Tránh hôn nhân đổ vỡ nhờ quy tắc gia đình
Đặt ra quy tắc là một trong những bí quyết nhiều gia đình áp dụng để duy trì hôn nhân vững bền.
Hôn nhân là một bức tranh muôn màu. Có cặp bên nhau trọn đời, có đôi “tan đàn xẻ nghé” chẳng mấy chốc. Theo Yes Magazine, để hôn nhân không lâm tình cảnh lao đao, các cặp vợ chồng nên áp dụng những nghệ thuật ứng xử dưới đây:
Tăng cường chỉ số thông minh cảm xúc
Những cặp đôi sống hạnh phúc lâu năm đều là những người thông minh cảm xúc. Trong đời sống của những cặp đôi này, họ không bao giờ bỏ qua những sự kiện đặc biệt trong đời, liên quan đến người kia hoặc với cả hai. Ngoài ra, các cặp đôi này thường thuộc nằm lòng sở thích, thói quen, tính cách của đối phương.
Tôn trọng nhau tuyệt đối
Một trong những nhân tố quan trọng để duy trì mối quan hệ bền lâu là sự tôn trọng và niềm tin. Thiếu đi điều này, tình yêu sẽ không thể vững bền theo thời gian. Một mối quan hệ ổn định về cơ bản phải dựa trên sự tôn trọng và ngưỡng mộ lẫn nhau.
Không áp đặt ý kiến
Video đang HOT
Cuộc hôn nhân hạnh phúc, vững vàng nhất là nơi người này đối xử với người kia bằng sự tôn trọng mà không áp đặt ý kiến lên nhau. Khi bất đồng xảy ra, cả hai cần tìm cách dung hòa mâu thuẫn chứ không bắt đối phương phải nghe theo cách của họ.
Ảnh minh họa: InImages.
Giải quyết mâu thuẫn trên cơ sở tôn trọng nhau
Khi đối mặt với những điều không ưng ý, các cặp đôi hạnh phúc sẽ xử sự như thế nào? Đầu tiên, họ sẽ dùng cách mềm dẻo để tiếp cận vấn đề. Cả hai sẽ cùng tranh luận với nhau, tuyệt đối không dùng lời lẽ cay cú để chỉ trích và càng không được dùng đến bạo lực. Sau đó, hai bên cùng học cách đón nhận sự phê bình và sửa sai. Không giữ thái độ bảo thủ và sẵn sàng thay đổi để hòa bình hóa mối quan hệ.
Thiết lập quy tắc gia đình
Những gia đình hạnh phúc thường có quy tắc gia đình, mọi thành viên trong gia đình phải tuân theo để bảo vệ hạnh phúc chung. Chẳng hạn, vợ/chồng không đi quá 11 giờ đêm. Cả gia đình sẽ đi ăn ngoài cùng nhau ít nhất 1 lần/tháng. Con trai chỉ được đi chơi về muộn khi đã xin phép trước… Khi bộ luật gia đình được ban hành, mọi thành viên trong gia đình buộc phải tuân theo để hình thành nếp nhà.
Chấp nhận sự khác biệt
Một trong những quan niệm lỗi thời nhất về hôn nhân là vợ chồng phải đồng điệu nhau về tâm hồn. Các cặp vợ chồng giống nhau về sở thích, đồng điệu tâm hồn tất nhiên dễ hiểu, thông cảm và chia sẻ với nhau. Song những cặp vợ chồng đối lập về quan điểm vẫn có thể bên nhau trọn đời. Nguyên tắc để hạnh phúc là hai bên phải chấp nhận được sự khác biệt đến từ nửa kia trong giới hạn cho phép.
Im lặng và lắng nghe
Cho dù mọi chuyện có tồi tệ đến đâu thì cũng phải cho đối phương một cơ hội để giải thích. Đó là điều mà các cặp đôi hạnh phúc thường làm. Hãy giữ sự bình tĩnh để cùng giải quyết vấn đề trong hòa bình. Điều này không hề dễ dàng, nhất là khi cơn giận đã lên tới đỉnh điểm. Trong trường hợp này, hãy đợi đến khi cơn giận nguôi ngoai, cả hai sẽ có cái nhìn thấu đáo và cách giải quyết khôn ngoan hơn, tránh mắc phải sai lầm khiến hôn nhân tan vỡ.
Theo Ngoisao
Bố mẹ chồng cứ hay nói xấu sau lưng mình
Bố chồng đồng ý để cho chúng mình lấy nhau vì mình có người thân làm to, nhờ vả được thôi (lúc lấy nhau rồi mình mới biết).
Mình và chồng đã lấy nhau hơn 2 năm, có một bé gái 10 tháng tuổi nhưng hôn nhân đang có nguy cơ tan vỡ. Trước đây khi chưa có con, vợ chồng mình ở riêng nên không có mâu thuẫn gì lớn cả, từ lúc có con nhờ ông bà nội trông giúp nên ông bà đến nhà mình ở. Thời gian mình nghỉ thai sản chưa đi làm, tình hình cũng có chuyện này chuyện kia, nghĩ vì chồng con nên chuyện gì có thể bỏ qua, mình cho qua. Bố mẹ đẻ còn đi làm, ông bà lại ở xa cả nghìn cây số, muốn cũng không giúp được.
Ảnh minh họa: HH
Với bố mẹ chồng, chỉ con ông bà là quý là tốt, trong lúc mình bận chăm con chồng giặt quần áo cũng nói, làm việc nhà cũng nói, cứ chê mình lười và lì. Từ trước mình đã nghe nói bố mẹ chồng khó tính nhưng vì cơm áo gạo tiền, vợ chồng lại mới mua nhà (ông bà không giúp được đồng nào kể cả cho vay), nợ nần còn chồng chất nên đành chấp nhận chứ con nhỏ mà đi gửi tội nghiệp lắm. Sau thời gian nghỉ thai sản, mình đi làm, mâu thuẫn càng gay gắt hơn, chồng lại thiếu quyết đoán, chuyện nhỏ chuyện lớn gì bố nói cũng nghe.
Mình kiên nhẫn góp ý khéo léo: Anh là trụ cột của gia đình rồi, tự quyết định mọi vấn đề, ý kiến của mọi người chỉ để tham khảo thôi. Anh dường như không thay đổi gì, mọi góp ý của mình anh nghe xong ừ à cho qua. Mình phải một mình tự lo, tự quyết mọi việc. Nhiều lần, có việc nhỏ xíu anh cũng không dám cãi lời bố dù rõ ràng mình đúng, không dùng lý lẽ để thuyết phúc bố chồng mình được. Do đó, mình và bố mẹ chồng cũng khá nhiều lần xung đột.
Mình nghĩ trong bất kỳ việc gì cũng phải có chính kiến, cái nào đúng mới nghe thôi. Ông bà cứ thích áp đặt cho người khác làm sao được. Hơn thế nữa, ở mỗi thế hệ cách sống và cách dạy con sao giống nhau. Bố chồng đồng ý để cho chúng mình lấy nhau vì mình có người thân làm to, nhờ vả được thôi (lúc lấy nhau rồi mình mới biết). Mâu thuẫn của vợ chồng mình cũng từ bố mẹ chồng và sự thiếu quyết đoán của anh.
Ông bà còn hay nói xấu con dâu sau lưng. Mình buồn và chán lắm, bởi hoàn cảnh gia đình trước đây cũng buồn, chị em mình đã lớn và bố có con riêng, thời gian mình biết sự thật đó rất đau khổ, thương mẹ nên quyết tâm sống thật tốt để mẹ vui, vậy mà giờ đây... Mình nhan sắc trung bình thôi, từng có người nói chồng đến với mình không phải vì tình yêu.
Gần đây, nhờ bên nhà mình anh đã được chuyển công tác mới, công việc tốt hơn, đúng chuyên môn nữa. Mình đang phân vân có nên ly hôn hay không vì giờ thấy mệt mỏi quá. Mình chỉ nghĩ vì con và mẹ đẻ, nếu bà biết chắc sẽ không sống nổi, còn đứa em gái đang sợ tình yêu, hôn nhân bởi thấy bố có con riêng em đã không còn tin vào đàn ông nữa. Mọi người ơi mình phải làm sao đây?
Theo VNE
Có nên nói với bạn trai việc bị mắc bệnh hiểm nghèo Lúc nào tôi cũng thấy mình có lỗi vì đã giấu anh chuyện bệnh tật không thể chữa khỏi. Tôi và anh yêu nhau gần một năm, ai cũng nói anh là người tốt, những lúc tôi ốm đau anh đều đến thăm và giúp đỡ. Lúc nào tôi cũng thấy mình có lỗi vì đã giấu anh chuyện bệnh không thể chữa...