Tránh lạm dụng thuốc chống ngạt mũi oxymetazolin
Oxymetazolin thường dùng trong điều trị các bệnh tai mũi họng – những bệnh khá phổ biến đặc biệt là thời tiết giao mùa, thuốc gây co mạch tại chỗ. Oxymetazolin là tên thuốc gốc, hiện có tới hơn 50 tên thương mại (biệt dược) đang lưu hành.
Khi mua thuốc nên lưu ý bên dưới hoặc bên cạnh tên biệt dược (ghi chữ to và đậm) thường có ghi tên thuốc gốc oxymetazolin với hàng chữ nhỏ hơn. Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp niêm mạc mũi cương tụ, viêm xoang cấp, bán cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản, tắc mũi sau phẫu thuật, tăng tiết dịch mũi do một số thuốc hạ huyết áp, viêm tai chảy nước… Thuốc không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người mẫn cảm với thuốc, người đang dùng thuốc IMAO (làm tăng huyết áp), glocom góc đóng.
Sử dụng oxymetazolin thường có hiệu quả ngay, tuy nhiên không nên dùng thuốc lâu dài vì có thể gây sung huyết hoặc viêm mũi do phản ứng. Ngoài ra, thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như: đau rát tại chỗ, hắt hơi, khô miệng họng, đau đầu, hồi hộp…
Oxymetazolin thường được bào chế dưới hai dạng dùng: thuốc nhỏ giọt vào mũi và thuốc xịt mũi. Lọ thuốc nhỏ giọt 10ml dung dịch 0,05% và 0,025%.
Lọ thuốc bào chế dưới dạng xịt mũi 10 – 15ml, tuy có đắt tiền hơn nhưng dùng thuận tiện hơn. Khi dùng, mở nắp bảo vệ, đặt lọ thuốc hướng thẳng vào mũi xịt dứt khoát, đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi. Thuốc được xịt dưới dạng phun mù, ở ống xịt có van phân liều tự động một chiều chính xác, có thể sử dụng đưa thuốc vào trong khoang mũi ngay cả ở tư thế ngồi hoặc đứng. Khi niêm mạc mũi cương tụ gây tắc mũi nghẹt thở thì xịt 1 – 3 lần vào mỗi bên lỗ mũi là dễ thở ngay.
Thuốc xịt có ưu điểm hơn thuốc nhỏ mũi, vì các phần tử oxymetazolin được phân chia cực kỳ nhỏ, xịt dưới dạng phun mù thuốc rất dễ xâm nhập vào khoang mũi nên có thể phân tán đều và bám dính tốt lên niêm mạc mũi, thuốc tác dụng được nhanh và kéo dài. Khi dùng thuốc nếu có nhiều mũi nhầy cần xì mũi sạch cho thông thoáng tạo điều kiện cho thuốc bám dính tốt rồi hãy xịt thuốc. Tuy nhiên, vẫn không nên dùng thuốc liên tục dài ngày để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Hiện nay, có một vài biệt dược ngoài oxymetazolin, người ta còn cho thêm dexamethason vào thuốc xịt để tăng khả năng chống viêm mũi dị ứng, nhưng cũng vì thế cần dè chừng các chống chỉ định của dexamethason như viêm do virut, nấm… và cần tránh lạm dụng thuốc.
Video đang HOT
Theo Sức khỏe đời sống
Đánh bại cảm lạnh khi giao mùa
Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến nhất khi thời tiết giao mùa đặc biệt là với tiết trời se se lạnh như thế này.
Theo thống kê của các nhà khoa học, cứ 32 giây lại có một người mắc bệnh cảm lạnh. Điều này có nghĩa là virus cảm lạnh có tốc độ lây lan rất nhanh và phổ biến. Vậy làm thế nào để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này?
Uống trà nóng
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Harvard cho thấy, nhâm nhi chén trà nóng không chỉ có tác dụng làm ấm cơ thể mà còn giúp chống nhiễm trùng hữu hiệu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các tế bào trong hệ thống miễn dịch của người uống trà điều độ có tác dụng chống nhiễm trùng cơ thể tốt hơn đến 5 lần các tế báo máu của người không uống trà hoặc uống cà phê.
Nguyên nhân là do trong trà có chứa một lớp mạch của các hóa chất được gọi là catechin Set có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống lại virus.
Uống trà nóng rất tốt cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Súc miệng với nước ấm
Một kết quả nghiên cứu khác của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, những người thường xuyên súc miệng (3 lần/ngày) giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh hơn nhiều so với người bình thường. Theo các nhà khoa học, việc súc miệng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy trong cổ họng của bạn, giúp giữ ẩm các tế bào ở mặt sau cổ họng và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh khi thay đổi thời tiết.
Sử dụng những vật dụng riêng của mình
Trong những ngày giao mùa hoặc thời gian có dịch bệnh cảm lạnh, cảm cúm, bạn nên chú ý đến những vật dụng xung quanh mình ở nơi làm việc, phòng tập thể thao... vì những nơi này rất dễ mắc bệnh. Những vật dụng ở nơi công cộng có thể sẽ truyền virus vào cơ thể bạn và nguy cơ bạn mắc bệnh cảm lạnh là rất cao.
Tiêm phòng cúm
Cúm làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, làm bạn dễ bị cảm lạnh hơn. Vì vậy, bạn nên đến những trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng cúm trước khi mùa lạnh đến.
Tập thể thao thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
Thể dục thể thao
Một nghiên cứu được tiến hành tại đại học Nam Carolina cho thấy, những người thường xuyên hoạt động thể chất (tập thể dục thể thao, công việc thường xuyên vận động...) sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh từ 20-30% so với những người lười tập luyện.
Không hút thuốc lá
Thuốc lá làm phá hủy các lông mao - sợi nhỏ giống như sợi tóc bên trong mũi và phổi - giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi trùng xâm nhập. Vì vậy việc hút thuốc lá sẽ là cách gián tiếp tăng nguy cơ làm bạn mắc bệnh.
Rửa tay đúng cách
Có một thủ thuật để loại bỏ vi trùng hữu hiệu mà hầu như chúng ta không mấy quan tâm đó là cách rửa tay. Cách rửa tay chuẩn nhất là làm ướt tay, thoa xà bông sau đó chà đi chà lại mu bàn tay, các ngón tay và móng tay ít nhất là 1 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, lau khô. Việc rửa tay đúng cách sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.
Ăn sáng
Việc ăn bữa sáng điều độ, đủ dinh dưỡng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và bệnh về đường hô hấp rất cao. Nhiều loại thực phẩm ăn sáng có bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ nhiễm trùng vì vậy ăn sáng là vô cùng quan trọng.
Theo SK&ĐS
Chống cảm cúm bằng bài thuốc dân gian Người có chứng "dị ứng thời tiết" khi ra khỏi nhà nên đem theo mấy lát gừng vàng đã cạo sạch vỏ để sử dụng khi cần. Có một loại "thần dược" sau khi dùng 2 phút là cắt cơn hắt hơi dữ dội, cho phép người bệnh lại tiếp tục bữa ăn như thường. Đó là miếng gừng tươi đã cạo sạch...