Tranh hoa sen chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất thế giới
Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh kết từ hơn 10.000 hoa sen tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn, Nghệ An) đã được Tổ chức Liên minh kỷ lục thế giới công nhận là ‘ Bức tranh chân dung bằng hoa sen lớn nhất thế giới’.
Trao bằng chứng nhận bức tranh hoa sen chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là bức tranh hoa sen lớn nhất thế giới – Ảnh: Ngọc Lam
Sáng nay, 17.5, tại khuôn viên chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An), được sự ủy nhiệm của chủ tịch Hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới, hai đại diện của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam là nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, và nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, đã trực tiếp trao bằng chứng nhận kỷ lục thế giới đến chùa Đại Tuệ.
Trước đó, ngày 16.5, Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Records Union – gọi tắt là Worldkings, trụ sở tại Ấn Độ) đã chính thức công nhận bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hoa sen của tập thể chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là “Bức tranh chân dung bằng hoa sen lớn nhất thế giới”.
Video đang HOT
Đây là bức chân dung được làm từ hơn 10.000 bông hoa sen, có kích thước 4×6 m, khắc họa hình ảnh Bác đang tươi cười và vẫy tay chào.
Bức tranh chân dung bằng hoa sen Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày từ ngày 17.5 và sẽ kết thúc trưng bày vào ngày 20.5 tại chùa Đại Tuệ.
Sau khi kết thúc trưng bày, toàn bộ bức tranh sẽ được sấy khô để hàng năm vào dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ lại đem ra triển lãm để nhân dân cả nước chiêm ngưỡng.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
TP.HCM khánh thành tượng đài Bác
Hôm nay, TP.HCM long trọng tổ chức khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở UBND TP, trên trục không gian quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, để chào mừng kỷ niệm 125 năm sinh nhật Bác (19.5.1890 - 19.5.2015).
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước UBND thành phố (ảnh chụp trưa 16.5)
Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, khẳng định: "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP.HCM là một công trình mang ý nghĩa chính trị lớn, vừa đạt đến độ hoàn chỉnh của kiến trúc đô thị, vừa có cảnh quan đẹp và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc".
Năm 2013, một cuộc thi sáng tác mẫu đã được tổ chức rộng rãi, thu hút đông đảo tác giả tham gia. Ông Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, thành viên Hội đồng nghệ thuật công trình xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho biết: "Hình tượng và độ tuổi của Bác trong mẫu tượng đài là giai đoạn từ năm 1960 đến 1969, trong đó phải thể hiện được sự tươi vui, trìu mến, dung dị, gần gũi thân thương và tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam ruột thịt; khắc họa chân thực thần thái, vóc dáng, phong cách của Người; làm toát lên vẻ đẹp tinh thần, nhân cách cao cả, thể hiện được tầm vóc của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Công trình còn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt có độ bền vững cao, màu sắc trang nhã, phù hợp".
Sau quá trình tuyển chọn, TP.HCM tổ chức trưng bày, giới thiệu 32 mẫu phác thảo dự thi với công chúng, đặt tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM), thu hút hơn 4.000 người xem với 3.054 phiếu góp ý. Hội đồng nghệ thuật tiến hành chấm giải, tiếp tục chọn ra 3 phác thảo để chính sửa, nâng cấp. Cuối cùng, tác phẩm của họa sĩ Lâm Quang Nới được chọn. Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN: "Thực tình khi mới nhận lời vào Hội đồng nghệ thuật tôi rất lo lắng. Bức tượng nghệ thuật Bác Hồ với thiếu nhi của anh Diệp Minh Châu (hiện đã cung thỉnh về khuôn viên Nhà thiếu nhi TP) đã quá hoàn chỉnh rồi, bây giờ thay thế phải hơn hoặc bằng để du khách và giới mỹ thuật chấp nhận là rất khó. Tuy nhiên, đến giờ phút này, tôi cảm thấy hài lòng với công trình vừa hoàn thành. Công trình đạt được mọi yêu cầu về tổng thể, cả phần tượng đài Bác và không gian cảnh quan kiến trúc xung quanh. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh giơ tay như đang đi đến với đồng bào miền Nam thật gần gũi và sống động. Phía sau là UBND TP.HCM với phông màu vàng đất sáng, khiến tượng đài của Bác rất đẹp và uy nghi".
Họa sĩ Trần Khánh Chương kể: "Lãnh đạo Thành ủy và UBND TP.HCM luôn lắng nghe ý kiến và quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Công việc hết sức tỉ mỉ và công phu lắm. Bệ tượng đài phải chở đến hòn đá thứ 9 nguyên khối đen tuyền, mỗi hòn đá nặng hơn 30 tấn mới chọn được mẫu ưng ý. Thành phố còn đề nghị Sở Chiếu sáng TP.Lyon (Pháp) tư vấn thiết kế ý tưởng chiếu sáng nghệ thuật công trình, đảm bảo hiệu quả chiếu sáng khu vực tượng Bác vào ban đêm tương ứng và đạt yêu cầu cao nhất như ban ngày...".
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm bằng hợp kim đồng có chiều cao tối đa tính từ cao độ vỉa hè hiện hữu đến phần cao nhất của tượng đài là 7,2 m (tượng cao 4,5 m, bệ tượng cao 2,7 m), được thực hiện với kinh phí 7 tỉ đồng. Chiều cao này đảm bảo tỷ lệ hài hòa giữa tượng đài và công trình trụ sở UBND TP, phù hợp cảnh quan kiến trúc xung quanh công viên. Bệ tượng đài là khối đá tảng đặc, màu đen (sẫm), bền chắc, nguyên vẹn, đẹp, có xuất xứ trong nước. Các hạng mục xây dựng khác trong công trình được sử dụng đá khối tự nhiên, xuất xứ trong nước, được ốp lát trang nhã và bền vững.
Để phần không gian quanh tượng đài được rộng rãi, thành phố tiếp tục mở rộng công viên hiện hữu về phía đường Lê Thánh Tôn 12 m, mở rộng về phía vòng xoay nút giao thông trục đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi 5 m. Trong công trình bố trí các chủng loại cây xanh mang đặc trưng, phù hợp với phong cách Nam bộ.
Lê Công Sơn
Theo Thanhnien
Xúc động hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" Nhân kỷ niệm 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 74 năm thành lập Đội, chiều ngày 15/5, tại Nhà Thiếu nhi TP Đồng Hới (Quảng Bình), Hội đồng Đội tỉnh Quảng Bình đã diễn ra chung kết hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" năm 2015. Nhằm phát huy những giá trị trong câu chuyện về Bác Hồ cho...