Tranh luận giữa các ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ: 9 điểm nhấn
Cuộc tranh luận cuối cùng giữa các ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2015 vẫn xoay quanh các chủ để nóng như chống khủng bố và kiểm soát súng.
Theo ABC News, cuộc tranh luận giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Thượng Nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders và cựu Thống Đốc bang Maryland Martin O’Malley lần này cũng là cuộc tranh luận gay gắt nhất giữa 3 ứng cử viên trong năm 2015.
Ba ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ bước vào tranh luận. Ảnh ABC News
Nhân dịp này ABC News đã lựa chọn 9 điểm nhấn đáng nhớ nhất trong cuộc tranh luận lần này:
1. Lời xin lỗi của ông Sanders
Cuộc tranh luận bắt đầu bằng lời xin lỗi của ông Sanders gửi tới bà Clinton vì một cựu nhân viên tham gia hoạt động tranh cử của ông (giờ đã bị sa thải) đã truy cập trái phép thông tin riêng tư về chiến dịch tranh cử của bà lợi dụng một lỗ hổng trong hệ thống thông tin từ máy tính của Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ.
Ông Sanders xin lỗi bà Clinton. Ảnh ABC News
“Tôi thành thật xin lỗi” ông Sanders nói khi người dẫn chương trình hỏi ông rằng liệu ông có nợ bà Clinton một lời xin lỗi hay không: “Tôi không chỉ xin lỗi bà Clinton mà còn cả những người ủng hộ tôi. Đây không phải là cách mà tôi muốn chiến dịch tranh cử của mình diễn ra”.
Về phần mình bà Clinton đáp lại: “Tôi rất cảm kích trước lời xin lỗi của ông Bernie, nhưng chúng ta nên chuyển sang chủ đề khác bởi tôi không nghĩ người dân Mỹ không quan tâm đến việc này”.
Ông O’Malley cũng đồng tình với quan điểm của bà Clinton và cho rằng có nhiều vấn đề khác cần được quan tâm hơn: “Trong khi nước Mỹ đang bị tấn công thì chúng ta lại phải nghe những lời tung hứng của hai người này”.
2. “Donald Trump là kẻ tuyển mộ tốt nhất của IS”
Đây là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất của bà Clinton nhằm vào người đang đứng đầu trong số các ứng viên Đảng Cộng hòa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016- tỷ phú Mỹ Donald Trump.
Theo bà Clinton, những lời lẽ hùng hồn chống lại người Hồi giáo của ông Trump là công cụ mạnh mẽ giúp IS đạt được mục đích của mình.
“Giờ thì ông ấy là kẻ tuyển mộ tốt nhất của IS. Chúng chỉ cần cho mọi người xem những lời tuyên bố đầy phỉ báng nhằm vào người Hồi giáo của ông Donald Trump là có thể tuyển được rất nhiều những kẻ Hồi giáo quá khích”, bà Clinton cáo buộc.
Liên quan đến vụ thảm sát tại San Bernardio do 2 vợ chồng người Hồi giáo có liên hệ với IS thực hiện hồi tháng 11, bà Clinton cũng cho rằng bà không tin vào lời kêu gọi của ông Trump rằng cần phải cung cấp thêm nhiều vũ khí cho người dân Mỹ để họ có thể an toàn hơn.
“Súng đạn theo tôi sẽ không giúp người Mỹ an toàn hơn. Chúng ta đã mất tới 33.000 người/năm chỉ vì bạo lực súng đạn. Việc trang bị vũ khí cho người dân không phải là cách phản ứng phù hợp để chống khủng bố”, bà Clinton khẳng định.
Video đang HOT
3. Khoảnh khắc bình tĩnh bất ngờ của ông Sanders
Thượng Nghị sĩ Sander- một trong những người tham gia nhiệt tình nhất vào các cuộc tranh luận tại Đảng Dân chủ- bất ngờ trở thành người yêu cầu một trong những đối thủ của mình “bĩnh tĩnh trở lại”.
“Này, này, này, bình tĩnh nào Martin”, ông Sanders nói trong cuộc tranh luận với ông O’Malley về quyền kiểm soát súng.
Trước đó, ông O’Malley lớn tiếng cáo buộc: “Trong suốt 40 năm qua hai người đồng nghiệp của tôi (ám chỉ bà Clinton và ông Sanders) đã luôn là đại diện cho kiểu tiếp cận “đưa đẩy” trong chính giới Washington” về vấn đề này.
Sau đó, ông Sanders lại quay trở lại với sự “máu lửa” thường thấy của mình: “Xin lỗi. Đừng nói với tôi rằng tôi không đủ dũng khí để đối mặt với những người ủng hộ việc không kiểm soát súng bao gồm hầu hết các Thống đốc của Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng hòa”.
4. “Không có vùng cấm bay? Cũng chả sao”
Bà Clinton đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy khi người dẫn chương trình hỏi bà về cam kết trước đó của bà trong việc thiết lập một vùng cấm bay tại Syria để duy trì ổn định tại một số khu vực tại quốc gia Trung Đông đang chìm trong nội chiến này.
Cựu ngoại trưởng Mỹ cũng từ chối trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình rằng bà sẽ bắn hạ máy bay của Syria hay của Nga nếu bà muốn thiết lập vùng cấm bay đó và nêu rõ: “Tôi không nghĩ rằng sẽ đẩy tình hình đến mức đó. Chúng tôi đã tìm cách hạ nhiệt căng thẳng trên không. Tôi ủng hộ việc thiết lập vùng cấm bay vì tôi nghĩ rằng điều đó sẽ giúp chúng ta bảo vệ người dân Syria ở trong những vùng này”.
Trong khi đó, ông Sanders bày tỏ lo ngại về khả năng có thể thi hành điều này và nhấn mạnh, việc thiết lập vùng cấm bay có thể khiến tình hình tại Syria càng trở nên bất ổn hơn.
“Tôi lo ngại rằng, bà Clinton quá tập trung vào việc thay đổi chế độ tại Syria nên đã trở nên quá hiếu chiến mà không hiểu rõ những hậu quả không mong muốn khi thực hiện điều này”, ông Sanders nhấn mạnh.
5. Bà Clinon thách thức ông Sanders
Quay trở lại chủ đề kiểm soát súng, bà Clinton đã lên tiếng thách thức Sanders về những gì ông đã làm trước đây liên quan đến vấn đề này.
Bà Clinton chia sẻ quan điểm của mình về một vấn đề trong phiên tranh luận. Ảnh ABC News
“Tôi rất hy vọng rằng Thượng Nghị sĩ Sanders có thể có mặt trong hàng ngũ những thành viên của Đảng Dân chủ muốn lấp đầy lỗ hổng vụ Charleston (vụ cảnh sát da trắng bắn chết thanh niên da màu gây bất bình trong cộng đồng da màu tại Mỹ) và ông sẽ bảo trợ hoặc đồng bảo trợ cho một dự luật bãi bỏ hoàn toàn quyền miễn trừ (đối với những nhân viên thực thi pháp luật bắn chết người như vụ Charleston nói trên)”, bà Clinton nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông O’Malley đưa ra lời chỉ trích nhằm thẳng vào cả bà Clinton và ông Sanders: “Các đoạn video huấn luyện của IS chỉ cho “những con sói đơn độc” của chúng rằng cách dễ nhất để mua các loại vũ khí tấn công tại Mỹ là tại các cuộc triển lãm súng ống và điều đó cũng chính là nhờ những gì mà hai người đồng nghiệp của tôi đã làm trong suốt sự nghiệp chính trị của mình”.
6. Bà Clinton biến mất một lúc
Khi cuộc tranh luận liên quan đến chủ đề thương mại bắt đầu diễn ra, người ta không thấy bà Clinton đâu nữa.
“Chúng ta sẽ bàn sang chủ để việc làm, lương bổng và nuôi dạy con cái và hy vọng rằng bà Clinton sẽ có mặt trở lại”, người dẫn chương trình nói.
Vài giây sau, bà Clinton xuất hiện trên sân khấu trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt và chỉ nói “Xin lỗi!”.
7. Ai cũng yêu bà Hillary?
Trong không khí thoải mái trước khi bắt đầu phần tranh luận căng thẳng tiếp theo, bà Clinton đã vui vẻ chia sẻ về một tờ tạp chí Fortune nhiều năm trước đã đăng tải hình ảnh của bà trên trang bìa cùng tựa đề: “Giới kinh doanh yêu thích bà Hillary!”.
Ngay lập tức, người dẫn chương trình hài hước hỏi lại: “Tôi rất tò mò liệu tại thời điểm này họ còn yêu bà Hillary Clinton nữa hay không?”.
Bà Clinton không ngần ngại trở lời: “Họ vẫn yêu chứ!”.
8. “Chính phủ Mỹ sai lầm khi lật đổ ông Gaddafi”
Khi bị dồn ép về trách nhiệm của bà trong việc khiến cho tình hình tại Libiya rơi vào hỗn loạn, bà Clinton thừa nhận, Mỹ đã sai lầm khi lật đổ ông Gaddafi- người vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn tại Libya lúc đó.
“Sẽ luôn có người tìm cách xoáy vào sai lầm mà chúng tôi mắc phải. Tuy nhiên tôi biết rõ rằng Mỹ đã giúp đỡ người dân Libya rất nhiều dù họ không dễ gì chấp nhận sự giúp đỡ đó”.
Trong khi cả ông Sanders và ông O’Malley không công khai phản đối bà Clinton về vấn đề Libya, họ đều lên tiếng bày tỏ hoài nghi về động cơ của Chính phủ Mỹ tại thời điểm đó.
“Tôi nghĩ bà Clinton và tôi có nhiều điểm khác biệt. Tôi không phải là người thích thay đổi chế độ trong khi tôi tin rằng bà ấy thích làm điều này”, ông Sanders nói.
“Trong vụ này tôi nghĩ Chính phủ Mỹ đã bị tham vọng lật đổ chế độ vượt qua cả những tính toán thực tế nhằm duy trì sự ổn định trong khu vực”, ông O’Malley nói.
Phút vui vẻ hiếm hoi của các ứng viên trong phiên tranh luận. Ảnh ABC News
9. Vai trò của phu quân/phu nhân các ứng viên Tổng thống
Khi phần tranh luận sắp kết thúc, người dẫn chương trình hỏi cả 3 ứng viên về vai trò của người bạn đời của họ trong trường hợp họ được ứng cử thành Tổng thống.
Với riêng bà Clinton- người từng là Đệ nhất Phu nhân khi ông Bill Clinton là Tổng thống- bà chia sẻ: “Vì là vợ, có lẽ tôi vẫn sẽ là người chọn hoa và chén đĩa trong các bữa tiệc tại Nhà Trắng và nhiều việc tương tự như vậy.
Nhưng chắc chắn tôi sẽ học hỏi kinh nghiệm của chồng mình khi gặp phải những việc khó khăn, nhất là việc làm thế nào để cải thiện kinh tế cho người dân, điều mà anh ấy biết khá rõ”.
Trong khi đó, ông Sanders ca ngợi vợ mình là bà Jane “thông minh hơn tôi rất nhiều”.
“Tôi nghĩ chúng ta cần những lời tư vấn tốt nhất để giúp đỡ trẻ nhỏ và thanh thiếu nên, những đối tượng đang phải đối mặt với hệ thống chăm sóc quá trì trệ và tôi cho rằng vợ tôi có thể hỗ trợ tôi rất nhiều để đạt được mục tiêu này”, ông Sanders nói./.
Trần Khánh
Theo Dantri
Bà Clinton kêu gọi mở rộng cuộc chiến chống IS, lập vùng cấm bay
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton kêu gọi mở rộng cuộc chiến chống IS và lập vùng cấm bay ở Syria để bảo vệ phe đối lập ở nước này.
Ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ cho cuộc đua vào Nhà Trắng - Hillary Clinton, hôm 19/11 (giờ Mỹ) kêu gọi mở rộng đáng kể cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trên các mặt trận quân sự, ngoại giao và hệ tư tưởng.
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.
Lời kêu gọi của bà Clinton bao gồm một số ý tưởng mà Tổng thống Obama đã bác bỏ trước đó còn đảng Cộng hòa thì ủng hộ.
Trong diễn văn tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, cựu Ngoại trưởng Clinton nói: "Đã đến lúc bắt đầu một giai đoạn mới và tăng cường, mở rộng các nỗ lực đập tan cái Vương quốc Hồi giáo đó. Đây là cuộc chiến toàn cầu và Mỹ phải dẫn đắt cuộc chiến đó.
Nếu chúng ta rút ra bài học từ 15 năm chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, thì chính người dân địa phương và các quốc gia bản địa phải bảo vệ cộng đồng của họ. Chúng ta có thể giúp họ và chúng ta nên làm vậy, nhưng chúng ta không thể thay thế cho bản thân họ".
Bà Clinton cho rằng đương kim Tổng thống Obama chưa gửi đủ đặc nhiệm tinh nhuệ của Mỹ tới Syria, nơi họ phải hợp tác với các phiến quân kẹt giữa lực lượng IS và lực lượng chính phủ trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad."
Bà cũng cho rằng lực lượng quân Mỹ hiện đang có ở Iraq và Syria cần có các quy tắc giao chiến linh hoạt hơn để có thể mang họ tới gần mặt trận hơn nữa. "Chúng ta có thể phải trao cho các quân nhân (cố vấn và huấn luyện lực lượng Iraq) thêm sự linh hoạt và quyền tự do trong việc di chuyển, bao gồm cả việc nằm xen kẽ bên trong các đơn vị bản địa".
Tương tự như ông Obama, bà Clinton kêu gọi đẩy mạnh không kích các mục tiêu IS.
Tuy nhiên, bà Clinton đưa ra 2 đề xuất mà Tổng thống Mỹ phản đối, đó là (1) tạo ra và bảo vệ những nơi trú ngụ an toàn cho người Syria, và (2) vũ trang trực tiếp cho các chiến binh người Sunni và Kurd, bỏ qua chính quyền Baghdad.
Hiện nay các đảng viên Cộng hòa Mỹ thường phàn nàn rằng các lô vũ khí mà Mỹ đưa sang đây thường phải trung chuyển qua chính phủ Baghdad khiến việc vận chuyển vũ khí tới các lực lượng chống IS bị chậm lại.
Đặc biệt, cựu Ngoại trưởng Clinton còn đề xuất "hợp tác với liên minh và các nước láng giềng để lập vùng cấm bay ngăn chặn ông Assad không kích phe đối lập".
Theo_VOV
Hillary 'đòi' Obama ngăn chặn Putin Hillary Clinton đã bước một bước dài xa khỏi chính sách ngoại giao của Tổng thống Barack Obama trong buổi tranh luận giữa các ứng viên Dân chủ tối 13/10: Bà yêu cầu ông chống lại sự can thiệp quân sự của Nga vào cuộc chiến Syria. Cựu Ngoại trưởng Mỹ còn nhắc lại lời kêu gọi áp đặt một vùng cấm bay...