Tranh luận ‘nảy lửa’ về nguồn gốc tượng Nhân sư nổi tiếng Ai Cập
Tượng Nhân sư nổi tiếng Ai Cập có niên đại khoảng 800.000 năm tuổi. Nằm ở cao nguyên Giza, công trình khổng lồ này được xây dựng như thế nào và dưới triều đại pharaoh Ai Cập nào là những câu hỏi chưa có lời giải.
Nằm ở cao nguyên Giza, tượng Nhân sư nổi tiếng Ai Cập đứng hiên ngang giữa đất trời giống như bảo vệ đại kim tự tháp Giza.
Tượng Nhân sư có chiều cao 20 m và dài 57 m. Kiến trúc kỳ vĩ này được tạc từ đá.
Bức tượng khổng lồ này từng có thời gian bị cát sa mạc vùi lấp chỉ để lộ phần đầu bức tượng.
Vào năm 1905, lớp cát dày bị gió thổi đi để lộ toàn bộ kích thước khủng của bức tượng Nhân sư.
Theo các nhà nghiên cứu, tượng Nhân sư có niên đại khoảng 800.000 năm tuổi.
Từ đây, một số chuyên gia suy đoán tượng Nhân sư có yể được tạo ra trong triều đại của pharaoh Khafre.
Thế nhưng, các nhà khảo cổ và nghiên cứu địa chất cho rằng niên đại của tượng Nhân sư lâu đời hơn so với nhận định công trình được xây dưới thời Khafre.
Đến nay, cuộc tranh luận về nguồn gốc và niên đại của tượng Nhân sư vẫn chưa đi đến hồi kết. Không ai có thể khẳng định chắc chắn công trình này được xây dựng khi nào.
Điều kỳ lạ là tượng Nhân sư là một trong số ít công trình khổng lồ của Ai Cập cổ đại không có thư tịch, tài liệu cổ viết về lịch sử ra đời và quá trình xây dựng.
Chính điều này đã làm giới chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã những bí ẩn về tượng Nhân sư.
Khó giải cái chết của pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại
Tutankhamun lên ngôi khi 9 tuổi trở thành pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông hoàng này cai trị trong 10 năm rồi băng hà. Nguyên nhân tử vong của ông là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử mà giới khoa học nỗ lực tìm kiếm lời giải.
Pharaoh trẻ nhất lịch sử Ai Cập cổ đại Tutankhamun trị vì đất nước trong 10 năm kể từ khi lên 9 tuổi. Nguyên nhân tử vong là một bí ẩn. Lăng mộ của ông được tìm thấy tại thung lũng các vị vua Ai Cập năm 1922.
Khi mở cửa lăng mộ, các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi sự nguyên vẹn của nơi an nghỉ của pharaoh trẻ tuổi.
Trong số hàng ngàn báu vật được tìm thấy, giới khoa học đặc biệt chú ý đến xác ướp của pharaoh Tutankhamun qua đời hơn 3.000 năm trước.
Việc tìm thấy xác ướp của pharaoh Tutankhamun là một phát hiện quan trọng. Các chuyên gia hy vọng sẽ giải mã được những bí ẩn về cuộc đời, sức khỏe, thói quen ăn uống và nguyên nhân tử vong của ông hoàng nổi tiếng Ai Cập này.
Trong suốt nhiều thạp kỷ, các nhà nghiên cứu cho rằng pharaoh Tutankhamun qua đời 2 ngày sau khi bị gãy chân trong tai nạn xe ngựa. Vết thương ở chân bị nhiễm trùng và lấy đi mạng sống của vua Tutankhamun.
Giả thuyết này được đưa ra xuất phát từ việc Tutankhamun thường ngồi xe ngựa đi săn và gặp tại nạn nguy hiểm chết người trên.
Thế nhưng, một nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra những tổn thương ở chân của Tutankhamun xuất hiện sau khi ông chết.
Điều này khiến các chuyên gia suy đoán những mảnh xương vỡ ở chân nhiều khả năng xảy ra trong quá trình ướp xác.
Vào năm 2019, nhà khảo cổ học Ai Cập nổi tiếng Zahi Hawass cho hay các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm ADN và sử dụng các công nghệ hiện đại để giải mã nguyên nhân tử vong của vua Tutankhamun.
Dự kiến, kết quả sẽ có trong năm 2020. Khi ấy, các chuyên gia hy vọng cái chết của Tutankhamun sẽ được làm sáng tỏ.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn nghĩa địa cổ Ai Cập. Nguồn: VTC Now.
Thưởng thức cục bơ 3.300 tuổi nằm trong lăng mộ vua Ai Cập Món ăn để dưới lòng đất 3.300 năm sẽ có mùi vị như thế nào? Trong những năm qua, một số đồ ăn thức uống hàng ngàn tuổi được con người tìm thấy. Nhưng điều bất ngờ, dù có ngàn tuổi nhưng có loại vẫn có thể sử dụng được khiến giới chuyên gia cũng như công chúng vô cùng ngỡ ngàng. Các...