Tránh mệt mỏi trong năm mới
Hãy cùng kiểm tra chỉ số mệt mỏi của bạn trong năm qua để đón chào năm 2011 tràn đầy sức sống và sức khỏe:
Test chỉ số mệt mỏi của bạn (Mỗi câu trả lời có là 1 điểm)
Kết quả:
Dưới 5 điểm: Bình thường
6-10 điểm: Hơi mệt mỏi, hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh nhịp độ công việc.
11-20 điểm: Bạn cần tìm bác sĩ để tìm cachs giảm bớt sự căng thẳng.
21-30 điểm: Ở mức độ này, nếu không có chế độ nghỉ ngơi kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ.
5 bước giúp giải tỏa mệt mỏi:
Video đang HOT
1. Ngủ đủ giấc: Khi ngủ, chức năng miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động. Sự kích thích của thuốc với giấc ngủ và hệ thống tế bào miễn dịch là như nhau, vì vậy ngủ không đủ giấc hay giấc ngủ không sâu sẽ giảm thiếu tế bào trong cơ thể. Một giấc đủ sâu sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
2. Vận động thích hợp: Kiên trì vận động giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nên tập ba lần một tuần, mỗi lần 30-45 phút, ngoài ra giúp cơ tim hoạt động tốt hơn. Duy trì trong 3 tháng sẽ giúp bạn khỏe hơn, khả năng miễn dịch tăng lên. Không nên vận động quá sức gây ức chế hệ miễn dịch.
3. Tâm trạng thoải mái, giải tỏa áp lực: Cảm xúc của con người có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch, khi tâm trạng thoải mái có thể nâng cao khả năng miễn dịch. Căng thẳng và cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và tổn hại hệ miễn dịch.
4. Thiền: Nghiên cứu khoa học cho thấy, ngồi thiền có tác dụng nhất định với tâm sinh lí cơ thể như thở chậm, chức năng thần kinh giao cảm hạ thấp, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu tiêu hoa và tích trữ năng lượng, điều tiết hệ thống miễn dịch, có lợi cho hệ thần kinh, trao đổi chất và sức khỏe cơ thể.
5. Cân bằng chế độ ăn uống: Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sụng kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết, sẽ cải thiện hệ miễn dịch. Việc thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thống miễn dịch. Vì vậy, để cơ thể hấp thụ tốt các loại dinh dưỡng khác nhau, cần có chế độ ăn uống thích hợp và phong phú.
Hạnh Phúc
Theo Dân Trí
Những hình phạt đáng sợ thời cổ xưa
Ở thời trung cổ, con người chỉ cần phạm phải sai lầm là sẽ phải chịu những hình phạt tàn nhẫn và đẫm máu như tự rạch bụng, thiến, cắt chân,...
Tự mổ bụng moi ruột
Thường được gọi với tên "Harakiri" - một hình thức nghi lễ tự tử của Nhật Bản. Harakiri được thực hiện bởi binh lính xuất thân từ lớp Samurai như bằng chứng của lòng trung thành, danh dự võ sĩ đạo.
Samurai - Võ sĩ kiếm đạo Nhật
Đó là hình thức đã được samurai tự nguyện sử dụng để được chết trong danh dự khi bị rơi vào tay kẻ thù, hoặc như một hình thức của hình phạt tử hình đối với những Samurai phạm tội nghiêm trọng. Họ tự dùng dao mổ bụng mình và chờ một giọt nước mắt rơi xuống thì sẽ bắt đầu moi ruột ra. Nếu ai la hét hoặc khóc thì người đó sẽ bị mang đi chặt đầu ngay lập tức.
Thiến
Là cắt bỏ cơ quan sinh dục của người đàn ông làm cho họ bị mất khả năng sinh sản, hay còn được gọi là thái giám hay công công. Không chỉ được tuyển dụng hàng năm để làm việc như người giúp việc trong hoàng cung, đây cũng bị coi là một hình phạt truyền thống trong lịch sử Trung Quốc.
Bó chân
Đó là những đôi chân của các cô gái trẻ và phụ nữ ở Trung Quốc vào khoảng từ thế kỷ thứ 10 và nửa đầu thế kỷ 20.
Hình hài bàn chân kỳ lạ
Các ngón chân bị bó chặt và ngâm trong hỗn hợp các loại thảo mộc và máu động vật. Sau một thời gian chúng bị teo lại và được họ gói trong các băng ướt và mang đi sấy khô. Hiện tượng này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, nghiêm trọng hơn có thể bị hoại tử. Các nhà nghiên cứu vẫn không thể lí giải vì sao lại có hiện tượng này nhưng họ chác chắn những người này đã phải chịu sự đau đớn tột cùng.
Đấu kiếm, đấu súng
Khi bạn xúc phạm một ai đó trong xã hội phương Tây từ thế kỉ 11 đến thế kỷ 20 thì bạn sẽ phải tham gia một trận đấu kiếm hoặc đấu súng. Các trận đấu thường được diễn ra với mục đích để khôi phục lại danh dự của một con người, bằng cách chứng minh rằng họ sẵn sàng chết để bảo vệ danh dự của mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thiền và sức khoẻ Trên thực tế, người thầy thuốc chỉ có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ, chỉ có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Do vậy mà dù khoa học y học ngày càng phát triển với những thành tựu đáng kinh ngạc nhưng cũng chỉ là manh mún và thiếu sót, tình trạng tâm...