Tranh luận Tổng thống Mỹ: Vai trò mờ nhạt của người điều phối
Chris Wallace đã bị chỉ trích rằng không thể khiến các ứng cử viên tuân theo các quy định, điều đã khiến cuộc tranh luận trở nên khá hỗn loạn.
Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ đầu tiên đã kết thúc đêm 29/09 (theo giờ Mỹ) với ấn tượng để lại là cả hai ứng cử viên đã rơi vào một tình trạng đấu khẩu và khá hỗn loạn, điều đã khiến vai trò của người điều phối chương trình trở nên khá mờ nhạt và thậm chí còn bị chỉ trích đã không kiểm soát được tình hình.
Người dẫn chương trình Chris Wallace. Ảnh: AP
Chris Wallace, người dẫn chương trình Fox News Sunday, không phải gương mặt xa lạ tại các cuộc tranh luận tổng thống. Ông là nhà báo đầu tiên của Đài Fox News điều hành hành một cuộc tranh luận tổng thống vào năm 2016, cụ thể là cuộc tranh luận cuối cùng giữa ông Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ năm đó là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Với những chỉ trích lẫn nhau trong quá khứ, Chris Wallace được xem là “người dẫn chương trình Đài Fox News mà ông Trump ít thích nhất”. Ông Wallace từng cáo buộc Tổng thống Trump “tham gia cuộc tấn công liên tục trực tiếp nhất nhắm vào quyền tự do báo chí trong lịch sử chúng ta”, còn ông Trump gọi ông Wallace là người “xấu xa, ghê tởm”.
Trước cuộc tranh luận hôm 29/09, Wallace cho biết ông hi vọng “càng vô hình càng tốt” khi đảm nhận vai trò dẫn dắt, thế nhưng thay vì tập trung đặt câu hỏi và dẫn dắt cuộc tranh luận, người dẫn chương trình lại dành nhiều thời gian để nhắc nhở 2 ứng viên về các quy định khi tranh luận.
Vai trò của ông Wallace trong cuộc tranh luận đầu tiên được ví như dùng tay không để chặn một đoàn tàu đang chạy khi cuộc đối đầu giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden trở nên hỗn loạn ngay từ đầu cho tới kết thúc với cả hai ứng cử viên liên tục chen ngang và ngắt lời nhau. Ông Wallace đã phải nhiều lần nhắc các ứng cử viên, đặc biệt là ông Trump, để đối thủ của mình kết thúc thời gian trình bày và đợi tới lượt mình, tuy nhiên, nỗ lực này gần như không hiệu quả.
Trevor Noah, người dẫn chương trình “ The Daily Show đã có lời nhận xét khá hài hước khi cho rằng sự thể hiện của ông Wallace nhắc nhở chúng ta rằng các giáo viên mẫu giáo không được trả tiền đầy đủ.
Đã có rất nhiều ý kiến chỉ trích cuộc tranh luận và vai trò của người điều phối chương trình. Chuyên gia bình luận nổi tiếng của CNN Wolf Blitzer đã bày tỏ nghi ngờ rằng liệu hai cuộc tranh luận còn lại có thực sự sẽ diễn ra hay không. Một khảo sát nhanh của kênh truyền hình CBS cho thấy 69% khán giả cho rằng cuộc tranh luận đầu tiên rất khó chịu và chỉ có 17% thấy sự kiện này có thông tin.
Twitter đã tràn ngập những lời nhận xét rằng ông Wallace đã không thể kiểm soát được tình hình. Nicolle Wallace, người dẫn chương trình của MSNBC, thì cho rằng ông Wallace đã không thực hiện vai trò điều phối của mình trong khi ông Donald Trump không thực hiện vai trò người tranh luận.
Trước cuộc tranh luận, ông Wallace cho biết sẽ không đóng vai trò xác minh giữ kiện, tuy nhiên, điều này đã khiến hai ứng cử viên nhiều lần cáo buộc nhau không trung thực và khán giả không thể biết ai mới là người nói thật.
Một số đồng nghiệp của ông Wallace ở các hãng tin tức khác đã chỉ trích vai trò của ông khá nặng như Andrea Mitchell của NBC cho rằng cuộc tranh luận là một điều đáng xấu hổ trong khi Jake Tapper của CNN thì coi đây là “một mớ lộn xộn trong một đống rác đang cháy trong một xác tàu hỏa”.
Ngay trước khi kết thúc cuộc tranh luận đầu tiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng người điều phối nên có quyền ngắt micro của một ứng cử viên để ứng cử viên khác tiếp tục nói, tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới việc những người ủng hộ của các ứng cử viên nghi ngờ về sự công tâm và không thiên vị của người điều phối.
Một số quan chức theo đường lối bảo thủ đã cho rằng ông Wallace, là một thành viên đảng Dân chủ, đã thiên vị ông Biden khi cho phép ông này được chen ngang còn ông Trump thì bị nhắc liên tục.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, khó có ai có thể kiểm soát được ông Trump nếu người điều phối không có nút bấm ngừng micro.
Martha Raddatz, người dẫn chương trình của ABC cho rằng “phải cần tới một người thuần hóa sư tử trong cuộc tranh luận với Donald Trump và cuộc tranh luận hôm 29/09 phải cần tới 10 người như vậy. Bà Raddatz cho rằng ông Wallace đã cố hết sức nhưng “đây không phải là một cuộc tranh luận tổng thống, đây là một cuộc vật lộn dưới bùn.”
Trong ba người điều phối các cuộc tranh luận tổng thống năm 2020, ông Wallace là người có kinh nghiệm nhất khi từng điều phối cuộc tranh luận thứ 3 giữa ông Donald Trump và bà Hillary Clinton năm 2016. Hai người điều phối khác là Kristen Welker của NBC News và Steve Scully của C-SPAN chưa từng làm điều này trước đây. Hai cuộc tranh luận tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 15/10 và 22/10./.
Cựu đặc vụ CIA 'xấu hổ' với cuộc tranh luận Trump - Biden
John Sipher, cựu nhân viên CIA, cảm thấy xấu hổ với những gì diễn ra trong cuộc tranh luận Trump - Biden, còn nhiều người Mỹ ví nó như "cuộc cãi lộn".
"Cả thế giới đang dõi theo. Là một người Mỹ, tôi cảm thấy thật xấu hổ", John Sipher, người từng phục vụ 28 năm tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), hôm nay đăng trên tài khoản Twitter của mình, sau khi cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên diễn ra giữa Donald Trump và đối thủ Joe Biden.
Trong cuộc tranh luận kéo dài hơn 100 phút vào tối 29/9 (sáng 30/9 giờ Hà Nội) tại hội trường Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, hai đối thủ liên tục công kích, cướp lời nhau, khiến người cầm trịch Chris Wallace nhiều lần phải chật vật đề nghị Trump không ngắt lời đối thủ.
Wallace đặt một số câu hỏi chính trong tranh luận như Covid-19, biến đổi khí hậu hay báo cáo thuế của Trump, song dường như ấn tượng rõ nét ông để lại là hình ảnh "một trọng tài không thể quản nổi cầu thủ".
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc trong luận đầu tiên tại Cleveland, Ohio, hôm 29/9. Ảnh: AP.
"Đáng lẽ Wallace nên mang theo một chiếc còi hơi", tài khoản John Paczkowski bình luận, sau khi chứng kiến người dẫn chương trình này chật vật ngăn hai đối thủ "cắt vụn" thông điệp của nhau. Wallace thậm chí có lúc phải "cầu xin" Trump để yên cho Biden trả lời trọn vẹn câu hỏi trong hai phút.
"Trump rõ ràng áp dụng chiến lược ngắt lời để xem Biden có thể duy trì thông điệp và nói mạch lạc hay không. Đó cũng không phải chiến lược tồi", tài khoản Miriti Murungi bình luận.
Hai ứng viên đều dành quá nhiều thời gian công kích đối phương thay vì đưa ra những khác biệt trong chính sách, điều các cử tri muốn lắng nghe. Cuộc tranh luận bị cho là "hỗn loạn" dường như cũng khiến nhiều người dân Mỹ "ngán ngẩm".
Asha Rangappa, luật sư và là giảng viên cấp cao tại Đại học Yale, nói đùa rằng Wallace "không thể ngăn lũ trẻ đánh nhau", trong khi tài khoản Robert Allbritton ví cuộc tranh luận với "buổi họp qua Zoom tệ hại nhất lịch sử".
Những lần Trump ngắt lời Biden trong tranh luận. Video: CNN.
Nancy Cook, phóng viên Nhà Trắng của Politico, cũng cho rằng cuộc tranh luận không khác gì "buổi họp Zoom tệ hại", trong khi mọi thứ diễn ra quá nhanh và "quá khó để bắt kịp nội dung tranh luận".
CNN nhận định Tổng thống Trump là người lấn át trong cuộc tranh luận lần này, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ông là người chiến thắng. Trong khi đó, Trump đăng lên Twitter bức ảnh gồm ba người, ông một bên, Biden và Wallace một bên, ám chỉ ông phải "một chọi hai".
Cuộc tranh luận tiếp theo giữa Trump và Biden sẽ diễn ra ngày 15/10 tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Adrienne Arsht ở Miami và cuộc tranh luận thứ ba được tổ chức ngày 22/10 tại Đại học Belmont ở Nashville.
Tranh luận 'náo loạn' vì ông Trump liên tục cướp lời Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ trở nên náo loạn chỉ sau 20 phút đầu tiên, vì ông Donald Trump liên tục cướp lời đối thủ cũng như người dẫn dắt chương trình Chris Wallace. Theo CNN, người điều phối tranh luận liên tục phải yêu cầu Tổng thống Trump tôn trọng phần trình...