban tổ chức bất chấp nguy hiểm lao vào giải cứu, “ông trâu” thua cuộc mới được đưa ra khỏi sới.
Thế nhưng, các “ông trâu” chiến thắng cũng không có nhiều thời gian để nhấm nháp chiến công bởi cả trâu thắng cuộc lẫn trâu thua cuộc đều bị làm thịt ngay sau khi cuộc thi chọi kết thúc. Đây là thời điểm các chủ trâu “hốt bạc” sau suốt một năm ròng chăm bẵm trâu chọi.
Hàng chục phản thịt trâu được mở ngay tại lễ hội để phục vụ du khách. Với quan niệm đi xem chọi trâu mà ăn được thịt trâu chọi, nhất là những “ông trâu” đạt giải cao thì khỏe mạnh, may mắn cả năm nên ai cũng cố mua bằng được dù giá đắt “cắt cổ”.
Chức vô địch năm nay đã thuộc về “ông trâu” số 10 của ông Đỗ Duy Hùng, trú tại thôn Đồng Chủ với giải thưởng là 40 triệu đồng. Giải nhì 35 triệu đồng thuộc về “ông trâu” số 17 của ông Đoàn Công Khôi, thôn Dừa Cả. Đồng giải ba là trâu số 16 và 21, mỗi giải nhận được 15 triệu đồng.
Video đang HOT
Cả các ông trâu thắng cuộc và thua cuộc đều bị mổ thịt bán ngay tại sân chọi. Thịt trâu chọi được bán với giá “cắt cổ” nhưng vẫn rất đông người mua.
Thịt trâu chọi đạt giải được hét đến chóng mặt. 1kg thịt trâu chọi thua cuộc được bán với giá 500 nghìn đồng. Với thịt “ông trâu” đạt giải ba, giá tăng lên 1 triệu đồng/kg. 2 triệu đồng/kg thịt trâu đạt giải nhì và 3 triệu đồng/kg thịt trâu đạt giải nhất. Trong khi cách sới chọi trâu khoảng 1km, giá thịt trâu đường được bày bán la liệt chỉ có 200 nghìn/kg.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, du khách Hà Nội vừa chen chân mua 1kg thịt ông trâu đoạt giải nhất vừa chia sẻ: “3 triệu đồng/kg thịt trâu giải nhất kể cũng đắt thật nhưng tôi vẫn cố gắng mua về cho cả gia đình cùng thưởng thức thử. Không phải lúc nào cũng có điều kiện mua được thịt trâu này. Trong số cả trăm con mới chọn được một con nên chắc thịt sẽ ngon và ăn vào sẽ gặp nhiều may mắn”.
Tuy nhiên, nhiều vị khách cũng “lắc đầu lè lưỡi”, cho rằng thịt trâu nào chả như nhau.
Dưới đây là một vài hình ảnh tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu:
2 ông trâu “chào nhau” trước khi tham chiến.
Sau hiệu lệnh của trọng tài, cả 2 trâu chọi lao vào nhau sống mái.
Một ông trâu bỏ chạy vẫn không thoát khỏi đối thủ.
Ban tổ chức phải vào sới can thiệp mới giải cứu được trâu thua.
Khán giả phấn khích xem chọi trâu
Theo Dantri.
Hãi hùng thịt trâu chọi Hải Lựu
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) năm 2013 có 28 ông Cầu (cách gọi trâu chọi nơi đây) bị đưa tới thi đấu. Sau đó, toàn bộ các ông Cầu được làm thịt "ngay tại trận" để du khách thưởng thức.
Không chỉ nổi tiếng ngon, thịt trâu chọi Hải Lựu còn nổi tiếng là đắt và... bẩn.
Năm nay, để đảm bảo thịt trâu chọi không bị "độn" thịt giả trâu chọi, Hải Lựu đã sử dụng một khu sân của UBND xã làm nơi thịt và bán trâu chọi. Do số trâu thi đấu đông, nên số lượng trâu thịt trâu trong hai ngày khá lớn, lượng người đến tham quan tăng, khu thịt trâu chọi rất mất vệ sinh.
Các ông Cầu tham gia lễ hội chọi trâu thi đấu rất hăng hái
Để thịt trâu, các thợ thịt buộc hai dây điện vào mũi trâu, sau đó đóng cầu dao. Bị luồng điện giật, những ông Cầu to sừng sừng nằm chổng vó bốn chân lên trời.
Có trường hợp giật lần thứ nhất ông Cầu không chết mà đứng dậy, khiến du khách đang đứng xung quanh được một phen kinh hồn sợ vì sợ ông Cầu điên lên. Phải sau 3 lần giật điện, các thợ thịt trâu mới hạ được ông Cầu này trong sự kinh hãi của nhiều dân địa phương lẫn du khách - trong đó có rất nhiều trẻ em.
Tất cả các ông Cầu đều bị làm thịt. Cảnh "hạ" ông Cầu bằng điện khiến nhiều người tò mò kinh hãi
Tại bãi mổ trâu ngày trưa ngày 26/2/2013, chất thải của những ông Cầu làm thịt trước nằm chất đống trên nền sân bê tông rộng chừng 25m2. Cứ làm thịt xong ông Cầu này, lại đến lượt ông Cầu khác tới số. Các thợ thịt trâu "xả" thịt ông Cầu ngay bên cạnh những đống nước thải.
Ngay sau khi chết, trâu chọi sẽ chọc lấy tiết
Bí quyết ngon: "Không được rửa" (!)
Một người bán thịt trâu chọi cho biết; "Bí quyết để thịt trâu ngon là không được rửa, nếu rửa thịt sẽ mất không còn ngọt và thơm"!
Máu trâu vương vãi trên nền, nước thải từ quán và một nhà vệ sinh ăn gần đó chảy ngang qua bãi mổ bốc mùi tanh hôi. Cộng với thời tiết buổi sáng trời mưa phùn, người đi lại nhiều khiến xung quanh bãi mổ trâu, đất lẫn phân nát như bùn và vương vãi khắp bãi mổ trâu.
Phân và hố nước thải bốc mùi tanh hôi
Nước thải của một nhà vệ sinh cạnh khu mổ trâu chảy qua
Khu sơ chế "lục phủ ngũ tạng" của các ông Cầu được bố trí ở cuối bãi, nhưng các thợ thịt trâu vô tư chế biến trên sàn đầy đất và nước thải.
Bên cạnh đó là hố đựng nước thải đen sì, bọt liên tục sủi lên bốc mùi hôi thối. Một số nơi, thịt trâu được bày bán ngay dưới mặt đất dù xung quanh có rất nhiều người qua lại. Năm nay, một kg thịt của ông Cầu đạt giải nhất có giá 3 triệu đồng.
"Khuất mắt trông coi", những quán đặc sản thịt trâu trọi" (chọi - !) vẫn rất đông du khách vào ăn
Quang cảnh mất vệ sinh như đó cũng không làm các thực khách đang thưởng thức ẩm thực thịt trâu Hải Lựu gần đó thay đổi suy nghĩ. Những tô bún bốc khói ngun ngút vẫn được bưng ra, và mọi người vẫn vào ăn rất đông.
Anh Thắng, một du khách đến từ Hà Nội lắc đầu: "Đúng là "khuất mắt trông coi", nếu không tận mắt chứng kiến cảnh mổ trâu thì ai cũng thấy món thịt trâu Hải Lựu này ngon".
Theo 24h
Tuyệt kỹ luyện trâu chọi Thức ăn của trâu chọi ngoài cỏ voi, rơm, cây ngô, còn phải bổ sung mật mía, lúa xay nát, thuốc B1 và cả bia. Để kích trâu sung và hăng, chủ phải luyện các thế võ cho trâu như hổ lao, móc mắt và cáng hầu. Được khôi phục từ năm 2002, cứ đến ngày 16-17 tháng giêng âm lịch hằng năm...