Tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 có quyết định được chiến thắng của ứng viên?
Các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 sẽ diễn ra vào các ngày 29/9, 15/10 và 22/10, là cơ hội để các ứng viên thể hiện quan điểm của mình nếu trúng cử.
Tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 được dự đoán sẽ là những màn so găng cực kỳ quyết liệt khi Tổng thống Trump rất muốn thu hẹp khoảng cách trong các cuộc thăm dò cử tri, thậm chí là bứt lên. Trong khi đó, ông Biden cũng đang tìm cách nới rộng khoảng cách với đối thủ.
Tranh luận Tổng thống Mỹ là gì?
Các cuộc tranh luận giữa các ứng viên là giai đoạn cuối cùng của cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ 2020.
Mỹ lần đầu tiên tổ chức tranh luận Tổng thống vào năm 1960. Từ năm 1976, hoạt động này được tổ chức vào mỗi mùa bầu cử. Hầu hết các kỳ bầu cử sẽ có 3 cuộc tranh luận Tổng thống và 1 cuộc tranh luận Phó Tổng thống.
Tương tự, trong năm nay, Tổng thống Trump và cựu Phó Tổng thống Biden sẽ đối đầu trong 3 cuộc tranh luận diễn ra vào các ngày 29/9, 15/10 và 22/10.
Cuộc đối đầu đầu tiên giữa 2 ứng viên sẽ diễn ra vào 21h tối 29/9 (giờ Mỹ. (Ảnh: AP)
Trong cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra vào 21h ngày 29/9 tại Cleveland, Ohio, người dẫn chương trình của Fox News Chris Wallace sẽ là người điều phối. Tới ngày 15/10, nhà báo Steve Scully của C-SPAN Networks sẽ cầm trịch cuộc đối đầu diễn ra tại trung tâm biểu diễn nghệ thuật Adrienne Arsht tại Miami.
Cuộc tranh luận cuối cùng diễn ra vào ngày 22/10 ở Nashville, Tennessee. Cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ này sẽ được điều hành bởi nhà báo Kristen Welker tới từ đài NBC.
Thể thức tranh luận
Các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 đều kéo dài trong 90 phút và không có thời gian nghỉ lao. Cuộc so găng cũng sẽ thể hiện sức mạnh ngôn từ của các ứng viên trước truyền thông.
Ở cuộc đối đầu đầu tiên, chương trình sẽ được chia thành 6 phân đoạn: Hồ sơ của ông Trump và ông Biden, Tòa án Tối cao, kinh tế, đại dịch Covid-19, vấn đề chủng tộc và bạo lực ở các thành phố, và tính toàn vẹn của bầu cử. Các ứng viên có 15 phút để tranh luận về mỗi chủ đề.
Ở phần đầu trong mỗi phần tranh luận, 2 ứng cử viên sẽ có 2 phút để trả lời. Thời gian còn lại trong mỗi phần sẽ được người cầm trịch điều phối để ông Trump và ông Biden có thể tranh luận sâu hơn quanh các chủ đề này. Người dẫn có quyền mở rộng thêm các chủ đề và đảm bảo cả 2 ứng viên có thời gian nói bằng nhau.
Video đang HOT
Tại cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 lần thứ 2, các ứng viên sẽ trả lời câu hỏi của các khán giả trong trường quay. Mỗi người có 2 phút để trả lời các câu hỏi và thêm một phút nữa để tranh luận sâu hơn theo hướng dẫn của người điều phối.
Vòng tranh luận cuối cùng sẽ có thể thức tương tự với vòng đầu tiên, kéo dài trong 90 phút, không giải lao và chia thành 6 chủ đề do người điều hành lựa chọn.
Ý nghĩa tranh luận Tổng thống Mỹ trong bầu cử
Tranh luận luôn là một trong những phần được chờ đợi nhất mỗi mùa bầu cử. Đây là cơ hội để các ứng viên thể hiện rõ nét quan điểm, chính sách của mình về các vấn đề lớn của đất nước.
Tổng thống Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden. (Ảnh: BBC)
Giới quan sát cho rằng các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ vào khung giờ vàng là thời điểm quan trọng nhất trong giai đoạn nước rút của chiến dịch tranh cử và là cơ hội hiếm có để hàng triệu cử tri có thể so sánh tính cách cũng như chính sách của các ứng cử viên.
Các ứng viên cũng sẽ vẽ ra bức tranh sơ lược về cách họ sẽ điều hành đất nước trong tương lai.
Truyền thông thường ví các cuộc so găng này như một trận chung kết Super Bowl (Siêu cúp bóng bầu dục Mỹ) của nền dân chủ Mỹ.
Trong khi báo giới thường phân tích mổ xẻ người thắng, người thua sau các lượt đối đầu, các cử tri nhìn nhận các cuộc tranh luận theo các cách khác nhau và đưa ra 2 đánh giá đồng thời. Một, ứng viên có “đủ tầm” để trở thành Tổng thống hay không và Hai, liệu người nào xứng đáng trở thành Tổng thống hơn.
Tác động của tranh luận Tổng thống Mỹ tới kết quả bầu cử
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở Mỹ, các ứng viên phải hạn chế tiếp xúc với cử tri hơn những kỳ bầu cử trước.
Do đó, các cuộc tranh luận là cơ hội quan trọng để họ thể hiện tầm nhìn, hoạch định sách lược, công kích điểm yếu đối phương. Đây cũng là thời điểm cuối cùng để ông Trump và ông Biden giành lấy sự ủng hộ của các cử tri bang chiến địa – những người có thể nắm giữ những lá phiếu quyết định kết quả bầu cử.
Dù vậy, các con số thống kê cho thấy các cuộc tranh luận hầu như không ảnh hưởng quá nhiều tới kết quả bầu cử.
Nhìn vào các cuộc thăm dò trước các cuộc tranh luận và kết quả bầu cử cuối cùng kể từ năm 1992, chỉ có một mùa bầu cử duy nhất mà tranh luận có thể tạo ra khác biệt là vào năm 2000.
Trong hầu hết các trường hợp còn lại, các ứng viên dẫn trước trong các cuộc thăm dò trước tranh luận Tổng thống Mỹ đều giành được chiến thắng chung cuộc trong Ngày bầu cử.
Tỷ lệ ủng hộ với các ứng viên trước tranh luận và sau khi có kết quả bầu cử. (Đồ họa: NBC News)
Riêng năm 2016, ông Trump có màn đăng đàn lấn áp đối thủ Hilarry. Tuy nhiên các cuộc thăm dò sau tranh luận cho thấy bà Clinton vẫn được ủng hộ nhiều hơn. Nhưng chung cuộc, ông Trump vẫn giành chiến thắng.
Các cuộc tranh luận diễn ra khoảng 6 tuần trước Ngàu bầu cử. Vào thời điểm các ứng viên bước ra ánh đèn sân khấu, hầu hết các cử tri đã xem và nghe họ nói nhiều lần trên TV, báo chí và đài phát thanh. Hình ảnh về các ứng viên cũng thường được định hình sẵn trong đầu các cử tri.
“Mùa tranh luận nào cũng có thể tạo ra một ngôi sao truyền hình, nhưng cái nhìn ban đầu của các cử tri có thể khó thay đổi”, tổ chức tư vấn Niksanen Center nhận định.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa các cuộc tranh luận không quan trọng. Các màn đối đầu tạo cơ hội cho truyền thông thử lửa ứng viên. Các cử tri cũng có thể xem đây là dịp hiếm hoi để xem cách các ứng viên xử lý áp lực trước một lượng lớn khác giả trong một bầu không khí kịch tính. Với bản thân các ứng viên, họ có thể đưa ra kết luận về chính sách mình theo đuổi và tung những đòn công kích mang tính “hạ đo ván” đối thủ.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 2/3 số cử tri thường nói các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ “rất” hoặc “phần nào” hữu ích trong việc ra quyết định.
Chuyên gia: Tranh luận Trump - Biden hấp dẫn không kém 2016
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Trump sẽ có màn đối đầu gay gắt với đối thủ vào 29/9, như sự kiện tương tự năm 2016, theo các chuyên gia.
"Tranh luận đầu tiên giữa Trump và Biden sẽ không kém hấp dẫn hơn tranh luận năm 2016. Nó diễn ra trong bối cảnh cuộc bầu cử rất cạnh tranh", giáo sư Paul Beck, chuyên gia về khoa học chính trị, Đại học bang Ohio, Mỹ, nói với VnExpress về sự kiện mang tính mở màn của "cuộc so găng" trong bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020.
Tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Trump và Biden sẽ diễn ra vào ngày 29/9 tại Cleveland, Ohio. 6 chủ đề chính là hồ sơ của Trump và Biden, Tòa án Tối cao, kinh tế, đại dịch Covid-19, vấn đề chủng tộc và bạo lực ở các thành phố, và tính toàn vẹn của bầu cử. Các ứng viên có 15 phút để tranh luận về mỗi chủ đề trong sự kiện kéo dài 90 phút. Hai tranh luận tiếp theo dự kiến được tổ chức vào 15/10 và 20/10. Do Covid-19, các cuộc tranh luận năm nay có thể quan trọng hơn so với các năm trước đó vì ứng viên có ít cơ hội tham gia các sự kiện vận động trực tiếp hơn.
Vào ngày 27/9/2016, hai ứng viên tổng thống Mỹ Clinton và Trump tranh cãi nảy lửa trong hàng loạt vấn đề từ nhà đất, thương mại, đến cuộc chiến chống khủng bố trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Trump, phải, và ứng viên đảng Dân chủ Biden. Ảnh: AP.
Giáo sư Beck đánh giá bầu cử cách đây 4 năm không mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, khi bà Clinton được cho là có lợi thế vượt trội. Sức hấp dẫn của "cuộc chạm trán" đầu tiên giữa Trump và Clinton được cho là do "sự khó lường" của Trump, một tỷ phú chưa từng có kinh nghiệm trên chính trường. CNN ước tính khoảng 100 triệu người Mỹ theo dõi cuộc tranh luận trên truyền hình, điện thoại di động và mạng xã hội.
Đến 2020, phần lớn các cuộc thăm dò cho thấy đại diện đảng Dân chủ Biden dẫn trước Trump. Giữa tháng 9, cơ hội chiến thắng trung bình của Biden là gần 82%, trong khi khả năng tái đắc cử của Trump gần 18%, theo 7 mô hình dự báo khác nhau. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra thận trọng trong đoán định kết quả cuối cùng, vì một ứng viên có đa số phiếu phổ thông cũng không chắc trúng cử, mà phụ thuộc vào số phiếu đại cử tri. Điều này đã xảy ra trong bầu cử 2016.
Về phía Trump, ông mất nhiều lợi thế để tái đắc cử khi đối diện với thách thức lớn: đại dịch Covid-19 xuất hiện từ đầu năm. Mỹ đến nay vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận hơn 7,3 triệu ca nhiễm, hơn 200.000 người chết. Covid-19 đẩy nhiều người Mỹ lâm vào cảnh thất nghiệp, phá hủy nhiều thành tích kinh tế Trump đã tạo dựng trong 4 năm cầm quyền. Tuy nhiên, gần đây có một số dấu hiệu cho thấy Trump đang "lội ngược dòng trước Biden", trong đó có tỷ lệ người muốn bỏ phiếu cho Trump ở 6 bang chiến trường, nơi thường định đoạt thành bại bầu cử, gia tăng từ tháng 7 tới đầu tháng 9.
Sự phân cực cao độ giữa phe Dân chủ và phe Cộng hòa sẽ ảnh hưởng mạnh đến màn thể hiện của hai ứng viên tổng thống, theo giáo sư Beck. Trump và Biden sẽ nỗ lực "lấy lòng" những người ủng hộ trung thành của mình, với phong cách hoàn toàn khác nhau. Trump sẽ tập trung vào tấn công cá nhân Biden, còn đại diện đảng Dân chủ sẽ xoáy vào chỉ trích các chính sách của Tổng thống đương nhiệm.
Trên thực tế, Trump, 74 tuổi, thường xuyên chỉ trích Biden, người sẽ 78 tuổi vào tháng 11 tới, là "quá già" và không đáp ứng yêu cầu cả về thể chất lẫn tinh thần để lãnh đạo nước Mỹ. Ông nhiều lần đưa ra suy đoán rằng Biden có thể sử dụng một loại chất kích thích nào đó để tăng hiệu suất, khả năng làm việc nhưng không có bằng chứng cụ thể. Trump hôm 27/9 đăng lên Twitter yêu cầu Biden xét nghiệm chất kích thích trước hoặc sau buổi tranh luận đầu tiên ngày 29/9. Ông cũng đồng ý làm điều tương tự.
Theo Beck, Trump sẽ đưa ra những đánh giá "phóng đại" về thành tích trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, miêu tả Biden là một người theo cánh tả một cách cực đoan. Trong khi đó, Biden sẽ tập trung vào phân tích các chính sách và thể hiện là một hình mẫu tổng thống truyền thống.
Giáo sư David Schultz, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Hamline, Mỹ, cũng dự đoán Tổng thống đương nhiệm sẽ đổ lỗi cho Biden và phong trào biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" về tình trạng bạo lực ở nhiều nơi. Từ tháng 5, các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và phản đối bạo lực cảnh sát lan rộng khắp nước Mỹ, dẫn đến những vụ bạo lực và cướp phá. Trump cũng sẽ nhắc lại khả năng Mỹ sớm có vaccine ngăn Covid-19 và các vấn đề kinh tế, tạo ấn tượng Biden "không biết gì" về các vấn đề này.
Schultz trông đợi Biden tập trung vào tác động của Covid-19 với nền kinh tế Mỹ, về hơn 200.000 ca tử vong do nCoV và về cá tính của Trump trong bầu cử.
"Biden sẽ hướng tới cả người ủng hộ trung thành và cả cử tri dao động, những người không thích Trump để lôi kéo họ", Schultz nói. Ông lưu ý tranh luận năm nay không có yếu tố "giới tính" như năm 2016, khi Trump có những hành động bị cho là đe dọa ứng viên nữ Clinton.
Giáo sư Helmut Norpoth, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Stony Brook cho biết Biden là ứng viên cao tuổi nhất tham gia tranh luận tổng thống Mỹ. Do đó, Biden không chỉ phải trải qua cuộc thử nghiệm về độ nhạy bén trong tư duy, mà còn phải đối diện với một loạt câu hỏi đến từ mạng lưới "không thân thiện" với phe Dân chủ.
Đoán định kết quả năm nay, giáo sư Beck cho rằng nếu bầu cử là cuộc trưng cầu dân ý với Trump, ông sẽ thua.
"Tuy nhiên, nếu Trump có thể biến bầu cử trở thành sự lựa chọn giữa các tầm nhìn khác nhau cho nước Mỹ, ông có thể chiến thắng", Beck nói.
Bầu cử Mỹ: Trump và Biden đấu khẩu chuyện gì trong trận "so găng" trực tiếp đầu tiên? Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden - ứng viên tổng thống đảng Dân chủ sẽ diễn ra vào ngày 29/9 tại Cleveland và sẽ được điều phối bởi nhà báo Chris Wallace của Fox News. Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden. Ủy ban về các...