Tranh luận trực tiếp – phép thử của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ
Hai ngày nữa, tại Mỹ sẽ chính thức khởi động vòng tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên Tổng thống: Barack Obama và Mitt Romney. Dù không mang tính đấu loại trực tiếp, nhưng đây được xem như phép thử trước khi hai bên bước lên “sàn đấu” chính thức ngày 6/11 tới.
Đương kim Tổng thống Barack Obama và ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney – ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới?
Mặc dù đang giành được nhiều sự ủng hộ hơn đối thủ, song đương kim Tổng thống Obama vẫn phải vật lộn để khôi phục những cảm xúc mạnh mẽ và sự hứng khởi mà dân chúng từng dành cho ông cách đây 4 năm, yếu tố quyết định giúp ông thẳng tiến vào tòa Bạch Ốc trên đồi Capitol.
Trong khi đó, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney cũng đang nỗ lực nắm bắt cơ hội cuối cùng, cũng là cơ hội tốt nhất, để “tiếp lửa” cho chiến dịch tranh cử của mình sau tháng 9 với nhiều thất bại không mong muốn.
Theo kế hoạch, cuộc tranh luận đầu tiên sẽ diễn ra ngày 3/10 tại Denver với chủ đề chính tập trung vào các chính sách đối nội. Tiếp đó, ngày 16/10, hai ứng cử viên sẽ tiếp tục tranh luận tại Hempstead ở thành phố New York trước khi có cuộc tranh luận cuối cùng tại Boca Raton ở bang Florida vào ngày 22/10 tới.
Trong khi đó, hai “phó tướng” của ông Obama và Romney là Phó Tổng thống Joe Biden và TNS Paul Ryan cũng sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp riêng vào ngày 11/10 ở Danville, bang Kentucky.
Trong số hàng trăm lần xuất hiện trong các chiến dịch tranh cử, hàng nghìn các chương trình quảng cáo chính trị và hàng tỷ USD đầu tư vào cuộc tranh cử, các cuộc tranh luận trực tiếp là thời khắc mang tính quyết định nhất. Dự đoán mỗi cuộc tranh luận sẽ thu hút khoảng 50 triệu người theo dõi, lượng khán giả lớn nhất trong năm nếu chỉ tính trong lĩnh vực chính trị. Điều này càng làm tăng thêm tầm quan trọng và gay cấn của các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình.
Tạo hứng khởi cho gương mặt cũ
Trong vòng tranh luận trực tiếp, ông Obama có một lợi thế rất lớn trước đối thủ khi ông đang ở vị trí đương kim Tổng thống, có thể tiếp cận mọi nguồn thông tin cần thiết để phục vụ cho các lập luận đanh thép của mình nhằm nuôi dưỡng giấc mơ lưu lại Nhà Trắng nhiệm kỳ hai.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, lợi thế này cũng chính là trở ngại đối với Obama khi ông không còn là gương mặt mới như trong cuộc tranh cử năm 2008. Các cử tri Mỹ sẽ trông đợi ở ông nhiều hơn, sẽ có cái nhìn khe khắt hơn và khó có thể dành cho ông hai chữ “cảm thông” nếu như ông tỏ ra thiếu sức thuyết phục.
Vì vậy, trong các vòng tranh luận trực tiếp bắt đầu từ thứ Tư tuần này, ông phải thuyết phục những cử tri Mỹ còn nhiều hoài nghi rằng trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông có đủ quyết tâm và khả năng hoàn thành nốt những gì không kịp thực hiện trong nhiệm kỳ đầu, đồng thời sẽ nỗ lực khôi phục hoàn toàn kinh tế Mỹ. Sự thuyết phục này chỉ có được khi ông Obama chứng minh được rằng ông có câu trả lời thực sự cho những vấn đề chưa được giải quyết cũng như những vấn đề còn nhiều bất ổn.
Trước đó, trong nhiều cuộc vận động tranh cử tại các bang, ông Obama từng cam kết và hứa hẹn rằng nếu các cử tri Mỹ cho ông thêm một cơ hội nữa, ông sẽ không chỉ làm “thay đổi” (Change) nước Mỹ mà sẽ đưa đất nước “tiến lên phía trước” (Forward) đúng như khẩu hiệu tranh cử lần này.
Tạo niềm tin cho gương mặt mới
Trong khi đó, dù có xuất phát điểm thấp hơn chút đỉnh cho với đối thủ Obama, song ứng cử viên Romney của đảng Cộng hòa không được phép tỏ ra yếu thế, chí ít là trong biểu hiện bên ngoài.
Ông Romney sẽ phải tận dụng tối đa “sự mới mẻ” của mình để gây ấn tượng với các cử tri, làm cho họ tin tưởng rằng ông là lựa chọn đáng tin cậy cho vị trí tổng thống và rằng, ông có kế hoạch tốt hơn để củng cố nền kinh tế.
Video đang HOT
Nói cách khác, ông Romney cần thể hiện “tính cách và sự chín chắn phù hợp với vị trí Tổng thổng của nước Mỹ”.
Trong một tuyên bố mới đây, chính trị gia, doanh nhân 65 tuổi này miêu tả mình sẽ là “chỉ huy trưởng sẵn sàng chèo lái nước Mỹ thành quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng”. Cựu Thống đốc bang Massachussettes cũng tuyên bố sẽ ưu tiên cao nhất cho vấn đề tạo việc làm, thúc đẩy doanh nghiệp tự do, cắt giảm nợ công hiện đã lên mức kỷ lục 16.000 tỷ USD và cải thiện quan hệ với Israel nếu ông được bầu làm Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Và những cái khó của cả hai
Theo kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 24/9/2012 của trường Đại học George Washingto, Tổng thống Obama hiện đang dẫn trước đối thủ Mitt Romney với tỷ lệ 50% – 47%. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Obama đạt ngưỡng quan trọng 50%, trong khi tỷ lệ cử tri có thiện cảm với ông Romney đã giảm từ 49% xuống 47%.
Theo Giáo sư Wayne Fields chuyên nghiên cứu thuật hùng biện chính trị của trường Đại học Washington ở St.Louis dù lớn tiếng chỉ trích Obama song các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tới đây sẽ là nhiệm vụ không dễ dàng đối với “tân binh” Mitt Romney.
“Xét trên nhiều khía cạnh, ông Romney đang chịu nhiều gánh nặng hơn. Câu hỏi đặt ra hiện nay là không hiểu ông ấy đã sẵn sàng cho công việc này chưa?”, Giáo sư Fields băn khoăn.
Ý thức được thế khó của ông Romney, đảng Cộng hòa đang tỏ ra rất lo lắng nếu như ứng cử viên của của mình không giành được chiến thắng, hay chí ít là ấn tượng tốt đẹp, trong cuộc tranh luận đầu tiên mang tính quyết định này. Bởi theo nhận định của đảng Cộng hòa cũng như các nhà phân tích chính trị kỳ cựu, nếu bị thất thế ngay trong “buổi ra quân” đầu tiên, ông Romney sẽ tiếp tục đà đi xuống và đánh mất cơ hội lấy lại được động lực cho các buổi “khẩu chiến” tiếp theo.
Các nhà tài trợ và các chiến lược gia cũng lo ngại khả năng sẽ có một số thành viên trong đảng Cộng hòa, vì quá thất vọng trước những thành tích nghèo nàn của ông Romney trong thời gian qua, sẽ quay sang chỉ trích ông hay thậm chí quay lưng lại với ông khiến Romney càng mất tinh thần trước khi bước vào trận quyết đấu.
Theo Steve Lombard, chuyên gia thăm dò dư luận của đảng Cộng hòa và là người từng làm việc cho Romney năm 2008, ông Romney đang chịu áp lực cao hơn so với Tổng thống Obama trong các cuộc tranh luận sắp tới.
“Ông Romney không những phải làm tốt mà còn cần phải giành chiến thắng quyết định. Nếu Romney chỉ làm ngang bằng với đương kim Tổng thống thì điều đó là chưa đủ”, ông Lombard nói.
Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây, ông Obama đang giành được thành công tại những bang có tính cạnh tranh cao nhất. Do đó, ông Romney phải đối mặt với nhiều áp lực hơn nhằm đảo ngược tình thế trong các cuộc tranh luận trực tiếp, đặc biệt là tại các bang còn dao động. Theo luật bầu cử Mỹ, các bang dao động (chưa quyết định sẽ ủng hộ đảng Dân chủ hay Cộng hòa) sẽ quyết định kết quả cuộc tranh cử Tổng thống vì Tổng thống được lựa chọn thông qua các cuộc đua ở từng bang chứ không phải do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra.
Trong bối cảnh các cuộc bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu vắng mặt đang được thực hiện ở hơn một nửa số bang tại Mỹ, bất kể ấn tượng nào được tạo ra trong các cuộc tranh luận cũng sẽ trở thành những ấn tượng cuối cùng và những gì các ứng cử viên nói ra chắc chắn sẽ trở thành đề tài thu hút được sự quan tâm lớn nhất.
Thế nhưng đôi khi nội dung nói chưa chắc đã quan trọng bằng cách nói.
“Thị giác bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm hơn thính giác. Chúng ta thường có xu hướng nhớ những gì mà chúng ta nhìn thấy lâu hơn là những ngôn từ mà chúng ta nghe được”, Giáo sư Alan Schroeder của trường Đại học Đông Bắc, người đang viết cuốn sách về lịch sử các cuộc tranh luận trong tranh cử Tổng thống Mỹ nói.
“Các ứng cử viên tươi cười hay nhăn nhó, tấn công một cách tự tin hay chỉ phòng thủ, nói bằng giọng sang sảng hay căng thẳng, tất cả sẽ được người xem chú ý. Điều này đặc biệt đúng đối với những cử tri còn do dự chưa biết lựa chọn ứng cử viên nào, cũng như những cử tri sẵn sàng thay đổi sự lựa chọn của họ”, Giáo sư Schroeder nói thêm.
Patti Wood, chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể làm việc tại Atlanta, cũng cho rằng, bên cạnh những cử tri kiên định với lựa chọn của mình cũng sẽ có những người đi theo xu hướng ít tính đảng phái hơn.
“Với những người còn đang lo ngại cho cuộc sống của họ và những người cảm thấy không được an toàn, họ sẽ chọn người có sức lôi cuốn hơn”, bà Wood nhận định.
Cũng theo bà Wood, về mặt này, cả hai ứng cử viên đều có những thách thức lớn cần vượt qua.
“Ông Obama, 51 tuổi, gần đây tỏ ra rất mệt mỏi và căng thẳng. Còn ông Romney, 65 tuổi, lại không thể tỏ ra mãnh mẽ và giỏi giang hơn”, bà nói.
Tất nhiên, nếu đánh giá một cách tổng quan, cả ông Obama và Romney đều là những nhà tranh luận giỏi và có kinh nghiệm. Cả hai người đều tỏ ra đánh giá cao đối thủ, đề cao kỹ năng của người kia và đánh giá thấp khả năng tranh luận của chính mình.
Trong một phát biểu gần đây, ông Romney đã miêu tả Tồng thống Obama là “người có khả năng thể hiện quan điểm” trong các cuộc tranh luận năm 2008. Tuy nhiên, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa cũng nói thêm rằng ông Obama “không thể giành chiến thắng chỉ bằng lời lẽ, bởi những thành tích của ông mới là điều chúng ta quan tâm”.
Đáp lại, bà Jen Psaki – phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông Obama – cũng nói rằng ông Romney đang “tập trung hơn bất kỳ ứng cử viên Tổng thống nào trong lịch sử hiện đại” để chuẩn bị cho các cuộc tranh luận sắp tới.
Xuất phát từ những lợi tán tụng (chưa biết có bao nhiêu phần trăm sự thật) này, dư luận nước Mỹ và cả những người quan tâm đến tình hình chính trị thế giới đều đang rất nóng lòng hướng tới các cuộc tranh luận trực tiếp tới đây giữa hai ông Obama và Mitt Romney. Người ta muốn biết hai ứng cử viên tổng thống sẽ tận dụng các cuộc tranh luận này như thế nào để lôi kéo sự ủng hộ về phía mình, mỗi bên sẽ tung ra những “ngón đòn” gì để hạ gục đối phương và làm thế nào cho người dân Mỹ thấy rằng họ mới xứng đáng là chủ nhân tương lai của Nhà Trắng.
Trong phát biểu mới nhất ngày 30/9 tại thành phố Las Vegas, ông Obama cho biết ông chờ đợi một “cuộc tranh luận nghiêm túc” với đối thủ Mitt Romney. Đây cũng là điều mà cử tri Mỹ mong muốn được chứng kiến trong các buổi tranh luận trực tiếp tới đây vì trên thực tế, họ đang đứng trước sự lựa chọn không phải là đảng Dân chủ hay Cộng hòa, mà là lựa chọn con đường tương lai của nước Mỹ.
Theo Dantri
Phép thử của một chàng bỗng dưng chán...vợ
Phải khó khăn lắm mới tìm thấy Hạnh trong dòng đời tấp nập ấy. Chinh phục xong, tưởng sẽ hạnh phúc đến đầu bạc răng không còn như khi hai người cầm tay nhau và nói bằng ánh mắt. Nhưng không, nếu ai đó nói có thể yêu một người con gái cả đời mình thì chắc chắn người đó có vấn đề
. Anh đã nghĩ cả đời sẽ không còn tơ tưởng đến ai. Đôi ba lần anh tơ tưởng đến người con gái khác, dù biết đó là tội lỗi. "Yêu vợ thế mà cũng có lúc chán vợ, không hiểu những người phải chịu đựng sống không tình yêu sẽ khổ sở thế nào!" - Anh nghĩ và cười cay đắng.
Hình minh họa
Sự no đủ song song với bộn bề công việc. Hai người dường như không còn thời gian dành cho nhau. Đi làm về muộn, mệt, tắm giặt xong là lăn ra ngủ, có khi chẳng cần ăn cơm. Sáng ra hoặc anh đi sớm, hoặc cô đi sớm. Lệch pha. Mỗi ngày gặp nhau rất ít. Có lúc anh bảo vợ: "Hay là em làm ít thôi, em phải chăm lo gia đình, chúng ta cũng cần sinh con". Hạnh gắt: "Anh chỉ biết mỗi anh có chí thôi chứ gì. Đừng khinh em, em cũng có con đường riêng. Em còn phải làm cái luận án tiến sĩ. Sau đó tha hồ thu tiền...".
Anh càng ngày đi vào công việc nhiều hơn là chăm sóc cho một gia đình. Cả hai dường như quên mất mình đang có một gia đình bé nhỏ. Anh thích chỉn chu, cô thích ăn mặc diện. Có lúc định nóng nảy cáu gắt gì đó để vợ chồng có cớ cãi nhau, để mà nhìn mặt nhau lâu hơn, chứ không... Ai đó đã nói: "Vợ chồng cứ yên ấm quá cũng buồn, thi thoảng phải cãi nhau đầu óc nó mới khôn ra". Kể cũng đúng. Không làm được thế vì anh sợ. Kiếm cớ cãi nhau chỉ để nhìn khuôn mặt nhau lâu hơn, và chắc chắn sẽ là khuôn mặt tức giận, cau có. Nhỡ đùa hoá thật, mỗi người một nơi thì hỏng. Anh thấy mình vô dụng, đến nỗi không thể gây ra sự mâu thuẫn. Lại công việc. Gã trưởng phòng cũ đã bị điều đi nơi khác, anh là phó phòng, có cơ hội được đưa lên trưởng. Thời gian cho việc lấy lòng các sếp cần nhiều. Cuối cùng cũng thành công.
Công việc của trưởng phòng đã khác trước. Giờ phải tiếp xúc với các sếp nhiều hơn, làm phó cho giám đốc. Là lãnh đạo thì chỉ lãnh đạo, họp hành, tiếp đón và ký giấy tờ... Nhưng anh vẫn thấy chán.
Những ngày mưa ngồi trong quán anh có cảm giác được trở lại thời thanh niên. Không phải ở đâu cũng có. Chính nơi quán cà phê này, anh đã ngỏ lời yêu Hạnh. Khi đó anh không đủ tiền để gọi đĩa hoa quả, chỉ hai cốc nước và đĩa hạt dưa. Thế mà vui. Hạnh có còn nhớ không nhỉ? Hay công việc đã lấp liếm hết cả. Cuộc sống ngày càng giết dần cái lãng mạn.
Mưa. Quán mở nhạc Trịnh. "Chiều nay còn mưa sao em không lại. Nhỡ mai trong cơn đau vùi... Mưa vẫn hay mưa cho lòng biển động. Làm sao em biết bia đá không đau..." Nao lòng quá. Ra khỏi cơ quan, sà vào quán cà phê là thấy đời khác hẳn. Không còn chi tiết lặt vặt, không còn bon chen ngột ngạt. Chỉ du dương lãng mạn.
Anh bấm điện thoại: "Em à, anh không ăn cơm ở nhà, về hơi muộn, em làm gì thì làm rồi đi ngủ trước đi. Cứ cài cửa cẩn thận, về anh gọi". "Anh lại tiếp khách à?" "À, ừ... gần như vậy". Giọng Hạnh nhặng xị trong điện thoại: "Anh không nói rõ được à. Hay là đi với con nào?" Anh nổi cáu tắt ngấm. Không để ai gọi lại nữa.
Tự dưng có hứng gọi chai rượu ngồi uống một mình. Mấy khi trời mưa đẹp thế này, không khí lại mát mẻ... Chẳng bao lâu chai rượu cạn nửa. Anh chếnh choáng men. Thấy mình nhẹ bẫng. Sau vụ này, có lẽ phải củng cố lại gia đình. Bỏ vợ thì không đành vì khó khăn lắm mới có được. Làm sao đòi cô ấy phải dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình. Anh tự vạch ra kế hoạch và thấy mình có lý. Có men nghĩ ngợi nhanh hơn.
Xe tácxi đưa về tận cổng, loạng choạng, anh đấm cửa thình thình. Hạnh cau có mở cửa: "Anh có biết mấy giờ rồi không?" "Chưa đến hai giờ mà, lắm chuyện!" Chỉ nói được có thế trong kế hoạch, anh lao vào giường nằm bệt. Hạnh không nói thêm gì. Sáng sau: "Hôm qua em bỏ qua cho anh đấy. Uống say về còn vẽ chuyện"! "Tôi chả làm gì cả" - Anh tỏ ra bất cần. Hạnh nhăn mặt: "Anh làm sao thế? Sao khuôn mặt anh cứ khó đăm đăm vậy!" "Tôi chả khó gì! Cô đừng lắm lời!" Hạnh thực sự khó hiểu.
Ngày thường anh đâu có như vậy. Cô đoán anh có chuyện buồn bực ở cơ quan và giờ trút lên đầu vợ. Hạnh hỏi chuyện. Không nói, anh vùng vằng bỏ vào nhà tắm rồi vô cớ: "Từ nay cô đừng có quan tâm đến những chuyện vặt của tôi". "Ô hay, cái anh này, vợ chồng không quan tâm đến nhau thì quan tâm đến ai?" "Cô muốn quan tâm đến ai cũng được, đừng có nhúng vào chuyện của tôi". Hạnh không nhịn được nữa, cô buông những lời chua chát. Anh dọa sẽ không về nhà. Hạnh chẳng cản, còn thêm dầu vào lửa. Anh cầm manh áo đi thật. Coi như đã làm được một phần của kịch bản.
Vắt tay ngang trán nghĩ. Mình đã chán vợ thật rồi, gần gũi nhau không còn cảm xúc, chỉ ứ đầy một nỗi buồn. Anh tơ tưởng đến vài ba vạt áo hồng, váy ngắn ở cơ quan vẫn ngày ngày ngang qua phòng anh xin chữ ký, trình công văn...Hẳn là các cô gợi cảm hơn. Trước đây, anh từng nghĩ sẽ không bao giờ nhìn thấy ai đẹp hơn vợ mình. Thế mà, nay mọi chuyện đổi khác.
Anh đến nằm nhà người bạn, dặn kỹ anh bạn đừng gọi điện cho vợ anh. Nhưng anh ta đã làm khác. Vợ anh cũng không thèm đếm xỉa. Cô là người tự ái cao. Biết anh đi rồi sẽ về, không xa cái nhà này được. Ba ngày thì anh về. Hạnh không nói một lời, buộc lòng anh lên tiếng trước.
"Có gì ăn không?"- anh hỏi cộc lốc. Hạnh vẫn chưa nói gì. Anh nhắc lại. Hạnh ngẩng cổ lên: "Anh hỏi ai đấy?". "Thì ở đây còn ai nữa đâu?" "Anh đi thì cứ đi, đừng có về đây hành hạ tôi, tự dưng anh dở chứng ra chứ tôi làm gì anh nào". "Đừng nói nữa, tôi chán ngấy lên rồi đây". "Tôi không thể hiểu nổi anh nữa. Anh được lên chức thì cũng thay đổi luôn tính nết. Hay là anh..." Anh quát lên, Hạnh im bặt.
Thế là có cớ. Lần này anh xung phong vào Nam làm việc trong cơ quan đại diện. Không biết cô ấy sẽ ra sao khi không có chồng ở nhà, và anh sẽ sống thế nào khi thiếu cô ấy. Phải chuẩn bị tinh thần trước.
Ngồi trong quán cà phê Phố Cũ chiều mưa rơi nhẹ. Tự dưng thấy nao lòng một bài hát cũ. "Sóng về đâu?". Lại là nhạc của anh chàng đa tài đa tình. Ly cà phê đắng ngắt. Nỗi buồn trào lên cửa miệng. Anh gọi chai rượu như lần trước, một mình tu . Chợt nhớ lại đã ba ngày anh chưa về nhà.
Hạnh nhắn tin qua tổng đài: "Em hiểu ra mọi chuyện rồi. Anh cố tình gây sự với em, để em chán, để anh có thể bỏ đi. Anh đừng thắc mắc ai đã nói cho em chuyện này mà hãy nghĩ lại anh đã làm gì với em".
Anh không nhắn lại, cũng không gọi điện. Sau hai ly thì Hạnh lại gửi tin tới: "Em biết anh sắp vào Sài Gòn, anh đi thì cứ đi cho khuây khoả.Em biết lỗi của em rồi. Em sẽ khác, có thể là khi anh từ Sài Gòn về".
Không nhắn lại, không gọi. Anh tu rượu. Lát sau: "Sao anh vô tâm thế? Anh không còn quan tâm chút nào đến em sao? Chúng ta làm khổ nhau làm gì. Em đã hiểu ra mọi chuyện. Em biết anh còn ở Hà Nội. Hãy bỏ qua chuyện cũ, em vẫn cần anh, yêu anh như ngày nào. Nhưng anh có hiểu cho em là đàn bà cũng có lắm cái khát vọng không? Thế thì phải hy sinh. Anh cũng từng nói với em anh không có được cái gì mà không đau...".
Cầm điện thoại nghe mà tay anh run lập cập. Lời nói này là lời của Hạnh ngày mới yêu nhau, đáng thương như thế. Những giọt nước âm ấm tràn ra từ khoé mắt, rơi xuống ly rượu phát thành tiếng. Hạnh tắt máy đã lâu, anh vẫn còn cầm áp vào tai. Bỏ điện thoại xuống, anh mơ hồ nghĩ về một cơn mưa, cơn mưa rơi trong quán, mưa trút vào chai, vào ly cốc. Những giọt mưa xiên chéo, rơi vào chiếc ly không rượu của anh. Anh sực tỉnh vì có một tin nhắn mới của vợ: "Em cần anh".
Anh buông chai rượu xuống, tính tiền rồi lao vào cơn mưa. Anh đi như bay như chạy, sợ chỉ sau cơn mưa này, nếu anh không kịp sẽ không bao giờ được gặp vợ nữa.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ứng phó với "phép thử" của nàng Các cô nàng thường dùng nhiều chiêu đểthử lòng người yêu, và tình cảm rất dễ rạn nứt nếu như con trai không biết cách xử lí tình huống trót lọt. Vì vậy, những kĩ năng ứng phó là rất quan trọng. Sau đây là 3 tình huống phổ biến mà rất nhiều nàng thích thử lòng. Con trai phải luôn chuẩn bị...