Tranh luận “nảy lửa” giữa chấp nhận đi làm thuê hay dùng 800 triệu đồng để kinh doanh!
Băn khoăn của bạn đọc Văn Dũng trong việc “đi làm thuê hay dùng 800 triệu đồng tích cóp sau 3 năm làm việc ở Hàn Quốc để góp vốn”, đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc. Ý kiến khuyên nên làm giàu, ý kiến khuyên đi làm thuê. Mỗi ý đều có lý lẽ riêng.
Băn khoăn giữa “làm thuê và làm ông chủ” thu hút nhiều ý kiến bạn đọc.
Đã đến lúc lập nghiệp
Bạn đọc có nick Lê Tú khuyên Văn Dũng nên mạnh dạn đầu tư làm giàu bằng cách góp vốn kinh doanh với bạn bè. “Lo lắng là đúng, không thể đặt 3 năm công sức vào 2 từ mạo hiểm được. Bạn không nhất thiết phải lấy hết 800 triệu đồng để đi kinh doanh. Bạn nên làm từ những cái nhỏ trước, lỡ có vấp ngã còn đứng dậy được…”.
Cùng đồng tình, bạn đọc Lưu Quang Trung khuyên: “Nếu bạn có năng lực thì có thể làm ông chủ từ hai bàn tay trắng, còn không thì 800 triệu đồng chứ 800 tỉ đồng cũng về không hết thôi”.
So sánh với câu chuyện của những doanh nhân thành đạt trước đó, bạn đọc Phạm Văn Nghĩa nói: “Bạn có khởi đầu tốt hơn họ nhiều. Vậy bạn có dám mạo hiểm không hay thích an phận? Bạn có dám trở thành ông chủ của đồng tiền không hay là nô lệ của đồng tiền”.
Bạn đọc Võ Văn Dũng chia sẻ: “Bạn có 800 triệu đồng để khởi nghiệp là niềm hạnh phúc lớn đấy. Cách đây hơn 5 năm tôi chỉ khởi nghiệp với 30 triệu đồng và niềm tin, cùng với uy tín cá nhân để thu hút vốn của gia đình. Nay tôi cũng có vốn trên 3 tỉ đồng rồi”.
Bạn đọc Ngô Quyết: “Quan trọng là ở bạn. Bạn cảm thấy thích làm gì làm cũng rất cần tâm huyết và sở thích mới thành công được, còn kinh doanh mà bạn sợ thất bại thì bạn đã thất bại 50% rồi…”
“Mạnh dạn chọn hướng làm chủ đi. Dự án này chưa hay thì chọn dự án khác. Người VN ai cũng chỉ làm thuê thì sao đất nước sánh tầm với khu vực được” – bạn đọc Võ Văn Dũng đưa ra lời khuyên.
Bạn đọc Văn Dương nói: “Ai cũng như bạn thì ý tưởng chết hết à! thế giới làm gì còn BilGate, Việt Nam làm gì có Bầu Đức – HAGL hay anh muốn là người nông dân phát triển trang trại hàng năm thu mấy trăm triệu đồng…”
Đưa ra lời khuyên, Văn Dương nói: “Anh nên suy nghĩ kỹ, kinh doanh mạo hiểm nhưng cũng rất thú vị. Nếu làm giàu thành công, anh có cơ hội giúp đỡ ngưới khác. Món tiền 800 triệu đồng, anh chỉ lo cho gia đình thôi. Giúp đỡ người khác là ý nghĩa của việc làm giàu. Như BilGate góp quỹ từ thiện sau này để tiếng thơm muôn đời…”.
Lùi một bước, tiến ba bước!
Video đang HOT
Ngược với dòng ý kiến khuyên nên lập nghiệp, nhiều bạn đọc lại khuyên Văn Dũng có cái nhìn bình tĩnh trước thời cuộc.
Bạn đọc Ngô Long nói: “Tôi cũng đi làm ở Hàn Quốc rồi, vất vả lắm mới kiếm được số tiền như vậy. Tôi cũng như bạn cũng có một ít vốn nhưng để ăn chắc thì tôi khuyên bạn lên đi làm thuê đã. Từ từ tính từ cái nhỏ nhỏ thôi chứ không mạo hiểm…”.
Nỗi niềm băn khoăn của Văn Dũng còn được bạn đọc Ngọc Linh – một người tự thừa nhận từng ở Hàn Quốc về, chia sẻ: “Năm 2009 tôi về nước. Tôi cũng đi làm phiên dịch cho Cty xây dựng Hàn Quốc được 3 tháng vì áp lực nên nghỉ. Sau đó, tôi quyết định tìm bằng được hướng kinh doanh. Sau 4 năm, mọi việc tương đối ổn định. Bạn cứ đi làm thuê một thời gian đã để tìm hiểu hướng kinh doanh trong nước. Khi đó bạn nắm bắt được cơ hội rồi thì bạn bắt đầu kinh doanh cũng chưa muộn”.
Bạn đọc Mr Bay, cũng tự nhận đã từng ở Hàn Quốc nói: “Mình làm việc ở Hàn Quốc 4 năm. Trước lúc đi mình cũng đã học xong Đại Học, giờ về nước mọi thứ thay đổi nhiều. Mình nghĩ bạn nên đi làm một thời gian để học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm kinh doanh.!
Bạn đọc Vô Thường nói: “Tuy có đi làm xa một chút, cộng với lương tháng có khoảng 10 triệu đồng. Những điều này sẽ giúp bạn thoải mái tư tưởng, hơn là việc góp vốn 800 triệu để rồi lo ngay ngáy“.
Đưa ra lời khuyên Văn Đức nên đi làm thuê 1 thời gian, bạn đọc Nguyễn Minh Đức chia sẻ thông tin: “Ngành hàng điện tử các công ty lớn đã lỗ, thi nhau bán phá giá, không hấp dẫn như thời trước đâu”.
Còn với bạn đọc Bùi Huyền Sơn, có lẽ kinh nghiệm làm công nhân đã chua chát: “Ở Việt Nam mà có lương 10 triệu/tháng là cao gấp ba lần lương công nhân lao động phổ thông rồi, không ít đâu bạn ơi!”.
Đứng ở góc nhìn khác, bạn đọc Pham Văn Thanh nói: “Bạn nên tiếp tục đi làm, còn nếu kinh doanh thì bạn nên từ kinh doanh 1 mình trước. Việc góp vốn với bạn bè phức tạp lắm, dễ mất luôn cả tình bạn. Tui cũng đã và đang kinh doanh về máy móc thiết bị công nghiệp nên tui cũng có chút kinh nghiệm xương máu rùi !!!”.
Bạn đọc Sa lại chia sẻ câu chuyện riêng của mình: “Bạn nên đi làm kiếm mỗi tháng hơn 10 triệu, chưa kể bạn đã có kinh nghiệm rồi từ từ sẽ “bò” lên chức thêm lương mấy hồi. Thời buổi này kinh doanh khó lắm”.
Lý do Sa có lời khuyên như vậy, bởi: “Tôi từng thuê nhà kinh doanh, đủ các cái phải xoay nội ba cái vụ tuyển nhân viên, rồi giấy tờ báo cáo thuế hằng tháng, hàng năm cũng nhức đầu. Đến khi Cty giải thể cũng phải làm đúng quy trình”.
Cuộc đời đâu chỉ có 2 con đường: Làm thuê và làm ông chủ?
- Chọn mô hình khác đi! Bạn đọc Đỗ Duy Minh: Tại sao bạn không tham khảo thêm mô hình kinh doanh đa cấp, dịch vụ cầm đồ. Tôi có anh bạn cũng làm thế bây giờ khá giả lắm, chúc bạn thành công!
- Gửi tiền ngân hàng? Bạn đọc Ngọc Minh: Bạn nên để tiền gửi ngân hàng, đây là nơi yên tâm nhất. Thậm chí có thể ngân hàng tư vấn đầu tư!
- Nên đi học nghề, tại sao không? Bạn đọc Công dân: Sao anh không đi học lấy 1 nghề cho mình nhỉ. Ví dụ như CĐ hay TC nghề điện, vừa đúng tầm chuyên môn và tương lai lâu dài hơn.
- Đầu tư bất động sản? Bạn đọc Tuấn Anh: Tôi cũng ở Bắc Ninh đây. Anh có thể dùng 800 triệu đó mua 1 miếng đất ở khu tái định cư. Giá chỉ 600 triệu được 60-80 m. Anh vừa đi làm thuê và chờ giá đất lên là thắng lớn. Chúc thành công.
- Học kỹ năng làm giàu trước đã? Bạn đọc Nông chấn: Trước khi cạnh việc làm chủ hay đi làm thuê, anh nên đi học qua 1 lớp kỹ năng làm giàu hay khởi nghiệp ngắn hạn để hiểu thế nào là quản lý vốn, kế toán, thị trường…
Hoàng Mạnh (lược ghi)
Theo Dantri
Vì sao hàng xóm không mua "bức tường 1 tỷ"?
Nếu không có bức tường 1,7m án ngữ, thửa đất phía trong sẽ ra mặt tiền trên "con đường ngàn tỷ" Nguyễn Văn Huyên vừa mới khánh thành. Giá trị của nó theo đó cũng được nâng lên gấp nhiều lần, với con số 23 tỷ đồng.
Câu chuyện ông Nguyễn Phương Châm viết thông báo rao bán "bức tường 1,7m" không phải là chuyện hiếm gặp ở Hà Nội. Tuy nhiên, "chuyện riêng" này lại thu hút dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.
"Bức tường 1 tỷ" trên đường Nguyễn Văn Huyên.
Nhiều người đồng tình với ông Châm về mức giá 1 tỷ đồng mà ông đưa ra. Bởi lẽ, với những dự án mở đường hầu như đã làm thay đổi hoàn toàn giá trị nhà đất hai bên đường, nhất là những "con đường ngàn tỷ" như đường Thái Hà, Xã Đàn, Nguyễn Văn Huyên...
Về mặt pháp luật, ông Châm được chính quyền thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp trên thửa đất còn sót lại, sau khi bị thu hồi gần hết đất ở. Gia đình ông cũng đã nhận tiền đền bù và chuyển đến ở khu tái định cư.
Với "bức tường" trên mặt tiền của đường Nguyễn Văn Huyên, nhiều người đã "tư vấn" cho ông Châm có thể dựng một mặt bằng để cho thuê biển quảng cáo.
Trên nhiều tờ báo, ông Châm cũng khẳng định, ông không có ý định chống đối chính quyền hay gây khó dễ cho ai, ông cũng không có ý định xây nhà siêu mỏng, siêu méo để làm rối quy hoạch. Ông sẵn sàng bán bức tường đó cho hàng xóm liền kề.
Những ngôi nhà "siêu mỏng" đang bắt đầu thành hình trên đường Nguyễn Văn Huyên.
Mức giá ban đầu được đưa ra là 400 triệu đồng. Tuy nhiên, thỏa thuận không thành và tính toán kinh tế, ông cho rằng mức giá hơn 1 tỷ đồng mới hợp lý.
"Nếu gia đình hàng xóm mua, nghiễm nhiên đất của họ thành mặt đường và có giá bán cao hơn gấp nhiều lần hiện nay. Tính sơ bộ cũng vào khoảng 23 tỷ đồng. Vậy bỏ ra 1 tỷ mua đất thì cũng đâu có gì thiệt thòi", ông Châm nói.
Hàng xóm của "bức tường" là gia đình bà Hợi - một hộ dân thuộc nhóm hộ nghèo của phường Quan Hoa.
"Điều kiện kinh tế của bà Hợi rất khó khăn. Mới đây, gia đình bà mới "ra" khỏi danh sách hộ nghèo, do tiêu chí đánh giá hộ nghèo thay đổi. Đấy cũng là lý do chính khiến bà Hợi chưa thể mua lại "bức tường" để ra mặt đường được" - chủ tịch phường Quan Hoa, Nguyễn Minh Tuyên giải thích.
Trước khi bị giải tỏa làm đường, các hộ dân bị thu hồi đất thuộc tổ 23 (cũ) của phường Quan Hoa. 179 hộ dân thuộc diện thu hồi hoàn toàn, đã được bố trí nơi tái định cư mới.
"Bức tường một tỷ" nguyên là một phần của ngôi nhà tập thể 12 gian chung móng, chung mái của 12 gia đình. Gia đình bà Hợi và gia đình ông Châm là hàng xóm của nhau, mỗi bên sở hữu nửa bức tường.
Gia cảnh của bà Hợi khá éo le. Thu nhập chính của bà là khoản lương hưu hơn 3 triệu/tháng. Con cái của bà Hợi không có việc làm, vẫn sống phụ thuộc mẹ. Ngoài ra, bà còn có trách nhiệm chăm nuôi bà chị gái của chồng không có chồng con, đang tuổi cao sức yếu.
"Ông Châm nói chúng tôi nếu mua mảnh đất của gia đình ông thì giá trị nhà sẽ tăng lên nhiều lần, giá 23 tỷ. Tuy nhiên, chỉ có giá trị nếu chúng tôi bán đi, còn gia đinh tôi không bán vì đây là đất tổ tiên,là nơi thờ tự nên chúng tôi không thể bán được.
"Mức giá ông Châm đưa ra quá cao với khả năng của tôi. Nếu ông Châm đồng ý mức tiền từ 100 triệu trở xuống thì tôi còn cố gắng chạy vạy để mua" - bà Hợi cho biết.
Tuy nhiên, chủ nhân bức tường 1,7m kiên quyết: "Nếu 100 triệu thì tôi để đó cho thuê dán biển quảng cáo.".
Chia sẻ quan điểm của chính quyền, chủ tịch phường Quan Hoa cho biết: "Chúng tôi tạo điều kiện cho người dân tự thỏa thuận, giao dịch với nhau để họ có thể hợp thửa, hợp khối đối với những diện tích không đủ điều kiện cấp phép xây dựng. Trường hợp các hộ dân không thỏa thuận với nhau được, lúc đó quận sẽ có phương án thu hồi để làm công trình công cộng".
Theo Thái Bình
Vietnamnet
Từ "Chủ tịch" không có gì xa vời với học sinh "Mọi người cần hiểu đơn giản từ Chủ tịch Hội đồng tự quản. Ta phải hiểu cụm từ đó mềm đi, có quy định chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng tự quản, giúp giáo viên thế nào... thì từ "Chủ tịch" không có gì xa vời với học sinh". Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Xuân Tiến - Phó...