Tranh luận “nảy lửa” về thời gian cấm bán rượu, bia
Tổng hợp ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác được gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định cho thấy đã có một cuộc “tranh cãi nảy lửa” giữa các doanh nghiệp, hiệp hội rượu bia với Bộ Y tế (cơ quan soạn thảo) về quy định thời gian cấm bán rượu, bia.
Theo dự thảo Luật, chỉ được bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong khoảng thời gian từ 6h đến 22h – trừ trường hợp bán tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thành nơi chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.
Quy định về thời gian cấm bán rượu bia, đồ uống có cồn khác đang gây nhiều tranh cãi.
Cấm bán rượu bia là giới hạn nhân quyền?
Gửi ý kiến góp ý, Công ty CP Cồn rượu Hà Nội cho rằng không nên quy định thời gian cấm bán rượu, bia vì như vậy là giới hạn nhân quyền.
Hiệp hội rượu, bia, nước giải khát phản ánh việc hạn chế thời gian bán rượu, bia không có tính khả thi vì người uống sẽ có nhiều cách để vẫn có thể sử dụng được rượu, bia hoặc dẫn đến tình trạng sử dụng rượu, bia từ các nguồn không kiểm soát được.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) bày tỏ, các phương án chỉ được bán rượu, bia theo khung giờ nhất định cần được bãi bỏ vì ảnh hưởng đến phát triển du lịch và các ngành phụ trợ (khách sạn, nhà hàng, quán bar,..) và không phù hợp với một số quy định địa phương về phát triển du lịch (ví dụ Hà Nội cho phép nhà hàng, quán bar mở cửa đến 24h, riêng cuối tuần đến 2h sáng). Người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn hoặc thiếu trách nhiệm hơn trước giờ cấm. Hơn nữa việc này sẽ gặp khó khăn khi phân định ranh giới các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch vì sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong những năm gần đây.
Trong khi đó, Công ty TNHH Bia Anheuser – Busch Inbev Việt Nam “lo ngại” việc hạn chế về thời gian bán hàng có thể dẫn đến việc người tiêu dùng tranh thủ uống nhiều hơn trước hoặc sau thời gian bị cấm, dẫn đến nguy cơ cao hơn về sức khỏe do việc tiêu thụ nước uống có cồn quá mức hấp thụ của cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn
Không tiếp thu cả 4 góp ý trên, Bộ Y tế khẳng định biện pháp quy định thời gian cấm bán rượu, bia đã được quy định tại 68/168 quốc gia (trong đó có 9 quốc gia ASEAN). Đặc biệt, trong bối cảnh tại Việt Nam không có bất cứ quy định nào nhằm hạn chế về thời gian bán rượu, bia.
Quyền con người, quyền công dân được nêu trong Hiến pháp năm 2013 chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Do đó, việc quy định tại dự thảo luật này là hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp
“Theo kinh nghiệm của các quốc gia như Singapore hay Thái Lan thì thời gian đầu áp dụng quy định về hạn chế thời gian được phép bán rượu, bia thì phải thực hiện truyền thông, tuyên truyền, giải thích, phổ biến, vận động, thuyết phục người dân và các cơ sở kinh doanh nghiêm túc chấp hành thực hiện ngay sau khi ban hành Luật và có lộ trình khoảng 6 tháng để người dân, cơ sở có thời gian chuẩn bị và chấp hành”- Bộ Y tế lý giải.
Video đang HOT
Bộ Y tế cũng dẫn chứng, thế giới đã có 21 nghiên cứu đều đi tới kết quả: việc hạn chế thời gian được phép bán sẽ giảm các tác hại do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn và tăng thời gian được phép bán thì sẽ tăng các tác hại do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
Kinh nghiệm tại Thái Lan cho thấy, từ quốc gia có tỷ lệ tai nạn gia thông hàng đầu thế giới, sau khi có các Luật kiểm soát rượu, bia và đồ uống có cồn khác đã góp phần giảm 50% số vụ tai nạn giao thông và tiết kiệm được hơn 6 tỷ đô la chi phí khắc phục hậu quả.
Địa điểm kinh doanh rượu, bia với địa điểm không được bán phải cách nhau trong bán kính 200 m.
Quy định khoảng cách giữa các điểm được phép bán rượu, bia
Công ty TNHH Bia Anheuser – Busch Inbev Việt Nam ủng hộ ý tưởng về việc cấm bán đồ uống có cồn trong các cơ sở y tế, trường hoặc và những khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em. Tuy nhiên, đề xuất hạn chế về mật độ cửa hàng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là các tác động kinh tế tiềm tàng đối với ngành du lịch, khách sạn và công nghiệp giải trí, trong đó sự tăng trưởng ngành công nghiệp đồ uống có cồn đang có đóng góp đáng kể.
“Quy định hạn chế này sẽ gây khó khăn cho hoạt động cửa hàng ngàn khách sạn, quán bar, nhà hàng, quán ăn và có tác động đến chiến lược phát triển ngành du lịch của Chính phủ. Mặt khác những quy định như vậy sẽ đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để thực thi và giám sát, nếu không có thể phát sinh hiện tượng kinh doanh bất hợp pháp, dẫn đến việc thất thu thuế”- công ty này góp ý.
Tuy nhiên, Bộ Y tế đã không tiếp thu ý kiến đóng góp này và cho biết hiện nay trên thế giới có 123 nước quy định mật độ điểm bán. Ví dụ như Mỹ quy định không cấp quá 1 giấy phép bán lẻ rượu, bia trên một con phố.
“Trong khi mật độ điểm bán tại khu vực đô thị ở Việt Nam rất cao, có từ 2-3 điểm bán trong phạm vi 1.000 m (Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng năm 2016) làm gia tăng tiếp cận dễ dàng của rượu, bia”- Bộ Y tế khẳng định.
Chính vì thế, để bảo đảm tính thực tiễn, ban soạn thảo đề xuất quy định: Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, việc cấp mới, cấp lại giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi địa điểm kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác phải bảo đảm khoảng cách bán kính giữa các địa điểm. Cụ thể, giữa địa điểm kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn khác với các địa điểm không được bán không nhỏ hơn 200m, trừ các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, du lịch.
Thế Kha
Theo Dantri
Chỉ được bán rượu bia, đồ uống có cồn từ 6-22 giờ?
Theo dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác, chỉ được bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong khoảng thời gian từ 6h đến 22h - trừ trường hợp bán tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thành nơi chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.
(Ảnh minh hoạ)
Theo tài liệu dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác được gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm.
Mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm đã tăng từ 3,8 lít (giai đoạn 2003-2005) lên 6,6 lít (giai đoạn 2008-2010) và lên tới 8,3 lít năm 2016 - tức là đã tăng tới 118% và tăng 30 bậc, từ vị trí 94 lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể.
Trong đó, tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh hơn từ rượu nên nguy cơ tác hại do sử dụng bia cũng đang ngày càng gia tăng. Năm 2017, Việt Nam sản xuất hơn 4 tỷ lít bia, hơn 70 triệu lít rượu công nghiệp và khoảng 230-280 triệu lít rượu thủ công.
Nếu tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi thì một người nam giới của Việt Nam tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất (năm 2010). Mức tiêu thụ này là rất cao, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 Châu Á và thứ 29 thế giới. "Mức độ này sẽ còn gia tăng trong những năm tới nếu không có các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ để điều chỉnh kịp thời"- Bộ Y tế (cơ quan chủ trì soạn thảo) dự đoán.
Địa điểm bán rượu bia phải cách nhau 200m
Dự thảo luật nghiêm cấm quảng cáo dưới mọi hình thức, trên tất cả các phương tiện quảng cáo đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác từ 15 độ trở lên. Nghiêm cấm quảng cáo rượu, bia và đồ uống có cồn khác dưới 15 độ trong các chương trình, kênh truyền hình, phim và ấn phẩm khác cho đối tượng trẻ em; trên các phương tiện giao thông, phương tiện quảng cáo ngoài trời; trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử trừ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác; quảng cáo có hình ảnh uống, thúc đẩy uống rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
Quảng cáo rượu, bia và đồ uống có cồn khác dưới 15 độ trên báo hình, báo nói chỉ được thực hiện từ sau 22h đến 6h sáng ngày hôm sau. Hạn chế hình ảnh uống rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong các sản phẩm điện ảnh, truyền hình.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác không được tài trợ cho các hoạt động y tế, giáo dục, hoạt động có sự tham gia của người dưới 18 tuổi; tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu còn không được tài trợ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí.
Dự thảo luật đề xuất không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ và không được có tên sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn khác trên vật phẩm tài trợ.
Đáng chú ý, điều 9 dự thảo luật đưa ra nhiều biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Theo đó, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu phải đáp ứng các điều kiện sản xuất, kinh doanh và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.
Cơ sở bán rượu trực tiếp đến người uống tại chỗ không phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ.
Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, việc cấp mới, cấp lại giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi địa điểm kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác phải bảo đảm khoảng cách bán kính giữa các địa điểm không nhỏ hơn 200m, trừ các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, du lịch.
Theo dự thảo luật, không được sử dụng cụm từ "rượu thuốc", "rượu bổ" để đặt tên và ghi nhãn sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
Chỉ bán rượu, bia, đồ uống có cồn từ 6 giờ đến 22 giờ
Rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất, nhập khẩu để kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Rượu thủ công có đăng ký kinh doanh khi bán trực tiếp cho người tiêu dùng phải được chứa đựng trong bao bì có ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất.
Không được sử dụng cụm từ "rượu thuốc", "rượu bổ" để đặt tên và ghi nhãn sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Không được bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác tại các địa điểm sau: Cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; nơi làm việc của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trừ các doanh nghiệp kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
"Chỉ được bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong khoảng thời gian từ 6h đến 22h giờ trừ trường hợp bán tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thành nơi chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. Lộ trình thực hiện thời gian bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác theo quy định của Chính phủ căn cứ yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia, đồ uống có cồn khác và điều kiện thực tiễn của từng địa phương"- dự thảo luật đề xuất.
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ Y tế đề xuất 3 phương án giờ cấm bán rượu, bia Thời gian cấm bán rượu bia có thể từ 22h đêm trước tới 6h sáng hôm sau, trừ một số khu vực nhất định. Ngày 13/4, Bộ Y tế tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, Bộ đưa ra ba phương án về địa điểm, thời gian được bán rượu,...